THÔNG TIN TỔNG QUÁT và những điều bạn nên biết về ung thư tinh hoàn

Các căn bệnh xuất hiện ở cơ quan sinh sản của cả nam và nữ đều được cho là nguy hiểm, ung thư tinh hoàn cũng không phải là một ngoại lệ. Nhiều bạn sẽ thắc mắc về lý do dẫn đến điều này.

Mặc dù xã hội hiện nay đã phát triển hơn xưa rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn rất ngại chia sẻ với mọi người, nhất là bác sĩ về những vấn đề đang gặp phải ở cơ quan sinh sản. Cũng chính vì vậy mà từ những căn bệnh tưởng chừng đơn giản, hoàn toàn có thể điều trị được, chúng ta lại tạo điều kiện cho chúng phát triển và trở thành nguy hiểm, ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tinh hoàn, bài viết mới trong chuyên mục lần này, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến căn bệnh ung thư ở cơ quan tinh hoàn.

Bệnh ung thư tinh hoàn là gì?

Hình ảnh ung thư tinh hoàn

Tinh hoàn là một cơ quan thuộc bộ phận sinh dục của nam có hình bầu dục, nằm bên trong bìu. Đây là cơ quan quyết định khả năng sinh sản của nam giới, bởi tinh hoàn làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và hóc môn nam giới.

Ung thư tinh hoàn là tình trạng các tế bào của cơ quan tinh hoàn trở nên ác tính ở một hoặc cả 2 bên. Khác với những căn bệnh ung thư khác gặp ở nam giới, ung thư tinh hoàn trẻ hóa hơn về đối tượng mắc, xuất hiện nhiều ở độ tuổi 15 – 35 tuổi.

Bệnh được chia thành 2 nhóm là u tinh và không phải u tinh. Đối với ung thư không phải u tinh sẽ là một nhóm các loại ung thư khác nhau gồm: ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 loại này đều tương đương nhau.

THÔNG TIN về bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới không nên bỏ qua

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân chính gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ ràng, song các bác sĩ vẫn xác định được các nguy cơ là tăng tỷ lệ mắc phải căn bệnh gồm:

Tinh hoàn ẩn: Theo quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam giới, tinh hoàn ẩn chính là tinh hoàn nằm trong ổ bụng, trong vòng 12 tháng sau sinh sẽ di chuyển xuống bìu để hoàn thiện cơ quan sinh dục. Nếu tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu sau khoảng thời gian trên thì trẻ sẽ bị tinh hoàn ẩn, mắc bệnh này nguy cơ ung thư tinh hoàn sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Tiền sử gia đình: Nêu strong gia đình có bố hoặc anh em trai mắc phải ung thư tinh hoàn, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nhiều lần

Ung thư biểu mô tại chỗ: căn bệnh này hay còn được gọi là CIS, bệnh xuất hiện ở các tế bào biểu mô. Nếu mắc phải căn bệnh này mà không điều trị triệt để sẽ rất dễ gây nên ung thư tinh hoàn

Từng mắc ung thư tinh hoàn: những người trước đây đã mắc phải căn bệnh này, cho dù đã điều trị nhưng nếu không chăm sóc sức khỏe thật tốt, bệnh sẽ quay trở lại.

Ngoài những yếu tố chính kể ở trên thì tuổi và chủng tộc cũng làm tăng tỷ lệ mắc phải căn bệnh sinh dịch này.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn

Sẽ có rất nhiều biểu hiện ung thư tinh hoàn cho bạn những nghi ngờ về căn bệnh, nếu những triệu chứng được liệt kê ở đây xuất hiện ở bạn thường xuyên và ngày càng gia tăng về mức độ thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra để sớm thực hiện các biện pháp khắc phục vấn đề đang gặp phải.

Đau bụng hoặc đau lưng: đây có thể là một cách nhận biết ung thư tinh hoàn. Sự mở rộng của các hạch lympho và sự lan truyền của tế bào ung thư tới các cơ quan lân cận và gây đau bụng, đau lưng,..

Có cảm giác nặng bìu: ung thư tinh hoàn triệu chứng nặng bìu này là ở giai đoạn đầu của bệnh. Chính sự xuất hiện của tế bào ung thư đã khiến cơ quan này có cảm giác nặng và đau đớn. Nếu xuất hiện triệu chứng này bạn nên cảnh giác.

Chất lỏng trong bìu: chất lỏng bình thường vẫn có trong bìu để nuôi tinh trùng, nhưng nếu chất lỏng kéo dài hơn 7 ngày thì bạn nên đi khám, bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tích tụ của chất lỏng ở bìu là phản ứng của một khối u xuất hiện ở tinh hoàn.

Núm vú thay đổi: Nếu cơ thể có xuất hiện khối u ở tinh hoàn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở đầu vú hoặc vú có thể phát triển hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối u tạo ra protein và gây ra những phản ứng ở núm vú.

Tinh hoàn thay đổi hình dạng: Đây là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết sự xuất hiện của ung thư tinh hoàn, chính sự hình thành và phát triển của khối u đã làm cho hình dạng của tinh hoàn bị thay đổi.

