13 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp cải thiện bệnh
Đi bộ, đắp lá lốt, dùng lá xương rồng hay bấm huyệt đều là các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả với những người đang bị căn bệnh này “hành hạ”. Kiên trì thực hiện các phương pháp này kết hợp với các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng mà không cần dùng thuốc, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh trong giai đoạn đầu.
13 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp vô cùng phổ biến hiện nay, có thể gặp ở rất nhiều đối tượng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi rất nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này. Bệnh có thể xảy ra trên nhiều vị trí của cột sống nhưng nhiều nhất vẫn là tại cổ và thắt lưng khiến người bệnh phải chịu đau đớn tại đây trong một thời gian dài.
Bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm trong đó có nguy cơ dẫn đến bại liệt cao. Người bệnh có thể chỉ định thay thế đĩa đệm nhân tạo trong một số trường hợp. Với tình trạng bệnh mới khởi phát người bệnh thường được ưu tiên chỉ định điều trị tại nhà bằng một số liệu pháp đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao, đồng thời không gây ra tác dụng phụ như một số loại thuốc khác.
Tuy nhiên người bệnh cần phải làm các xét nghiệm như chụp X quang, MRI hay nội soi để xác định tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Một số phương pháp thường được khuyến khích người bệnh tự áp dụng tại nhà để có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tại nhà bao gồm
Liệu pháp nhiệt giúp giảm đau, giãn cơ
Đau nhức và tê bì khu vực bị thoái hóa là một trong những triệu chứng đặc trưng của những người bệnh. Đặc biệt tình trạng đau nhức này không chỉ xuất hiện trên vùng cột sống như cổ hay thắt lưng mà còn lan sang các cơ quan lân cận như bả vai, cánh tay, chân khiến khả năng vận động của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng và gặp rất nhiều bất tiện khác trong đời sống.
Để giải quyết các cơn đau đến bất chợt người bệnh nên áp dụng liệu pháp dùng nhiệt thay vì dùng các loại thuốc giảm đau. Đây là phương pháp đơn giản nhưng mang đến tác dụng cực hiệu quả đồng thời không hề gây ra các tác dụng phụ như các nhóm thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần chú ý các phương pháp này chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời, không có tác dụng lâu dài.
Chườm lạnh
Phương pháp này giúp giảm nhanh những cơn đau nhức nhanh chóng nhờ khả năng đóng băng tạm thời các mô, cơ, từ đó đưa đến tác dụng làm dịu cơn đau và chống sưng tại các khu vực đĩa đệm bị tổn thương. Chườm lạnh rất phù hợp cho những cơn đau cấp tính mới khởi phát.
Cách thực hiện như sau
- Dùng đá lạnh cho vào túi chườm hoặc một chiếc khăn mềm.
- Nằm sấp trên mặt phẳng rồi áp trực tiếp túi đá lên vùng bị đau trong khoảng 10 – 15 phút.
- Thực hiện ngày 3-4 lần hoặc khi các cơn đau bất chợt tới để giảm đau nhanh chóng.
Chườm nóng
Nếu chườm lạnh giúp giảm đau thì chườm nóng giúp cải thiện tình trạng tê bì và căng cứng các cơ hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu khiến máu huyết lưu thông kém làm các cơ căng cứng và khó hoạt động.
Nhiệt nóng tác động lên sẽ khiến nới lỏng các cơ để đẩy máu lưu thông tuần hoàn qua khu vực này nhanh chóng. Đồng thời phương pháp này cũng giúp tăng độ đàn hồi cho các mô liên kết. Máu huyết lưu thông giúp các cơ và các mô nhận được dinh dưỡng và oxy để đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương tại đây. Từ đó đem đến tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện như sau
- Dùng túi chườm nóng hoặc chia thủy tinh
- Dùng nước sôi khoảng 80 độ để chườm, tránh dùng nước vừa đun sôi để chườm ngay vì có thể gây rát da hay bỏng da.
- Nằm sấp trên giường rồi áp trực tiếp túi chườm lên vùng bị đau trong 10 – 20 phút.
- Thực hiện ngày vài lần để cải thiện bệnh tốt nhất.
Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể thực hiện việc tắm nước ấm mỗi ngày để kích thích lưu thông máu cho toàn bộ cơ thể.
Chườm muối nóng
Chườm muối nóng cũng là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đem đến tác dụng tương tự chườm nước nóng. Bạn có thể rang muối (nên dùng muối hột) chung với một số thảo dược như gừng hay lá lốt rồi bọc vô một miếng vải mỏng và chườm lên vị trí cột sống bị hư tổn. Muối và các thảo dược đều mang tính chống viêm rất tốt nên hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức tê bì hiệu quả.
Dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Lá lốt là loại thảo dược vô cùng quen thuộc không chỉ xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem đến tác dụng điều trị rất nhiều bệnh, đặc biệt tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp. Trong dược liệu này có chứa rất nhiều các tinh dầu, alkaloid piperine, piperonal,… đều là các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu đến cơ quan hư tổn nhằm tăng tốc độ phục hồi.
Bên cạnh đó, lá lốt còn là thảo dược lành tính, có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt nên có thể ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm xâm nhập trong thời gian cơ thể đang bị suy yếu. Sử dụng các bài thuốc từ lá lốt đem đến tác dụng điều trị bệnh nhanh chóng cho những trường hợp mới khởi phát và hỗ trợ cải thiện bệnh với những người bị thoát vị đĩa đệm mãn tính.
Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt như sau
Cách 1: Sắc nước lá lốt
- Dùng dây chìa vôi, hàng lực, độc lực, rễ lá lốt, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà, cỏ xước mỗi nguyên liệu 12g.
- Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu, ngâm sơ với nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo
- Đem sắc thành nước uống mỗi ngày 1 thang để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Cách 2: Lá lốt và giấm
- Dùng một nắm lá lốt đem rửa sạch, ngâm sơ với nước muối rồi đem giã nát.
- Đem lá lốt vừa giã nấu với giấm cho ấm, không cần sôi. Nếu nước đã sôi thì để nguội bớt mới đem chườm
- Cho hỗn hợp vào túi chườm hoặc chai thủy tinh áp trực tiếp vào vùng đĩa đệm bị tổn thương trong 10- 20 phút
- Thực hiện 3- 4 lần một ngày để cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách 3: Lá lốt và ngải cứu
- Lá lốt và ngải cứu mỗi thứ dùng 1 nắm đem rửa thật sạch rồi để ráo nước
- Đem sao hai nguyên liệu trên chảo nóng tới khi khô, có thể cho thêm một ít muối hột.
- Bọc dược liệu vào sao vào túi vải áp trực tiếp lên vùng đĩa đệm bị tổn thương ngay khi còn ấm trong 15- 20 phút
- Thực hiện bài thuốc ngày 2 lần vào sáng vừa ngủ dậy và trước khi đi ngủ để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng chỉ được dùng để trang trí hoặc làm hàng rào quanh nhà mà ít người biết rằng nó cũng có thể chữa bệnh, đặc biệt có hiệu quả tốt cho bệnh thoát thoát vị đĩa đệm. Các nghiên cứu cho thấy trong loại cây này có chứa chất heterosid flavonic – chất có tác dụng giảm đau nhẹ và chống viêm khá tốt.
Y học cổ truyền cũng cho rằng loài cây này nếu chườm đắp lên các vị trí xương khớp bị hư tổn có thể đem đến tác dụng cải thiện bệnh khá tốt. Thực tế cho thấy nó đem đến tác dụng hiệu quả trên những bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, trật chân..
Tuy nhiên trong cây xương rồng có tồn tại độc tính nên người bệnh cần thực sự cẩn trọng khi sử dụng để tránh một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe có thể xảy ra. Tốt nhất người bệnh cần tránh để nhựa xương rồng chảy vào mắt mũi miệng và không được đắp lên các vết thương hở để tránh nhiễm trùng, nhiễm độc.
Các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng được thực hiện như sau
Cách 1: Thuốc sắc từ cây xương rồng bà
- Chuẩn bị 30 – 50 lá xương rồng bà, cắt bỏ gai, rửa sạch, thái nhỏ và ngâm sơ với nước muối để loại bỏ nhựa
- Đem xương rồng phơi khô, sao vàng hạ thổ và cất trong lọ sạch, đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần
- Sắc nước uống với 1 nắm xương rồng khô và dùng hết ngay trong ngày.
- Dùng hết 1 liệu trình như trên trong vòng 15 ngày, sau đó tạm dùng 1 tháng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu thuyên giảm do tiếp nhận tốt bài thuốc này thì tiếp tục sử dụng lại.
Cách 2: Chườm xương rồng ba khía
- Dùng khoảng 1 khúc xương rồng ba khóa, cắt cỏ gai, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đem giã nhỏ.
- Cho xương rồng vừa giã vào sao với muối cho khô lại
- Cho tất cả dược liệu vừa sao còn ấm vào một miếng vải mềm rồi áp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức như thoát vị đĩa đệm rồi chườm từ 15 – 20 phút.
- Thực hiện mỗi ngày để có thể cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách 3: Xương rồng sao giấm
- Dùng một lá xương rồng bà đã được cắt bỏ gai, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi gãi nát
- Đun xương rồng cùng với giấm cho hỗn hợp hơi se lại thì tắt bếp
- Cho hỗn hợp vào túi chườm hay chai thủy tinh rồi áp trực tiếp lên vùng đĩa đệm bị lệch tử 15 – 20 phút.
- Thực hiện ngày 2- 3 lần để thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng
Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu là loại thảo dược quen thuộc dùng trong vườn nhà thường dùng trong các bài thuốc tẩm bổ cho sức khỏe vì có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong loại thảo dược này có chứa ineol, polyphenol… đều là những chất đem đến tác dụng giảm đau, kháng viêm cực kỳ hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng.
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng cho rằng ngải cứu có tính ấm có thể tác động kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan rất tốt. Từ đó máu huyết được lưu thông đến các cơ quan, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh vừa giúp giảm đau vừa giúp phục hồi chức năng tại các cơ quan xương khớp bị tổn thương nhanh chóng.
Cách thực hiện các bài thuốc như sau
Cách 1: Chườm rượu ngải cứu
- Dùng 1 nắm ngải cứu tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất
- Giã nát ngải cứu rồi đem xào với rượu cho nóng
- Trút hỗn hợp vào một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên lưng trong 15 – 20 phút
- Thực hiện mỗi ngày hoặc khi cơn đau đến bất chợt để cải thiện các triệu chứng này một cách hiệu quả.
Cách 2: Nước ngải cứu mật ong
- Dùng 1 nắm ngải cứu non đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất
- Thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn ngải cứu với một ít nước
- Lọc lấy nước cốt ngải cứu, bỏ bã
- Cho thêm 2-3 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu cho dễ uống
- Chia thuốc làm 2 phần uống vào buổi sáng và tối liên tục trong 15 ngày để cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách 3: Ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng
- Chuẩn bị 200g Ngải cứu đã được phơi khô, 1kg vỏ chanh khô, 2 vỏ bưởi khô cùng 2 lít rượu trắng.
- Nếu là các nguyên liệu tự nhà làm có thẻ không cần rửa lại, tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên rửa sơ qua để loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất nếu có.
- Cho tất cả các nguyên liệu lên chảo sao cho khô.
- Cho các nguyên liệu vừa sao bào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm trong 30- ngày
- Mỗi ngày dùng 10 – 20ml có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức nhanh chóng.
Dùng cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm
Đinh lăng còn được biết đến với các tên “nhân sâm của người nghèo” bởi những hoạt chất quan trọng có trong thảo dược này. Các thành phần có trong đinh lăng như saponin, các vitamin B1, B2, C cùng 20 loại acid amin không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn tăng tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm sưng vô cùng hiệu quả.
