Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa, nổi phát ban trên da do bọ ve Sarcopte scabie gây ra. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau như ghẻ đơn giản, ghẻ nhiễm khuẩn và ghẻ lở. Để điều trị bệnh ghẻ, bạn cần dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với các phương pháp phòng ngừa để tránh lây lan bệnh.
Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu có khả năng truyền nhiễm và lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng nổi phát ban, mụn nước ngứa do cơ thể phản ứng lại trước sự tấn công của loại bọ ve Sarcopte scabie.
Ước tính mỗi năm có khoảng 300 triệu người trên toàn cầu bị lây nhiễm ghẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:
- Người có hoạt động tình dục
- Phạm nhân
- Người sống trong khu nhà tập thể hay gia đình có nhiều thế hệ
- Trẻ em trong độ tuổi đi học
- Người làm việc trong các cơ sở chăm sóc trẻ
- Người cao tuổi
- Đối tượng bị suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân nhiễm HIV, người được hóa trị, cấy ghép tạng hoặc người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch.
Ở mức độ nặng, bệnh ghẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm, các loại thuốc kê đơn do bác sĩ kê có thể giúp tiêu diệt bọ ve nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Sự phát triển của bệnh ghẻ là do một loại bọ ve có tên Sarcopte scabiei gây ra. Những con ve cái đào hang và đẻ trứng dưới da rồi nở thành ấu trùng. Chúng có khả năng di chuyển đến mọi vùng da trên khắp cơ thể người bệnh hoặc qua đồ vật, qua da của người khác thông qua tiếp xúc.
Bọ ve kết hợp với trứng và chất thải của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng trên cơ thể, từ đó khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng và gặp nhiều triệu chứng khó chịu.
Thực tế, bọ ve còn được tìm thấy trên các loại động vật như chó, mèo. Tuy nhiên, loại ve trên động vật rất hiếm khi gây nhiễm trùng ở người. Chúng chỉ gây ra những phản ứng nhẹ và thoáng qua khi tiếp xúc với da người.
Triệu chứng của bệnh ghẻ
Các dấu hiệu bệnh ghẻ thường xuất hiện sau khoảng 4 – 6 tuần kể từ khi bị nhiễm ghẻ. Bạn có thể gặp các biểu hiện sau:
- Nổi phát ban trên da: Ghẻ có thể gây ra tổn thương là các mảng mề đay, các vết cắn nhỏ hoặc những mụn nước nổi dưới da. Đôi khi da nổi mụn to có hình dáng tương tự như mụn nhọt.
- Ngứa ngáy dữ dội: Cơn ngứa trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Việc cào gãi nhiều có thể khiến da bị lở loét, tổn thương.
- Da xuất hiện các vệt mỏng hoặc dày: Nó được tìm thấy chủ yếu ở các nếp gấp da do con ve cái chui xuống bên dưới bề mặt da tạo thành một cái hang và đẻ trứng bên trong. Những vệt này thường có màu xám trắng. Nếu chỉ có một vài con thì các vệt da trông rất mỏng. Ngược lại với những hang chứa hàng trăm con ve thì da tạo thành một lớp v
ỏ dày gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Nếu như từng có tiền sử bị ghẻ trước đây, các biểu hiện trên có thể đến sớm hơn. Chúng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể.
Các vị trí có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ghẻ:
+ Ở trẻ vị thành niên và người lớn: Khuỷu tay, nách, núm vú, dương vật, eo, mông, khu vực giữa các ngón tay, quanh móng tay, dọc bên trong cổ tay, đầu gối.
+ Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch: Lòng bàn chân, đầu, cổ, tay.
Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?
Ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh ghẻ thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác, chẳng hạn như nốt muỗi đốt, bệnh chàm, viêm da… Do vậy, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Da liễu khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Với kinh nghiệm chuyên môn kết hợp cùng các kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ có thể giúp tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bạn đang gặp phải và có hướng điều trị đúng đắn.
Phân loại bệnh ghẻ
Mặc dù chỉ có một thủ phạm gây bệnh là con ve Sarcoptes scabiei nhưng nó có thể gây ra nhiều dạng nhiễm trùng khác nhau:
- Ghẻ đơn giản: Đây là loại ghẻ phổ biến nhất. Nó chỉ tạo ra đường hang và phát ban ngứa ở tay dạng mụn nước, không ảnh hưởng đến da đầu và mặt.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: Ngoài các tổn thương chung còn xuất hiện mụn mủ. Nguyên nhân là do bị bội nhiễm liên cầu hoặc tụ cầu.
- Bệnh ghẻ lở ( ghẻ Na Uy): Đây là dạng bệnh ghẻ nghiêm trọng nhất. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu ( ví dụ bệnh nhân nhiễm HIV, người được hóa trị ung thư) hay những người đang được điều trị bằng steroid). Ở những đối tượng này, những con ve khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở. Chúng tạo thành hang chứa hàng ngàn con ve và trứng nằm bên trong lớp vỏ da dày.
Bệnh ghẻ có lây không?
Ghẻ được xếp vào nhóm bệnh có khả năng truyền nhiễm. Nó có thể lây lan cho người khác theo những cách thức sau:
- Tiếp xúc da kề da: Nắm tay, tham gia bộ môn đấu vật, quan hệ tình dục…
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Khăn tắm, chăn, ga giường, quần áo
Thực tế, bệnh ghẻ chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc với cơ thể của người bệnh nên nó có khuynh hướng truyền nhiễm cho các thành viên trong gia đình, nhóm bạn chơi chung. Mầm bệnh cũng có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường tập trung đông người như trường học, trại giam, phòng tập gym…
Biến chứng của bệnh ghẻ
Một số biến chứng bạn có thể phải đối mặt khi bị bệnh ghẻ như:
- Nhiễm trùng da: Tình trạng nhiễm trùng da thứ cấp, lở loét da có thể xảy ra do bạn cào gãi khi bị ngứa.
- Bệnh chốc lở: Biến chứng này xảy ra do tụ cầu khuẩn staphylococci hay vi khuẩn streptococci tấn công vào da thông qua các vết trầy xước để lại sau khi gãi.
- Viêm cầu thận cấp: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh ghẻ, thường gặp sau khi bị nhiễm khuẩn.
- Viêm da, eczema hoá: Do bệnh kéo dài và cào gãi lâu ngày, da có thể bị viêm và xuất hiện nhiều mụn nước dẫn đến chàm hóa.
Cách chẩn đoán bệnh ghẻ
Những con ve nhỏ có kích thước rất nhỏ và hầu hết mỗi người bệnh chỉ nhiễm khoảng 10 – 15 con ve trên cơ thể. Do vậy, chúng rất khó phát hiện nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.
Bác sĩ có thể cạo một lớp da ở khu vực bị ảnh hưởng và soi mẫu thu thập được dưới kính hiển vi. Điều này sẽ giúp phát hiện ra ve, trứng và cả phân của chúng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào các dấu hiệu xuất hiện trên da và mô tả của bạn về cơn ngứa để xác định bệnh, chẩn đoán phân biệt giữa bệnh ghẻ và các căn bệnh da liễu khác.
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ
Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị bệnh ghẻ cho bạn. Một số người còn áp dụng các mẹo chữa bệnh tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian với hy vọng sớm thoát khỏi căn bệnh này. Dù lựa chọn hình thức chữa trị nào thì việc điều trị cũng cần tiến hành theo một nguyên tắc chung.
Nguyên tắc chữa bệnh ghẻ
- Chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt khi chưa có biến chứng
- Tiến hành điều trị cùng lúc đối với tất cả các thành viên trong gia đình người bị ghẻ hoặc tập thể nơi họ sinh sống, làm việc.
- Thoa thuốc đúng cách vào buổi tối hàng ngày trước lúc lên giường ngủ: Thoa một lớp thuốc mỏng bao phủ da từ cổ đến chân. Sau 2 – 3 đêm bôi thuốc liên tục mới được tắm.
- Tránh gãi hoặc kỳ cọ mạnh vào khu vực tổn thương gây nhiễm trùng, viêm da
- Không sử dụng các thuốc có hại cho da để điều trị bệnh ghẻ, chẳng hạn như Volphatox, DDT hay 666.
- Mỗi đợt dùng thuốc liên tục trong 10 – 15 ngày và tiếp tục th
eo dõi để kịp thời phát hiện đợt trứng mới nở. - Việc điều trị cần được tiến hành song song với công tác phòng ngừa bệnh lây lan
- Cách ly người bệnh và giặt luộc đồ dùng cá nhân của họ rồi phơi ngoài nắng to để giết chết con ve.
Cách chữa bệnh ghẻ bằng thuốc
Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ gồm có:
– Thuốc điều trị tại chỗ:
- Kem Permethrin 5% ( Elimite ): Điều trị ghẻ lở do ve, mạt và tiêu diệt trứng của chúng. Có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Kem Crotamiton 1%: Thuốc có tác dụng tiêu diệt ve gây bệnh ghẻ, giảm ngứa ở người lớn với liều lượng bôi 30g/ lần. Trẻ em ít khi được chỉ định
- Kem Lindane: Được sử dụng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. Lindane chỉ được sử dụng trong ngắn hạn do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chống chỉ định cho trẻ sinh non, người có tiền sử bị co giật, phụ nữ cho con bú.
- Dầu Benzyl benzoate 33%: Bệnh nhân có thể bôi thuốc ở bất cứ vùng da nào để trị ghẻ, trừ da mặt.
- Keratolytic: Một số trường hợp được dùng loại thuốc này kết hợp với benzen benzoat.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh 5 – 10%: Loại thuốc này khá an toàn an toàn nên có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh.
- Kem Calamine hay Pramoxine: Giúp xoa dịu cảm giác ngứa trên da. Có thể dùng 4 lần/ ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
- Kem steroid: Giảm sưng và ngứa da
– Thuốc kháng histamine:
Giúp kiểm soát cơn ngứa do bệnh ghẻ gây ra. Nhóm thuốc này bao gồm các loại phổ biến như:
- Benadryl (diphenhydramine)
- Zyrtec
- Chlor-Trimeton
- Allegra
- Claritin
Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Vì vậy nếu bạn đang làm những công việc dòi hỏi phải có sự tập trung cao độ như lái xe, điều khiển máy móc… thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được chỉ định loại thuốc và thời gian sử dụng an toàn nhất.
– Thuốc kháng sinh:
Được chỉ định khi da có biểu hiện viêm, nhiễm trùng, lở loét do ảnh hưởng của việc gãi ngứa liên tục. Thuốc kháng sinh có thể được kê toa dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc bôi.
Để tránh bị lờn thuốc, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liệu lượng cũng như thời gian được khuyến cáo.
– Thuốc Ivermectin (Stromectol):
Ivermectin là thuốc chữa bệnh ghẻ được sử dụng theo đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân nên chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ lở toàn thân có biểu hiện suy giảm miễn dịch hoặc không cải thiện được triệu chứng sau khi dùng các thuốc khác.
Chống chỉ định Ivermectin cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em có cân nặng dưới 15kg
– Các loại thuốc khác có thể được chỉ định để điều trị ghẻ:
- Oxy kẽm
- Dung dịch Milian
- Thuốc tím Methyl 1%
- Vitamin B1, C
Trong thời gian đầu điều trị, tình trạng ngứa da và phát ban có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường và làn da có thể được chữa lành sau khoảng 4 tuần.
Một số bệnh nhân cần tiếp tục điều trị thêm một liệu trình khác để loại bỏ hoàn toàn những ổ trứng bọ ve mới nở.
Các biện pháp khắc phục bệnh ghẻ tại nhà
Một số cách chữa bệnh ghẻ tại nhà dưới đây đang được áp dụng trong dân gian:
- Dầu cây trà: Có đặc tính kháng viêm, giảm ngứa tự nhiên. Thành phần acaricidal được tìm thấy trong dầu cây trà còn được cho là có khả năng tiêu diệt bọ ve. Nó được sử dụng để trị bệnh ghẻ bằng cách bôi lên da hoặc xịt lên giường ngủ.
- Lô hội: Thoa gel lô hội giúp giảm ngứa, làm dịu da nhờ thành phần benzyl benzoate
- Hạt tiêu cayenne: Nguyên liệu này được thêm vào món ăn để giảm đau và ngứa do ghẻ.
- Dầu đinh hương: Thành phần của dầu đinh hương hoạt động như một chất gây mê, kháng khuẩn. Nó được bôi trực tiếp lên da để trị ghẻ.
Mặc dù được người dân áp dụng phổ biến song những biện pháp điều trị bệnh ghẻ tại nhà không được các chuyên gia khuyến khích. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh hiệu quả của chúng đối với căn bệnh này. Bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.
Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh ghẻ lan rộng
Để ngăn chặn bệnh ghẻ lan rộng trong quá trình điều trị hoặc giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm, bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Thường xuyên giặt giũ chăn màn, quần áo và các đồ dùng cá nhân khác. Nên dùng xà phòng và nước nóng để giặt rồi phơi khô ngoài nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ cao.
- Bảo quản các đồ vật cá nhân của người bệnh không thể rửa trong túi nhựa kín vài tuần. Giải pháp này sẽ giúp bỏ đói con ve khiến chúng bị tiêu diệt.
- Tiến hành hút bụi toàn bộ các ngóc ngách trong nhà ngay ngày việc điều trị
được bắt đầu - Tránh sử dụng chung quần áo và đồ dùng cá nhân khác với người bị ghẻ
- Không quan hệ tình dục nếu bạn tình đang mắc bệnh
- Rửa tay và tắm rửa thường xuyên. Sau khi tắm xong nên lau khô người và tuyệt đối không mặc quần áo khi còn ẩm ướt vì đây chính là điều kiện lý tưởng để bọ ve, nấm, vi khuẩn phát triển.
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, nho, rau xanh, bưởi… vào chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ bệnh ghẻ là gì. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị ghẻ, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.
Tin mới nhất
- Cách dùng lá xạ đen khô? Những lưu ý khi sử dụng lá xạ đen
- Viêm túi thừa
- Bướu giáp hạt
- TOP 10+ Cách Trị Mề Đay Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả, Giá Rẻ
- Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp
- Xạ trị ung thư phổi: mục đích, tác dụng phụ và các lưu ý quan trọng
- Chọc dò tủy sống
- Nhận diện dấu hiệu ung thư tuyến giáp sớm để kịp thời chữa trị
- Bí quyết chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ hay hơn uống thuốc
- Review 9 loại viên uống đẹp da Hàn Quốc phổ biến