Các giai đoạn phát triển của ung thư tinh hoàn

Các giai đoạn phát triển của ung thư tinh hoàn sẽ dựa vào sự phát triển và vị trí lây lan của tế bào khối u. Đây được xem là căn cứ để người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Ung thư tinh hoàn trải qua 3 giai đoạn phát triển, cụ thể là:

Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu: Tế bào ung thư xuất hiện và bắt đầu quá trình sinh sôi, phát triển; lúc này tế bào khối u chỉ hoạt động giới hạn trong tinh hoàn. Giai đoạn này khối u chưa hoạt động mạng nên người bệnh hoàn toàn không thấy bất kì dấu hiệu gì khác thường.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn 2: Các tế bào đã có sự lây lan và phát triển, vượt ra ngoài khu vực của tinh hoàn, tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở bụng và tăng trường về kích thước.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, ở giai đoạn này người bệnh dễ dàng cảm nhận được những triệu chứng rõ ràng của bệnh, các tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, một số cơ quan điển hình đó là gan, phổi, xương, não,… Nếu như ở giai đoạn này, người bệnh không thực hiện các biên pháp ngăn chặn tế bào khối u thì thời gian sống sẽ không còn được dài.

Để xác định được mức độ phát triển của khối u và giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm máu.

Ung thư tinh hoàn có chữa được không và sống được bao lâu?

Ung thư tinh hoàn có chữa được không?

Ung thư tinh hoàn là một trong những căn bệnh ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu người bệnh phát hiện khi tế bào ung thư mới chủa xuất hiện, khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn đạt 96%. Trường hợp nếu ung thư phát hiện mụn thì người bệnh vẫn có cơ hội điều trị khỏi, tỷ lê cũng khá cao 80%.

Với những số liệu này thì có lẽ bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi ung thư tinh hoàn có chữa được không? Ung thư tinh hoàn có chết không? Đây là một trong số ít các căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong rất ít.

Còn riêng với câu hỏi ung thư tinh hoàn sống được bao lâu? thì sẽ khác nhau ở mỗi người. Dựa vào khả năng điều trị của căn bệnh đã được nói ở trên, nếu người bệnh phát hiện được bệnh sớm, thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn thì thời gian sống có thể sẽ kéo rất dài.

Sự nguy hiểm và thời gian căn bệnh gây tử vong hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người bệnh trong điều trị bệnh. Không phải căn bệnh ung thư nào cũng mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh như ung thư tinh hoàn. Chính vì vậy, bạn nên sớm thực hiện các phương pháp điều trị để tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của bản thân.

Ung thư tuyến yên là gì? Những điều cần phải biết về căn bệnh này

Điều trị ung thư tinh hoàn

Điều trị ung thư tinh hoàn

Mặc dù cơ hội sống và khả năng điều trị triệt để căn bệnh là khá cao, nhưng cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp điều trị. Để đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho cơ thể, người bệnh nên thực hiện các biện pháp điều trị sớm nhất ngay khi căn bệnh được phát hiện. 3 phương pháp chính được sử dụng trong trị ung thư tinh hoàn gồm:

Cắt tinh hoàn: Đây là phương pháp được sử dụng khi tế bào khối u chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác. Việc cắt bỏ tinh hoàn sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào khối u. Nếu ung thư xuất hiện ở cả 2 tinh hoàn thì việc phẫu thuật cắt bỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản. Với công nghệ hiện đại của y học, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ tinh hoàn mà vẫn đảm bảo được khả năng sinh sản.

Xạ trị: Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng các tia năng lượng. Với những tác dụng phụ của phương pháp này cùng với hiệu quả của phương pháp đem lại, hiện tại thì xạ trị đã được ít sử dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn.

Hóa trị: Với những nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng các hóa chất trong điều trị bệnh ung thư tinh hoàn, hóa trị đang là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù phương pháp này cũng phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn, nhưng vẫn phát huy được hiệu quả trong quá trình chữa trị.

Để có được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc đã được đưa ra, từ việc sử dụng các phương pháp trị bệnh, đến việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học và một tinh thần thoải mái. Những yếu tố bên ngoài thường ít khi được chú ý đến nhưng nếu thực hiện tốt, kết quả điều trị của người bệnh sẽ đảm bảo có hiệu quả hơn rất nhiều.

Sinh sản vẫn được xem là mục tiêu của đời sống hôn nhân vợ chồng, nếu không may mắc phải căn bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục như ung thư tinh hoàn chẳng hạn thì khả năng sinh sản sẽ bị giảm xuống rất nhiều, thậm chí có thể là vô sinh. Có lẽ không một ai mong muốn điều này.

Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe cũng như đảm bảo được khả năng sinh sản, đấng mày râu cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân tốt hơn nữa, nhất là duy trì thói quen đi khám sức khỏe cơ quan sinh dục định kỳ.




*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

<!– Facebook Comment

–>

Nguồn: http://tuvanbenhungthu.com/thong-tin-tong-quat-va-nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-ung-thu-tinh-hoan.html

Xem thêm: TỔNG HỢP những THÔNG TIN CƠ BẢN nhất bạn nên biết về bệnh ung thư da

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!