7 tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều
Nếu ăn hạt điều không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều là gì?
Nếu ăn hạt điều không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều là gì?
Hạt điều là một loại hạt khô phổ biến được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới theo nhiều cách khác nhau như một món ăn nhẹ. Người ta cũng thường rắc loại hạt “bùi ngậy” này lên nhiều món ăn để tạo hương vị thơm ngon hơn.
Hạt điều có tác dụng gì? Thực tế, tác dụng của hạt điều có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng lành mạnh như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, flavonoid… Hạt điều cũng là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, protein và ít đường. Tuy nhiên, nếu bạn ăn loại hạt này quá nhiều thì có nguy cơ gặp những tác hại ngoài ý muốn.
Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của hạt điều dưới đây khi bạn ăn quá nhiều nhé.
1. Hạt điều sống có thể gây ngộ độc
Bạn chỉ nên lựa chọn loại hạt điều đã tách vỏ và đã được rang ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bởi hạt điều sống có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Hạt điều được bao bọc bằng một loại vỏ cứng hình thận với 2 lớp bao bọc nhưng giữa 2 lớp này lại có chứa nhựa phenolic urushiol. Đây là một chất gây hại có trong cây thường xuân. Khi ăn phải chất độc này, bạn có thể bị tiêu chảy, ngộ độc, nghiêm trọng hơn là có thể tử vong nếu tiêu thụ urushiol quá nhiều. Hơn nữa, bạn tiếp xúc với chất độc này cũng có thể bị ngứa da và dị ứng.
2. Tác hại của hạt điều có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều
Ăn nhiều hạt điều có tốt không? Nếu tiêu thụ quá nhiều hạt điều, bạn rất dễ tăng cân.
Một nắm hạt điều có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ, vì vậy nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng của bạn. Nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa đơn dồi dào nên công dụng của hạt điều có thể giúp tim mạch hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên chất béo tốt cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể của chúng ta khi tiêu thụ với số lượng quá mức.
Trong 23g hạt điều rang khô có chứa 163 calo và con số này có thể tăng lên tới 786 calo nếu bạn ăn khoảng một chén hạt điều. Lượng calo cao không những gây tăng cân mà còn dẫn đến béo phì và phát sinh các bệnh liên quan như, tăng cholesterol, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, ung thư, đột quỵ, vấn đề về tim mạch…
3. Ăn hạt điều rang muối gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch
Hạt điều là một loại hạt khô phổ biến được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới theo nhiều cách khác nhau như một món ăn nhẹ. Người ta cũng thường rắc loại hạt “bùi ngậy” này lên nhiều món ăn để tạo hương vị thơm ngon hơn.
Hạt điều có tác dụng gì? Thực tế, tác dụng của hạt điều có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng lành mạnh như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, flavonoid… Hạt điều cũng là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, protein và ít đường. Tuy nhiên, nếu bạn ăn loại hạt này quá nhiều thì có nguy cơ gặp những tác hại ngoài ý muốn.
Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của hạt điều dưới đây khi bạn ăn quá nhiều nhé.
1. Hạt điều sống có thể gây ngộ độc
Bạn chỉ nên lựa chọn loại hạt điều đã tách vỏ và đã được rang ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bởi hạt điều sống có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Hạt điều được bao bọc bằng một loại vỏ cứng hình thận với 2 lớp bao bọc nhưng giữa 2 lớp này lại có chứa nhựa phenolic urushiol. Đây là một chất gây hại có trong cây thường xuân. Khi ăn phải chất độc này, bạn có thể bị tiêu chảy, ngộ độc, nghiêm trọng hơn là có thể tử vong nếu tiêu thụ urushiol quá nhiều. Hơn nữa, bạn tiếp xúc với chất độc này cũng có thể bị ngứa da và dị ứng.
2. Tác hại của hạt điều có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều
Ăn nhiều hạt điều có tốt không? Nếu tiêu thụ quá nhiều hạt điều, bạn rất dễ tăng cân.
Một nắm hạt điều có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ, vì vậy nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng của bạn. Nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa đơn dồi dào nên công dụng của hạt điều có thể giúp tim mạch hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên chất béo tốt cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể của chúng ta khi tiêu thụ với số lượng quá mức.
Trong 23g hạt điều rang khô có chứa 163 calo và con số này có thể tăng lên tới 786 calo nếu bạn ăn khoảng một chén hạt điều. Lượng calo cao không những gây tăng cân mà còn dẫn đến béo phì và phát sinh các bệnh liên quan như, tăng cholesterol, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, ung thư, đột quỵ, vấn đề về tim mạch…
3. Ăn hạt điều rang muối gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch
Hạt điều chế biến theo kiểu rang muối chứa khoảng 181mg natri trong 28g hạt điều (tương đương với 638mg natri trong 100g hạt điều).