Đồng thời uống nước sắc từ cây đinh lăng còn đem đến tác dụng an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết từ đó hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đạt kết quả tốt hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng các bài thuốc có chứa thảo dược này thường xuyên sẽ giúp xương cốt dẻo dai và cường tráng hơn trông thấy.
Các bài thuốc từ cây đinh lăng giúp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như sau
Cách 1: Đắp lá đinh lăng
- Dùng một nắm lá đinh lăng rửa sạch, để ráo
- Cho lá lên chảo sao nóng, có thể kết hợp cùng một ít muối hột để tăng tác dụng điều trị
- Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch rồi áp trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương.
- Chườm trong 15 – 20 phút mỗi lần
- Thực hiện mỗi ngày hoặc khi cơn đau đến bất chợt để cải thiện các triệu chứng này một cách hiệu quả.
Cách 2: Thuốc sắc từ đinh lăng và các loại thảo dược
- Chuẩn bị 30g cây đinh lăng, cúc tần, cam thảo, cây xấu hổ mỗi thứ 10g
- Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm sơ với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất
- Cho tất cả các nguyên liệu đem sao khô trên chảo nóng
- Đem các nguyên liệu vừa sao sắc cùng 600m nước sạch
- Đun đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chia làm 3 lần dùng uống trong ngày
- Dùng mỗi ngày 1 thang để thấy bệnh cải thiện nhanh chóng.
Cách 3: Dùng rễ cây đinh lăng
- Dùng khoảng 30g rễ đinh lăng rửa sạch, ngâm sơ với nước muối loãng rồi thái mỏng
- Sắc rễ đinh lăng cùng 2 lít nước đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp
- Bài thuốc này có thể để trong tủ lạnh dùng trong 2- 3 ngày
Dùng đu đủ chữa thoát vị đĩa đệm
Dùng đu đủ cũng là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà cũng là phương pháp được dân gian truyền tai nhau tuy đơn giản nhưng cũng giúp bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Do trong loại trái cây này có chứa papain – chất có khả năng làm mềm cơ, giảm tình trạng co cứng cơ đồng thời hỗ trợ quá trình bào mòn gai cột sống. Nhờ đó hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Người bệnh có thể dùng đu đủ xanh, đu đủ chín và cả hạt đu đủ để điều trị bệnh. Tuy nhiên việc dùng đu đủ phải đảm bảo đúng cách mới có thể đem đến tác dụng hiệu quả tối ưu cho người dùng
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đu đủ như sau
Cách 1: Đu đủ nướng rượu và gừng
- Dùng đu đủ xanh rửa sạch, khứa vài vết vào thân quả rồi ngâm nước muối để loại bỏ bớt nhựa
- Cắt một lát ở đầu quả, giữ phần vừa cắt để làm nắp đậy
- Gừng rửa sạch, giã nát rồi đem đun sơ cùng rượu
- Đổ hỗn hợp trên vào bên trong quả đu đủ rồi lấy nắp quả đậy lại, dùng tăm để cố định nắp.
- Bỏ đu đủ lên bếp than nướng đến khi chín.
- Cho đu đủ vào một chiếc khăn lớn rồi bóp hoặc giã nát, chườm ngay lên lưng khi hỗn hợp còn ấm.
- Đắp hỗn hợp trong khoảng 20 phút
- Duy trì thực hiện ngày 1 lần.
Cách 2: Bài thuốc uống từ đu đủ và mễ nhân sống
- Dùng 30g đu đủ xanh rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ vừa ăn
- Mễ nhân 30g đem nấu nhừ cùng đu đủ
- Cho thêm đường vào hỗn hợp khi gần chín để dễ dùng hơn.
- Chắt lấy nước uống dùng trong ngày để thấy hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Cách 3: Dùng hạt đu đủ chín
- Lấy toàn bộ hạt đu đủ trong quả chín đem rửa sạch, loại bỏ cả lớp vỏ bên ngoài hạt
- Vớt hat để ráo rồi đem giã nát
- Bọc hạt vào một miếng vải mọc rồi đắp lên vùng lưng bị thoái hóa.
- Đắp trong vòng 15 – 30 phút mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Dùng cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm
Cây xấu hổ còn được gọi với cái tên khác là cây trinh nữ là một loại cây mọc dại nhưng có thể đem đến tác dụng vô cùng tuyệt vời trong cải thiện các triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo y học cổ truyền, loại thảo dược này giúp an thần, kháng viêm, giảm đau, ổn định huyết áp cực tốt nên thường dùng trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp và huyết áp hay thần kinh cực tốt.
Các nghiên cứu cũng cho thấy trong cây xấu hổ cũng có chứa nhiều hoạt chất khả năng ức chế thần kinh, ngăn chặn quá trình phát tín hiệu đầu về hệ thần kinh trung ương, từ đó người bệnh có thể không còn cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó thảo dược này cũng có tác dụng chống viêm nên khi dùng có thể làm giảm tình trạng sưng viêm bên trong các khớp xương khá hiệu quả.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây xấu hổ được thực hiện như sau
- Dùng 120g rễ cây xấu hổ đem rửa sạch, ngâm sơ với nước muối rồi thái nhỏ và phơi khô
- Ngâm rễ cây với 3 thìa rượu trắng, giữ nguyên cho tới khi rễ hút hết nước và khô lại
- Đem dược liệu trên sắc vùng 4 bát nước đun đến khi còn khoảng 1 bát thì tắt bếp
- Chia thuốc ra uống ngày 2 lần khi thuốc còn ấm.
- Kiên trì dùng trong 3 tháng liên tục để bệnh được cải thiện đáng kể.
Cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm
Cây cỏ xước còn được gọi bằng nhiều cái tên như ngưu tất nam, hài ngưu tất,… là loại thảo dược xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm vì đem lại tác dụng rất tích cực. Trong loại cây này có chứa rất nhiều vitamin C, saponin, caroten, glucid, protide .. đây đều là các chất có tác dụng giảm đau, chống viêm cực mạnh đồng thời hỗ trợ khả năng phục hồi của các sụn khớp bị tổn thương nhanh chóng.
Bên cạnh đó thành phần Achyranthine trong cỏ xước có thể làm giãn nở các mạch máu, tăng cường tuần hoàn từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức và tê bì xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện các bài thuốc từ cây cỏ xước để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm như sau
Cách 1: Bài thuốc với cỏ xước tươi
- Chuẩn bị 300g Rễ cây cỏ xước, đỗ trọng và ý dĩ mỗi vị 20 gram, 16g lá lốt
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất
- Đem sắc cùng 4 bát nước cho tới khi cạn còn 2 bát thì tắt bếp
- Chia thuốc làm 3 phần dùng trong ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 thang đến khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm
Cách 2: Bài thuốc với cỏ xước khô
- Chuẩn bị bạch liêm, dền gai,chùm gửi, cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 20g ở dạng khô.
- Đem rửa sạch sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm
Chìa vôi hay dây đau xương là một loại dược liệu mọc rất nhiều trong dân gian và có khả năng cải thiện rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Trong thành phần của thảo dược này có chứa phenolic, saponin, vitamin C và caroten .. đây đều là các chất có tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, chống viêm rất tốt cho những người đang gắp phải tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Bên cạnh đó, cây chìa vôi cũng giúp đả thông kinh mạch, hỗ trợ lưu thông máu huyết giúp các cơ nhận được đầy đủ máu và oxy, từ đó tăng cường khả năng vận động cũng như phục hồi chức năng của các cơ quan nhanh chóng.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với cây chìa vôi như sau
Cách 1: Chườm chìa vôi rang muối
- Dùng 1 nắm chìa vôi rửa sạch, ngâm sơ với nước muối, để ráo rồi vò hơi nát
- Cho nguyên liệu lên chảo sao nóng cùng một ít muối hột.
- Sao hỗn hợp vừa ấm rồi bọc trong một miếng vải mềm đắp trực tiếp lên lưng trong vòng 15- 20 phút.
- Thực hiện ngày 1- 2 lần/
Cách 2: Thuốc sắc từ cây chìa vôi
- Chuẩn bị 50g dây chìa vôi; chùm gửi, lá lốt, thổ ngưu tất mỗi vị 30g; rau dền gai 20g
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm sơ với nước muối, để ráo
- Sắc tất cả nguyên liệu với 5 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp
- Chia ra dùng uống ngày 2 lần sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Dùng lá gấu mật chữa thoát vị đĩa đệm
Cây gấu mật là một loại cây thân gỗ lâu năm, còn được gọi với những cái tên khác như á đắng, cây cỏ mật gấu… Dân gian đã bắt đầu sử dụng loại lá này vào chữa các bệnh xương khớp từ rất lâu do nó đem lại rất nhiều tác dụng hiệu quả. Các bài thuốc từ lá mật gấu có thể giúp giảm đau, an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ do đau nhức rất tốt.
Bên cạnh đó các hoạt chất có trong lá mật gấu như Ursolic acid hay β-sitosterol có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do làm bào mòn sụn khớp, ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư tối ưu. Đồng thời tác dụng làm giảm đau, ngăn ngừa các triệu chứng sưng viêm trên các vùng đĩa đệm vị tổn thương của loại thảo dược này cũng được chứng minh rất hiệu quả.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với lá mật gấu được thực hiện như sau
Cách 1: Kết hợp lá mật gấu với bia
- Chuẩn bị vài lá mật gấu đã được rửa sạch, đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt
- Trộn nước cốt vừa thu được với một lon bia có độ cồn nhẹ uống vào buổi tối sau khi ăn
- Thực hiện liên tục trong 10 ngày rồi nghỉ 1 tuần, sau đó uống lại.
Cách 2: Thuốc sắc từ lá mật gấu
- Dùng 8- 12 lá mật gấu rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất
- Sắc cùng 3 bát nước trong vòng 15 phút
- Chia thuốc ra làm 2- 3 bát để dùng trong ngày.
Các bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh các bài thuốc trên, cách được bác bác sĩ khuyến khích nhiều nhất. Mục đích của các bài tập này nhằm giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện chức năng vận động, giúp xương khớp dẻo dai hơn từ đó góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên người bệnh cần chú ý lựa chọn các bài tập với tình trạng sức khỏe, không nên chọn các bài tập quá nặng sẽ khiến các đĩa đệm và cột sống tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó trong thời gian đầu người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ hay những người có chuyên môn để đảm bảo tập đúng tư thế, tránh gây các biến chứng trầm trọng hơn.
Một số bài tập thường được khuyến khích cho những người bị thoát vị đĩa đệm như
Tập yoga
Yoga là bộ môn giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, giải phóng áp lực cho các dây thần kinh từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức hiệu quả. Tập các bài yoga phù hợp có thể làm giảm đau lưng và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của các cơ xương nhanh chóng. Tùy vào vị trí đĩa đệm thoát vị ở cổ hay thắt lưng mà các bài thập khác nhau.
Người bệnh tốt nhất nên tìm đến các lớp tập yoga chuyên nghiệp để đảm bảo có thể thực hiện đúng động tác. Một số tư thế phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm như tư thế trẻ em, tư thế châu chấu hay tư thế rắn hổ mang.. Kiên trì luyện tập tại nhà không chỉ tốt cho xương khớp mà còn tốt cho thần kinh, giúp người bệnh có thẻ giải tỏa stress căng thẳng và ngủ ngon hơn.
Đi bộ
Bài tập đơn giản nhất để cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm chính là đi bộ. Phương pháp này vừa giúp máu huyết tuần hoàn, xương khớp được vận động, giảm áp lực lên các dây thần kinh tại cột sống. Chú ý cố gắng giữ thẳng lưng và vai khi đi bộ để giữ được tư thế đẹp nhất.
Hít xà đơn
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm mới chỉ ở giai đoạn đầu không quá nguy hiểm thì hít xà đơn sẽ là phương pháp đơn giản nhất giúp kéo dãn các đốt sống, cải thiện tình trạng nhân nhầy chèn ép lên các dây thần kinh một cách hiệu quả. Nhờ đó các đĩa đệm được ổn định lại và nhanh chóng loại bỏ những cơn đau nhức khó chịu.
Tuy nhiên nếu thoát vị đĩa đệm đã vào giai đoạn nguy hiểm khiến chức năng vận động bị ảnh hưởng thì việc tự tập luyện phương pháp này tại nhà có thể không được đảm bảo. Hãy tham khảo thêm ý kiến điều trị từ các bác sĩ để đảm bảo tập luyện đúng cách, đúng phương pháp và phù hợp với sức khỏe.
Một số bộ môn thể thao khác bạn có thể tự tập luyện như bơi lội, đạp xe đạp, dưỡng sinh hay aerobic cũng là những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đem lại hiệu quả khá tốt.
Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt là một phương pháp Đông y có thể cải thiện tình trạng đau nhức lưng vừa an toàn nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ tốt. Theo đó người ta sẽ dùng lực từ ngón tay hoặc bàn tay để day lên các kinh huyệt liên quan nhằm kích thích tuần hoàn máu, giải phóng tình trạng chèn ép các dây thần kinh, từ đó làm giảm các cơn đau nhanh chóng.
Tuy nhiên cần chú ý rằng phương pháp này chỉ mang tính chất cải thiện cơn đau tạm thời, không mang tính điều trị bệnh hoàn toàn. Người bấm huyệt phải là người có sự am hiểu chính xác về các huyệt đạo của cơ thể bởi chỉ cần bấm sai một huyệt đạo nào đó không những không làm giảm đau mà còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác.
Tốt nhất nếu không am hiểu về lĩnh vực này bạn có thể tìm đến các thầy thuốc Đông Y để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ bấm huyệt tại nhà bạn có thể tham khảo thêm để hỗ trợ việc điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng đến các loại thuốc.
Đeo đai cải thiện tư thế chữa thoát vị đĩa đệm
Tùy vào vị trị thoát vị đĩa đệm tại cổ hay lưng mà người bệnh có thể sử dụng những loại đai đeo phù hợp. Mục đích của việc đeo đai này nhằm hỗ trợ cố định các đĩa đệm vị lệch trở về vị trí ban đầu cũng như giữ ổn định cho phần cột sống. Dần dần các triệu chứng đau nhức sẽ dần được cải thiện và biến mất.
Phương pháp này rất phù hợp cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cấp tính. Những người sau phẫu thuật cũng có thể sử dụng sản phẩm này để định hình lại khung xương cho ổn định hơn. Ngoài ra những người làm các công việc văn phòng hay đi lại nhiều cũng được khuyên nên sử dụng loại đai này khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này tại các hiệu thuốc Tây Y để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Kết hợp sản phẩm này với việc xoa bóp bấm huyệt giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe ổn định ban đầu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây về 13 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản hiệu quả đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên nghỉ ngơi nhiều hơn kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý nhất để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.
Xem thêm: TOP 13 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhất, lưu ý khi điều trị
Tin mới nhất
- Đông trùng hạ thảo Tây Tạng: Nguồn gốc, công dụng và giá tiền
- Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày và chi phí tham khảo
- Top Thực Phẩm Tăng Cao Sức Đề Kháng Trong Mùa Dịch Covid-19
- Tất tần tật về tình trạng sinh non mà bạn quan tâm
- Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
- 9 cách giảm đường huyết khi mang thai
- TOP 5 cách chữa yếu sinh lý bằng lá lốt cánh mày râu nên thử
- Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết
- Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?
- Nấm lim xanh cổ truyền và hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư