Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao?
Thịt bò là một trong những nhóm cung cấp đạm chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ thể không khỏe, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế sử dụng nhóm thịt này để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả. Vậy đối với người mắc bệnh viêm xoang có nên ăn thịt bò không, cùng tham khảo bài viết sau để xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý.
Viêm xoang là căn bệnh dễ gặp và khá phổ biến, trong đó một số nguyên nhân xúc tác viêm xoang là do dị ứng. Một vài lưu ý nho nhỏ khi người bệnh lên kế hoạch ăn uống quan trọng sẽ giúp bạn cải thiện bệnh hiệu quả. Trong đó có một số loại thực phẩm cần tránh và những thực phẩm cần bổ sung thêm được khuyến khích cho bệnh nhân viêm xoang. Trước khi tìm hiểu khi bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, trước tiên bệnh nhân phải nắm rõ các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này.
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt bò
Thịt bò là nguồn đạm quan trọng chính, bên cạnh thịt heo, thịt gà và cá. Thịt bò nổi tiếng là nhóm thịt có chứa lượng sắt cao hơn thịt gà và cá, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng đa dạng hơn thịt heo. Thịt bò nạc tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, nhiều nhất trong đó là sắt và kẽm. Nhờ có thành phần dưỡng chất đa dạng mà thịt bò được xem là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh.
Trung bình trong 100 gram thịt bò có thành phần dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 217
- Protein: 26,1 gram
- Carbohydrat: 0 gram
- Nước: 61%
- Chất béo: 11,8 gram
- Đường: 0 gram
- Chất xơ: 0 gram
Giống như tất cả các loại thịt, thịt bò đem đến nguồn protein chất lượng cao đáp ứng nhu cầu bổ sung năng lượng của cơ thể. Trong đó, bao gồm các loại axit amin thiết yếu cấu tạo thành cấu trúc protein hoàn chỉnh. Điều này đáp ứng đòi hỏi của cơ thể khi lượng protein không được tiêu thụ đúng mức.
Bổ sung thịt bò giúp thúc đẩy hoạt động tăng cường độ thoái hóa cơ bắp do tuổi tác, từ đó hạn chế nguy cơ mắc một loại hội chứng được gọi là sarcopenia (thiểu cơ). Ngoài ra thịt bò cũng là thực phẩm giải quyết nhanh chóng tình trạng thiếu máu, xảy ra khi số lượng hồng cầu giảm và hạn chế khả năng vận chuyển oxy trong máu.
Nhờ có nguồn sắt dồi dào mà thịt bò ngăn cản được tình trạng thiếu sắt xảy ra. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu – nguyên nhân chính gây mệt mỏi và cảm giác mất sức. Chất sắt ở thịt bò chủ yếu được bổ sung dưới dạng sắt heme. Tuy nhiên nếu lạm dung thịt bò quá mức để bổ sung sắt, hoặc thay thế điều trị thiếu máu có thể gây ra tình trạng thừa sắt. Lâu dài có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim và các vấn đề về gan.
Nhìn chung thịt bò mang những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa và nhu cầu bổ sung của cơ thể mà con người cần bổ sung lượng thịt bò với mức độ hợp lý. Với bất cứ thực phẩm nào, xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng mới là điều kiện lý tưởng để cơ thể được bảo vệ toàn diện.
Người bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung thịt bò đáp ứng nhu cầu thiếu chất sắt của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm dinh dưỡng này khi muốn tăng cường chất sắt. Đối với người bệnh viêm xoang, thịt bò nằm trong nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng vì thành phần protein cao. Nếu không may cơ địa người bệnh có phản ứng với thịt bò, có thể khiến cho bệnh viêm xoang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt là những người bị viêm xoang mà còn mắc phải các triệu chứng như mỡ máu, cao huyết áp, u xơ tử cung, thủy đậu, viêm khớp, sỏi thận… tuyệt đối cần hạn chế dùng thịt bò. Theo lý giải của khoa học, khi viêm xoang thì các phản ứng tại xoang mũi trở nên quá khích, vì thế những thay đổi từ bổ sung thịt bò quá mức dễ làm tăng huyết áp, tăng lưu lượng máy và gây ra các đợt viêm xoang cấp. Mặc dù triệu chứng có thể biến mất nhanh sau đó nhưng đa phần chúng đều gây khó chịu cho bệnh nhân.
Các dưỡng chất có trong thịt bò như protein và kali, chất sắt tốt cơ thể nhưng bổ sung quá mức là không cần thiết. Nếu duy trì mức độ kali thấp sẽ giúp ức chế tổng hợp protein cũng như sản xuất hormone tăng trưởng. Nhờ vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp rất cần cho sự sinh trưởng phát triển của mỗi người. Tuy nhiên nếu kali vượt ngưỡng quy định sẽ gây đau nhức cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, chuột rút, buồn nôn…
Theo y học cổ truyền, thịt bò có hiệu quả bổ tỳ ích vị, dưỡng huyết, giúp bổ khí cường gân tráng cốt. Thịt bò có vị ngọt nhẹ nên được dùng để chữa chứng tỳ vị hư nhược như gầy yếu sụt cân, chữa bệnh đầy bụng, chán ăn, cải thiện tình trạng ăn uống không tiêu, phù nề, đau lưng mỏi gối và bệnh đái tháo đường… Vì thế nếu ăn nhiều thịt bò người bệnh có thể phát sinh nhiệt, dễ táo bón, tích độc tố trong cơ thể,… tạo điều kiện cho dị ứng xuất hiện.
Từ những điều trên, có thể nhận định thịt bò không phải là thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân viêm xoang. Thay vào đó, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò với liều lượng nhất định không quá 300gram/ngày. Ngoài ra để tránh các đợt tái phát viêm xoang thì bệnh nhân nên bổ sung thêm các loại cua, tôm, nghêu, sò, không sử dụng bia rượu hay cà phê, vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hạn chế thực phẩm cay nóng kích thích trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến đường tai mũi họng.
Những ai không nên ăn thịt bò?
Người mắc bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng không nên ăn thịt bò thường xuyên. Ngoài ra nếu bạn nằm trong những trường hợp mắc bệnh lý sau, bác sĩ sẽ khuyến cáo không nên ăn thịt bò. Cụ thể gồm có:
- Người bệnh cao huyết áp: Trong thịt bò có chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa gây ảnh hưởng đến huyết áp và tác động tiêu cực với người bị cao huyết áp. Người bệnh nên hạn chế dùng thịt gò thường xuyên hoặc ăn quá nhiều thịt bò cùng lúc.
- Người bị bệnh mỡ trong máu: Thành phần chất béo trong thịt bò chỉ ở sau thịt lợn. Tuy nhiên nguồn đạm trong thịt bò có thể chuyển hóa thành chất béo gây ảnh hưởng trầm trọng đến độ bão hòa của máu. Tốt nhất người bị mỡ trong máu không nên ăn thịt bò, hoặc chỉ dùng phần nạc bò với lượng thịt vừa đủ.
-
Bị u xơ cổ tử cung: Bệnh nhân bị u xơ tử cung tuyệt đối không nên ăn thịt bò vì trong thịt bò giàu chất đạm. Từ đó có thể làm tăng sinh tế bào nhanh khiến khối u phát triển lớn hơn. Đồng thời nếu bệnh nhân gặp các khối u khác, dù lành tính hay ác tính cũng cần dừng nuôi dưỡng chúng bằng thực phẩm này.
-
Bệnh nhân bị da liễu: Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh bị vết thương hở ngoài da nên kiêng thịt bò. Do lượng đạm cao nên các phản ứng dị ứng từ thịt bò làm bệnh lý nặng hơn. Ngoài ra thịt bò thúc đẩy tái tạo mô nhanh chóng nên bệnh nhân dễ bị sẹo khi ăn thực phẩm này.
-
Người bị viêm khớp, bệnh gout: Bệnh nhân bị gout hay đau nhức khớp nói chung có thể tăng acid uric trong máu sau khi ăn thịt bò. Đây là nguyên nhân tạo ra các tinh thể lắng lắng đọng tại các khớp làm viêm khớp nặng hơn.
Cách chế biến thịt bò cho người mắc bệnh viêm xoang
Thực tế, việc bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không sẽ phụ thuộc vào cách chế biến thực phẩm này. Bởi một số chất gây kích thích dị ứng ở thịt bỏ có thể được kiểm soát khi người bệnh kết hợp cùng một số loại thực phẩm nhất định. Cụ thể như tỏi, hành để tăng các hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Người bệnh nên sử dụng thịt bò để hầm canh cùng các thực phẩm sau để hạn chế tác dụng xấu:
-
Củ cải: Kết hợp dùng thịt bò với củ cải trắng sẽ giúp bổ sung các chất chống tắc nghẽn ở các xoang, giúp hạn chế tắc mũi giảm cả những cơn đau đầu do viêm xoang. Củ cải trắng còn được xem là chất kháng khuẩn, chống cảm lạnh và cảm cúm tự nhiên.
-
Quả dứa: Người bệnh viêm xoang có thể dùng thịt bò kết hợp với dứa (thơm). Bởi vì trong loại quả này chứa nhiều chất chống việc oxy hóa, giúp bảo vệ các lớp niêm mạc mũi trước viêm nhiễm. Dứa cũng cung cấp các chất kháng viêm có lợi giúp làm sạch các xoang.
-
Nghệ, gừng: Kết hợp chế biến thịt bò cùng các loại gia vị này đem lại hiệu quả rất tốt cho điều trị. Trong gừng và nghệ cung cấp các chất chống oxy hóa, chống viêm giảm sưng đau xoang. Người bệnh sẽ không phải gặp tình trạng buồn nôn khó chịu do lượng chất nhầy từ xoang mũi đổ xuống gây ra.
Ngoài ra sau khi ăn thịt bò xong, bệnh nhân viêm xoang nên uống nhiều nước để dạ dày phân giải tốt hơn các chất từ thịt. Nước cũng giúp giảm loãng các chất nhầy, tống hết đờm dễ dàng và tạo nên một lớp màng bảo vệ cơ thể an toàn. Bổ sung trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi hay đu đủ,… cũng giúp cơ thể bạn kìm hãm được những phản ứng quá khích của cơ thể khi tiếp nhận nguồn đạm này.
Người bệnh viêm xoang nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Viêm xoang là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, kết hợp với việc điều trị kịp thời và đúng cách cùng xây dựng bữa ăn khoa học sẽ ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm. Và dưới đây là một số lời khuyên hữu ích tốt cho người bệnh viêm xoang mà bệnh nhân nên lưu ý:
-
Người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5l nước lọc hàng ngày bởi vì nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng. Cơ thể đủ nước cũng giúp bệnh nhân dễ khạc đờm, thải bỏ các chất bụi bẩn ra ngoài.
-
Người bệnh năn một số thức ăn có tính ấm, sử dụng gừng, tỏi, hành khi chế biến món ăn hàng ngày. Bởi vì những loại gia vị này có chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang hiệu quả.
-
Người bệnh viêm xoang nên ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành nhằm giúp cung cấp canxi và những khoáng chất cần thiết phòng ngừa dị ứng.
-
Bệnh nhân viêm xoang không nên uống nước đá, nước lạnh do nhiệt độ thấp sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng có thể khiến bệnh tiến triển xấu hơn.
-
Người bệnh cần tăng cường bổ sung sinh tố từ các loại trái cây, nước ép trái cây, tuyệt đối hạn chế thức uống có gas, bia rượu, thức uống có đường hóa học.
Thông tin về vấn đề bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không cùng một số lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh đã được chia sẻ trong bài viết. Hi vọng bạn đọc có thể chủ động xây dựng bữa ăn hợp lý, khoa học để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát viêm xoang hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan: Sự thật tin bị viêm xoang không nên ăn thịt gà
Xem thêm: Khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt? – TOP 15+ địa chỉ uy tín
Tin mới nhất
- Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi hiệu quả và tốt nhất nên biết
- Thử ngay 8 cách trị mụn bọc bằng tỏi đơn giản rẻ tiền
- Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh
- Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục
- Đãi khách với 3 cách làm bánh in ngọt ngào ngày lễ
- TOP 7 bệnh viện khám chữa bệnh gút uy tín, chất lượng (2019)
- Cao chè vằng lợi sữa, giảm cân
- Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Tác hại của việc ăn mặn
- Giải đáp 21 sự thật về COVID-19
- Nấm lim xanh công dụng trị ung thư cách dùng nấm lim rừng chuẩn