Lượng natri trong cơ thể quá cao có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn vì nó có thể làm tăng huyết áp và làm phát sinh các vấn đề tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centres For Disease Control and Prevention – CDC, Mỹ), lượng natri cần được giới hạn theo tình trạng sức khỏe. Những người khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 2.300mg natri mỗi ngày còn những người có nguy cơ mắc bệnh tim thì không nên tiêu thụ quá 1.500mg natri.
Ngay cả khi mức natri trong hạt điều là không cao, nếu bạn ăn loại hạt này quá nhiều thì con số có thể tăng lên nhanh chóng. Ngoài hạt điều, bạn cũng có thể tiêu thụ natri từ các bữa ăn chính hoặc các món ăn vặt khác vốn có hàm lượng natri cao, điều này khiến cơ thể bạn dễ nạp vào lượng natri vượt mức khuyến nghị, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Cách tốt nhất để giảm lượng natri là bạn ăn hạt điều một cách điều độ và nên chọn loại hạt điều không ướp muối. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến hương vị thì có thể chọn loại hạt điều muối và chỉ ăn một lần trong ngày với số lượng hạn chế.
4. Ăn nhiều hạt điều có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng
Ăn hạt điều có tác dụng gì? Hạt điều rất tốt cho sức khỏe của bạn vì chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hạt điều không phải là một thực phẩm hoàn chỉnh cho chế độ ăn uống của bạn. Bạn vẫn cần phải bổ sung đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác là trái cây, rau và ngũ cốc…
Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bạn chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như hạt điều, các loại hạt, đậu, đậu phụ và cá khoảng 155g mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho các thực phẩm quan trọng khác trong cơ thể.
5. Hạt điều tương tác với một số loại thuốc
Hạt điều là một thực phẩm giàu magie với 82,5mg magie trong 28g hạt điều nên sẽ mang đến nhiều lợi ích như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, giữ cho xương và răng khỏe mạnh… Tuy nhiên, nếu bạn hấp thụ quá nhiều magie thì có thể gặp một số rủi ro như tương tác với một số loại thuốc.
Theo ghi chú của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (University of Maryland Medical Center, Mỹ), lượng magie cao có thể tương tác với một số loại thuốc dưới đây:
Hạt điều chế biến theo kiểu rang muối chứa khoảng 181mg natri trong 28g hạt điều (tương đương với 638mg natri trong 100g hạt điều).
Lượng natri trong cơ thể quá cao có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn vì nó có thể làm tăng huyết áp và làm phát sinh các vấn đề tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centres For Disease Control and Prevention – CDC, Mỹ), lượng natri cần được giới hạn theo tình trạng sức khỏe. Những người khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 2.300mg natri mỗi ngày còn những người có nguy cơ mắc bệnh tim thì không nên tiêu thụ quá 1.500mg natri.
Ngay cả khi mức natri trong hạt điều là không cao, nếu bạn ăn loại hạt này quá nhiều thì con số có thể tăng lên nhanh chóng. Ngoài hạt điều, bạn cũng có thể tiêu thụ natri từ các bữa ăn chính hoặc các món ăn vặt khác vốn có hàm lượng natri cao, điều này khiến cơ thể bạn dễ nạp vào lượng natri vượt mức khuyến nghị, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Cách tốt nhất để giảm lượng natri là bạn ăn hạt điều một cách điều độ và nên chọn loại hạt điều không ướp muối. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến hương vị thì có thể chọn loại hạt điều muối và chỉ ăn một lần trong ngày với số lượng hạn chế.
4. Ăn nhiều hạt điều có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng
Ăn hạt điều có tác dụng gì? Hạt điều rất tốt cho sức khỏe của bạn vì chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hạt điều không phải là một thực phẩm hoàn chỉnh cho chế độ ăn uống của bạn. Bạn vẫn cần phải bổ sung đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác là trái cây, rau và ngũ cốc…
Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bạn chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như hạt điều, các loại hạt, đậu, đậu phụ và cá khoảng 155g mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho các thực phẩm quan trọng khác trong cơ thể.
5. Hạt điều tương tác với một số loại thuốc
Hạt điều là một thực phẩm giàu magie với 82,5mg magie trong 28g hạt điều nên sẽ mang đến nhiều lợi ích như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, giữ cho xương và răng khỏe mạnh… Tuy nhiên, nếu bạn hấp thụ quá nhiều magie thì có thể gặp một số rủi ro như tương tác với một số loại thuốc.
Theo ghi chú của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (University of Maryland Medical Center, Mỹ), lượng magie cao có thể tương tác với một số loại thuốc dưới đây:
- Nhóm thuốc kháng sinh quinolon như ciprofloxacin: Sự tương tác này ngăn chặn cơ thể bạn hấp thu đủ kháng sinh.
- Thuốc huyết áp và thuốc chẹn kênh canxi: Magie kết hợp với các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như làm bạn buồn nôn và giữ nước.
- Các loại thuốc khác: Magie cũng có thể phản ứng với thuốc trị tiểu đường, thuốc tuyến giáp, thuốc lợi tiểu và penicillamine.
6. Tác hại của hạt điều có thể gây dị ứng
Bạn ăn quá nhiều hạt điều có thể gia tăng nguy cơ bị dị ứng. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 12-2003 cho thấy nguy cơ dị ứng do ăn nhiều hạt điều đang gia tăng hàng ngày. Những phản ứng dị ứng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Theo một nghiên cứu khác, người ta thấy rằng những người dị ứng hạt điều dễ gặp tình trạng sốc phản vệ hoặc tắc nghẽn đường thở hơn so với những người dị ứng đậu phộng.
7. Hạt điều không tốt cho người đau đầu
Người bị đau đầu ăn hạt điều có tốt không? Hạt điều có chứa các axit amin như tyramine và phenylethylamine nên không phù hợp đối với những người có chứng đau đầu và đau nửa đầu. Các axit amin này có thể giúp duy trì mức huyết áp bình thường và mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với các loại axit amin này lại có thể gặp tình trạng đau nửa đầu và đau đầu.
Bên cạnh những lợi ích của hạt điều thì bạn vẫn có thể gặp những tác hại ngoài ý muốn nếu ăn quá nhiều. Vì thế, bạn nên chọn những loại hạt điều đã được chế biến đảm bảo dinh dưỡng và ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
- Nhóm thuốc kháng sinh quinolon như ciprofloxacin: Sự tương tác này ngăn chặn cơ thể bạn hấp thu đủ kháng sinh.
- Thuốc huyết áp và thuốc chẹn kênh canxi: Magie kết hợp với các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như làm bạn buồn nôn và giữ nước.
- Các loại thuốc khác: Magie cũng có thể phản ứng với thuốc trị tiểu đường, thuốc tuyến giáp, thuốc lợi tiểu và penicillamine.
6. Tác hại của hạt điều có thể gây dị ứng
Bạn ăn quá nhiều hạt điều có thể gia tăng nguy cơ bị dị ứng. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 12-2003 cho thấy nguy cơ dị ứng do ăn nhiều hạt điều đang gia tăng hàng ngày. Những phản ứng dị ứng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Theo một nghiên cứu khác, người ta thấy rằng những người dị ứng hạt điều dễ gặp tình trạng sốc phản vệ hoặc tắc nghẽn đường thở hơn so với những người dị ứng đậu phộng.
7. Hạt điều không tốt cho người đau đầu
Người bị đau đầu ăn hạt điều có tốt không? Hạt điều có chứa các axit amin như tyramine và phenylethylamine nên không phù hợp đối với những người có chứng đau đầu và đau nửa đầu. Các axit amin này có thể giúp duy trì mức huyết áp bình thường và mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với các loại axit amin này lại có thể gặp tình trạng đau nửa đầu và đau đầu.
Bên cạnh những lợi ích của hạt điều thì bạn vẫn có thể gặp những tác hại ngoài ý muốn nếu ăn quá nhiều. Vì thế, bạn nên chọn những loại hạt điều đã được chế biến đảm bảo dinh dưỡng và ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
Xem thêm: Vôi hóa tuyến vú
Tin mới nhất
- 5 nguyên nhân khiến hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể
- Các vị thuốc bắc: Phân loại, điều chế và cách ứng dụng trong điều trị bệnh hiệu quả nhất
- Bác sĩ gợi ý: Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- H. pylori
- Công dụng của chuối và ăn chuối hột có tác dụng gì? – Quà tặng cho sức khỏe
- Biến chứng viêm xoang hàm và cách điều trị hiệu quả cao
- Suy giảm chức năng gan
- Bệnh viêm ruột ở trẻ: Bố mẹ không thể lơ là!
- Top 7 thuốc trị tiểu rắt tốt nhất và lưu ý khi sử dụng
- 7 sữa dưỡng thể chất lượng được ưa chuộng hiện nay
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Kiến thức về nấm lim xanh Nhận biết nấm lim xanh rừng như thế nào phân biệt hình ảnh nấm giả
- Nấm lim xanh Quảng Nam Nấm lim xanh Quảng Nam chữa bệnh viêm gan hiệu quả thế nào
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – “Quốc bảo” đặc trị bệnh xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền