Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- 1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
- 2. Ung thư tuyến tiền liệt có mấy giai đoạn?
- 3. Ung thư tuyến tiền liệt có di căn không? Di căn đến đâu?
- 4. Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
- 5. Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
- 6. Ung thư tuyến tiền liệt có sinh con được không?
- 7. Ung thư tuyến tiền liệt có quan hệ được không?
- 8. Ung thư tuyến tiền liệt có đau không?
- 9. Vì sao mắc ung thư tuyến tiền liệt và làm sao để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt?
- Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt:
- Những cách cơ bản để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt:
- 10. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?
- 11. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
- 12. Có nên điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng đông y
- 13. Ung thư tuyến tiền liệt có nên mổ không?
- 14. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt có đắt không?
- 15. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở đâu tốt nhất?
- 16. Ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng những gì?
- 17. Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Một số thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên bổ sung trong thực đơn như:
- Những thực phẩm người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng:
- 18. Làm gì để phòng tái phát ung thư tuyến tiền liệt?
- 19. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh khá phổ biến xuất hiện ở nam giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng ngày càng tăng. Nắm được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị. Bài viết dưới đây là những chia sẻ thực tế về căn bệnh này.
Giải đáp 19 câu hỏi được hỏi nhiều nhất về ung thư tuyến tiền liệt
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt, hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến, là một loại ung thư phát triển từ các tế bào thuộc tuyến tiền liệt – một tuyến nhỏ có hình quả óc chó, thuộc tuyến sinh dục nam. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể.
2. Ung thư tuyến tiền liệt có mấy giai đoạn?
Ung thư tuyến tiền liệt được phân chia thành 4 giai đoạn theo hệ thống TNM dựa vào kích thước khối u, sự xâm lấn cơ quan lân cận (xuất hiện hạch vùng), và di căn xa.
- Giai đoạn I: khối u có kích thước nhỏ, khu trú ở 1 vùng của tuyến tiền liệt, có thể không cảm thấy bằng thăm khám thông thường.
- Giai đoạn II: khối u có kích thước lớn hơn nhưng vẫn giới hạn ở tuyến tiền liệt, chưa có sự xâm lấn đến cơ quan lân cận.
- Giai đoạn III: Ung thư đã xâm lấn cơ quan lân cận, lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt tới túi tinh hoặc cơ quan khác.
- Giai đoạn IV: Xuất hiện khối u di căn hạch bạch huyết, xương, phổi hoặc cơ quan khác.
Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn
3. Ung thư tuyến tiền liệt có di căn không? Di căn đến đâu?
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh có xâm lấn và di căn. Trong giai đoạn muộn, ung thư tuyến tiền liệt di căn đến hệ bạch huyết và các vị trí khác nhau của xương. Ngoài ra, ung thư tuyến tiền liệt có thể di căn túi tinh, bàng quang, hạch bạch huyết, di căn phổi,…
4. Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh khá nguy hiểm hay gặp ở nam giới. Tuy nhiên, nó lại phát triển âm thầm và người bệnh khi phát hiện ra thường trong giai đoạn muộn của bệnh khi các tế bào đã di căn và gây nguy hiểm tới tính mạng. Ung thư tuyến tiền liệt có khả năng điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời.
5. Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong các bệnh ung thư có tiên lượng tốt, mức độ nghiêm trọng ít nhất trong các bệnh ung thư. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn và mức độ của bệnh, can thiệp chữa trị và đáp ứng điều trị, thể trạng cơ địa bệnh nhân và bệnh khác mắc cùng.
- Giai đoạn I và II: Trong giai đoạn này khi các khối u chưa di căn thì tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm từ 70-95%
- Giai đoạn III và IV: Khi các khối u ác tính di căn và xâm lấn đến các cơ quan khác của cơ thể, tỉ lệ người bệnh sống đến 5 năm dao động từ 20-45%.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào mức độ bệnh
6. Ung thư tuyến tiền liệt có sinh con được không?
Người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt vẫn có khả năng sinh con bình thường bởi vì ung thư tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục với một số vấn đề như khó cương dương, đau khi xuất tinh… tuy nhiên nam giới khi mắc căn bệnh này không mất đi khả năng sinh sản.
7. Ung thư tuyến tiền liệt có quan hệ được không?
Đa phần bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không bị ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, ngoại trừ một số bệnh nhân ở giai đoạn muộn có thể có biểu hiện đau khi xuất tinh hoặc khó cương dương. Bởi đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và trong giai đoạn sớm nó không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tiền liệt.
8. Ung thư tuyến tiền liệt có đau không?
Ung thư tuyến tiền liệt thường không gây đau đớn cho bệnh nhân. Đặc biệt ở giai đoạn đầu, căn bệnh này thường phát triển rất chậm và không có nhiều các biểu hiện. Trong giai đoạn cuối, khi tế bào đã xâm lấn và di căn, bệnh nhân có thể thấy đau ở một số vị trí của xương, đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh….
Ung thư tuyến tiền liệt thường không gây đau đớn cho bệnh nhân
9. Vì sao mắc ung thư tuyến tiền liệt và làm sao để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, và những lí do xuất hiện căn bệnh này cũng chưa rõ ràng. Đây là căn bệnh khởi phát do đột biến gen, dẫn đến sự mất cân bằng trong chu trình tế bào bình thường.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt:
- Sự thừa hưởng gen bất thường từ bố mẹ làm giảm khả năng sửa chữa sai hỏng của AND hoặc các tế bào, do đó các cá thể tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Việc đột biến gen khi tương tác với những yếu tố khác từ môi trường: tiếp xúc với hóa chất, viêm nhiễm tuyến tiền liệt, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, hút thuốc lá…
- Tuổi tác: Theo thống kê, tuổi từ 50 trở đi có nguy cơ cao hơn với ung thư tuyến tiền liệt. Có khoảng 60% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi trên 65.
Những cách cơ bản để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt:
- Tầm soát hoặc tái khám bệnh theo yêu cầu và định kỳ tại các cơ sở y khoa uy tín.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp. Nên uống trà xanh và thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa
- Tránh các hóa chất và độc tố có thể gây ung thư.
- Luyện tập nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, thiền,…
10. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong các bệnh ung thư có tiên lượng tốt, bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Bệnh nhân nếu phát hiện ung thư tuyến tiền liệt trước khi khối u di căn có khả năng điều trị thành công cao, đặc biệt là ở giai đoạn I, II.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa khỏi trong giai đoạn sớm khi bệnh chưa di căn
11. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển lặng lẽ và âm thầm. Việc điều trị căn bệnh này có nhiều phương pháp và lựa chọn cách thức điều trị nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, tuổi tác… Dưới đây là các phương pháp chính để điều trị căn bệnh này:
- Phẫu thuật: Cơ hội chữa khỏi căn bệnh này khá cao nếu người bệnh được chỉ định sử dụng phương pháp này. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt nếu khối u vẫn khu trú tại chỗ.
- Hóa trị: Hóa trị được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
- Xạ trị: Sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt thường được áp dụng khi khối u vẫn khu trú hoặc nhằm mục đích giảm đau trong di căn xương.
- Điều trị nội tiết: Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt, chống lại ảnh hưởng của hormone testosterone và làm chậm sự phát triển của khối u.
- Cắt lạnh hoặc đông lạnh mô tuyến tiền liệt: Phương pháp này thường tiêu diệt cả một phần tế bào lành xung quanh và có thể để lại tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
12. Có nên điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng đông y
Bệnh cạnh điều trị tích cực bằng các phương pháp tây y, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp đông y giúp tăng hiệu quả điều trị. Có thể phối hợp sử dụng các bài thuốc hoặc chế phẩm Đông y để hỗ trợ cơ thể nhanh hồi phục, giúp tăng đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là giữa các đợt điều trị.
Đông y hỗ trợ trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến
13. Ung thư tuyến tiền liệt có nên mổ không?
Phẫu thuật nhìn chung vẫn là phương pháp mang lại hiệu quả cao, vì nó có khả năng loại bỏ hầu hết các tế bào ác tính, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp khối u đang tiến triển nhanh, nếu không điều trị có thể lan tràn sang các cơ quan lân cận hoặc di căn xa. Vì thế, nếu có chỉ định từ bác sĩ điều trị, người bệnh nên sử dụng phương pháp mổ khi chữa bệnh.
14. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt có đắt không?
Để biết được cụ thể và chính xác chi phí chữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được giải đáp. Thông thường, điều trị căn bệnh này cần các chi phí như sau:
- Chi phí điều trị bệnh (phương pháp sử dụng…): Tùy thuộc mức độ, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn phương pháp khác nhau hay kết hợp nhiều phương pháp.
- Chi phí thuốc men trong quá trình điều trị: Khoản phí cho việc sử dụng thuốc là khá tốn kém, vì thuốc cho căn bệnh ung thư này tương đối đắt đỏ.
- Cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn: Tại mỗi nơi điều trị thì mức phí cũng chênh lệch khác nhau
- Chi phí lưu trú, thuê phòng- giường
- Chi phí đi lại, ăn uống, sinh hoạt và phát sinh…
15. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở đâu tốt nhất?
Cơ sở y tế ngày càng được đầu tư và phát triển giúp gia tăng cơ hội sống sót cho các bệnh nhân. Một số cơ sở điều trị uy tín căn bệnh này như:
- Miền Bắc: Bệnh viện K, 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thu Cúc, Hưng Việt..
- Miền Trung: Trung tâm ung bướu của bệnh viện Trung Ương Huế, bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
- Miền Nam: Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện đa khoa quốc tế Central Park…
Có thể điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa
16. Ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng những gì?
Dinh dưỡng và chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ người bệnh điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Một số những thực phẩm mà bệnh nhân nên kiêng như:
- Quan hệ
- Hoạt động thể chất mạnh trong quá trình điều trị
- Thực phẩm nhiều canxi,đồ cay nóng, chất kích thích
17. Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bệnh nhân ung thư tuyền liệt tuyến nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng. Bên cạnh luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày, giữ tâm lý và tinh thần ổn định thì việc sử dụng những thực phẩm phù hợp cũng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Một số thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên bổ sung trong thực đơn như:
- Thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá
- Hoa quả và rau xanh, các loại ngũ cốc, các loại hạt…
- Trà xanh và cà chua (chứa nhiều chất chống oxy hóa)
- Các loại thực phẩm dồi dào vitamin C
Những thực phẩm người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng:
- Thực phẩm nhiều canxi như sữa, phô mai, các chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm ngọt
- Các loại thực phẩm công nghiệp, đồ đóng hộp, thực phẩm lên men hay nhiều muối.
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng
- Các chất kích thích hay chất chứa cồn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
Thực phẩm người bệnh ung thư tiền liệt tuyến nên ăn
18. Làm gì để phòng tái phát ung thư tuyến tiền liệt?
Bên cạnh lựa chọn biện pháp tối ưu để điều trị căn bệnh này, người bệnh cần chú ý để phòng tái phát bằng những cách thức sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các thực phẩm độc hại
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, đều đặn và nhẹ nhàng
- Giữ tâm lý ổn định, tinh thần vui vẻ thoải mái
19. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt gây nên sự mệt mỏi và suy kiệt cơ thể. Vì vậy việc sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh là hoàn toàn cần thiết.
Các bác sỹ ở bệnh viện chuyên khoa ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108 hay Bạch Mai thường hay khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh sử dụng sản phẩm từ Fucoidan Nhật Bản chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Một sản phẩm từ Fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Hoạt chất Fucoidan được chiết xuất từ nấm Mozuku tại Nhật Bản, kết hợp cùng bột nghiền từ nấm Agaricus có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư ngay từ trong trứng nước.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961.
Chúc bạn sức khỏe!