Sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sỏi bàng quang chiếm tới hơn 30% số ca bệnh sỏi tiết niệu toàn cầu. Bệnh lý này thường gây ra các cơn đau bụng dưới, khiến người bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, đái ra máu,… Thậm chí nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là các khối rắn như sỏi tích tụ trong bàng quang. Chúng được hình thành từ sự lắng đọng của nước tiểu còn sót lại trong bàng quang. Các khoáng chất có trong phần nước tiểu dư thừa này kết cụm với nhau tạo thành tinh thể có hình dáng tương tự như viên sỏi trong tự nhiên, người ta gọi đó là sỏi bàng quang.
Trong một số trường hợp khác, sỏi không hình thành trực tiếp tại bàng quang mà là sỏi thận, sỏi từ niệu quản rơi xuống. Thống kê cho thấy, nhiều trường hợp bàng quang chỉ có 1 viên sỏi duy nhất trong suốt thời gian dài nhưng cũng có trường hợp, nhiều nhóm sỏi cùng tồn tại và phát triển.
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang, trong đó phổ biến nhất là:
- Phì đại tiền liệt tuyến: Khi tuyến tiền liệt của nam giới to lên sẽ chặn dòng nước tiểu. Điều này làm nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
- Sa bàng quang: Đây là nguyên nhân thường gặp ở nữ giới. Khi thành bàng quang suy yếu rồi sa xuống âm hộ có thể khiến dòng nước tiểu bị chặn lại, lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi ở bàng quang.
- Viêm bàng quang: Bàng quang bị viêm nhiễm cũng có thể tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
- Dây thần kinh đến bàng quang bị tổn thương: Trong cơ thể người, có một dây thần kinh đảm nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu từ não bộ đến bàng quang. Khi dây thần kinh chuyên trách này bị tổn thương, khiến bàng quang hoạt động “kém năng suất”, làm nước tiểu bị ứ đọng dẫn tới việc hình thành sỏi.
- Sỏi thận: Một số viên sỏi thận với kích thước nhỏ có thể đi qua ống niệu quản và rơi xuống bàng quang. Nếu không được loại bỏ kịp thời chúng sẽ trở thành sỏi.
- Dụng cụ đặt trong bàng quang: Một số dụng được đặt trong bàng quang như ống thông tiểu, vòng tránh thai cũng có thể là những nguyên nhân khiến sỏi hình thành.
Triệu chứng sỏi bàng quang
Ở giai đoạn đầu, khi sỏi còn có kích thước nhỏ, người bệnh có thể chưa gặp triệu chứng nào. Thế nhưng, khi những viên sỏi ngày càng lớn dần thì chúng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu với những triệu chứng sau:
- Tiểu rắt: Đây là dấu hiệu sỏi bàng quang thường thấy vào ban ngày vì khi đó người bệnh đi lại, vận động nhiều làm cho các viên sỏi liên tục di chuyển, tạo nên yếu tố kích thích bàng quang.
- Tiểu ngắt – ngừng: Tình trạng này thường gặp ở nam giới. Biểu hiện rõ ràng nhất là người bệnh đi tiểu nhưng đột nhiên dừng lại, nước tiểu không ra, khi đổi tư thế thì lại tiểu tiện bình thường. Còn ở bé trai, do tiểu đau nên trẻ thường đưa tay bóp đầu dương vật mỗi lần đi vệ sinh, phụ huynh có thể dựa vào triệu chứng này để sớm phát hiện bệnh ở con.
- Đau bụng dưới sau đó lan dần xuống bộ phận sinh dục: Phổ biến ở cả nam và nữ, đôi khi bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác do có triệu chứng tương tự, nhất là chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do đó, khi gặp tình trạng này người bệnh nên chủ động theo dõi, tránh gây hại tới sức khỏe.
- Nước tiểu đục hoặc có màu đục: Viêm nhiễm tại bàng quang do sỏi có thể khiến nước tiểu của người bệnh trở nên bất thường.
- Tiểu buốt về cuối, thậm chí tiểu ra máu: Đây là dấu hiệu thường thấy khi bệnh đã ở thể nặng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm để không gây hại cho sức khỏe.
Đối tượng dễ mắc sỏi bàng quang
Thống kê cho thấy, có hơn ⅓ số ca mắc sỏi tiết niệu là sỏi ở bàng quang. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân là nam giới cao hơn nhi
ều so với nữ giới. Ngoài ra, các tài liệu ghi chép bệnh án sỏi bàng quang cũng cho thấy người từ 50 tuổi trở lên có xu hướng mắc bệnh cao hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu cũng cho biết thêm, bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt,… hoặc những người sau điều trị đột quỵ, tiểu đường cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi bàng quang.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Khi kích thước sỏi nhỏ, cơ thể có thể tự đào thải và chưa gây ra hậu quả nào cho người bệnh. Nhưng nếu chủ quan và chưa được phát hiện kịp thời thì sỏi sẽ lớn dần về kích thước, số lượng và khiến người bệnh gặp phải các biến chứng sau:
- Gây rối loạn chức năng bàng quang thể mãn tính: Khi gặp biến chứng này, người bệnh đi tiểu tiện với tần suất dày đặc, bị đau và khó chịu khi đi tiểu. Thậm chí, sỏi tích tụ và làm tắc nghẽn toàn bộ đường tiểu gây ra tình trạng vô niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn phát triển và phá hủy mô thận, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
- Viêm thận: Là tình trạng cấp tính, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài các biến chứng kể trên, sỏi bàng quang còn có thể khiến bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ. Khi bệnh tái phát nhiều lần gây ra tình trạng mệt mỏi và khó khăn khi tiểu tiện, sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang
Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, việc chẩn đoán sỏi bàng quang được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Thăm khám vùng bụng dưới: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng dưới để phát hiện các dấu hiệu phì đại bất thường của bàng quang cũng như tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây chỉ là những chẩn đoán bên ngoài, mang tính cảm quan nên chưa thể khẳng định là sỏi, cần thực hiện xét nghiệm, chụp X Quang hoặc siêu âm để có kết luận chính xác nhất.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi xét nghiệm máu khi có những dấu hiệu nghi ngờ. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định mức độ viêm nhiễm ở bàng quang, từ đó đưa ra kết luận cụ thể.
- Chụp X Quang vùng hạ vị: Chụp X Quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh sỏi bàng quang. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh này đều được phát hiện bệnh thông qua phương pháp chụp X Quang. Do đó, ngay cả khi kết quả chụp X Quang bình thường cũng không đồng nghĩa là người bệnh không có sỏi trong bàng quang.
- Nội soi bàng quang bằng ống mềm: Là phương pháp sử dụng ống nhỏ có gắn camera và nguồn sáng đã kết nối với một màn hình lớn. Ống này được đưa vào bàng quang theo ống niệu đạo để quan sát những bất thường trong lòng bàng quang.
Cách điều trị sỏi bàng quang hiện nay
Tuy ở giai đoạn đầu sỏi bàng quang chưa gây ra nguy hại nào, nhưng khi bệnh tiến triển, các viên sỏi ngày một lớn dần có thể khiến người bệnh đau đớn, tiểu đau, tiểu ra máu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và đưa ra hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Dưới đây là các cách chữa trị sỏi bàng quang theo Tây y, Đông y cùng một số biện pháp tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo.
Điều trị sỏi bàng quang bằng biện pháp Tây y
Nguyên tắc trong điều trị sỏi bàng quang là thu nhỏ và loại bỏ sỏi, đưa bàng quang trở về trạng thái bình thường. Hiện nay, y học hiện đại đang áp dụng hai hình thức điều trị là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Cụ thể như dưới đây.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Đối với sỏi bàng quang 5mm hoặc có kích thước nhỏ hơn thì người bệnh chưa cần phải phẫu thuật, chỉ phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nội khoa là:
- Thuốc tan sỏi: Kiềm hóa nước tiểu, tăng cường hiệu quả làm tan sỏi. Khi các viên sỏi lớn tan nhỏ sẽ nhanh chóng được đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Thuốc giãn cơ trơn: Giảm các cơn co thắt bàng quang, tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu và đẩy sỏi ra ngoài.
- Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau đớn cũng như khó chịu cho bệnh nhân mỗi khi tiểu tiện.
- Thuốc kháng sinh: Ngăn ngừa nhiễm khuẩn, chống viêm nhiễm bàng quang do sỏi. Loại thuốc này cũng được chỉ định cho một số bệnh lý có liên quan đến bàng quang khác như: Bệnh bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ,…
Tán sỏi nội soi
Tán sỏi là phương pháp phổ biến trong điều trị sỏi bàng quang và thường được chỉ định trong trường hợp kích thước sỏi lớn hơn 20mm và bị mắc kẹt trong bàng quang. Cùng với kỹ thuật nội soi, các thiết bị tán sỏi, siêu âm phá sỏi cũng như laser được sử dụng đồng thời để xử lý sỏi.
Mặt khác, các bác sĩ cũng cần chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị triệt để tình trạng ứ đọng nước tiểu. Điều này giúp đảm bảo sau khi nội soi, các viên sỏi mới sẽ không hình thành thêm.
Mổ lấy sỏi bàng quang
Trong điều trị sỏi bàng quang, phương pháp mổ mở chỉ được áp dụng khi sỏi có kích thước quá lớn (hơn 30mm), không thể can thiệp bằng thiết bị nội soi qua đường niệu đạo. Thực tế sẽ không có quy chuẩn chung nào về phương pháp phẫu thuật, thời điểm phẫu thuật. Bác sĩ thường căn cứ vào tình trạng, mức độ ảnh hưởng của sỏi đến cơ thể người bệnh mà đưa ra chỉ định phù hợp.
Mặc dù biến chứng của phương pháp mổ sỏi bàng quang là rất hiếm nhưng đôi khi có thể khiến bệnh nhân nhiễm trùng. Do vậy, trước khi làm phẫu thuật bệnh nhân có thể được uống thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chữa sỏi bàng quang bằng bài thuốc Đông y
Theo Đông y, sỏi ở bàng quang do sự kết sạn của các chất tan có trong nước tiểu gây nên. Do vậy, phương pháp điều trị của Đông y là sử dụng các loại dược liệu có tác dụng bào mòn, làm tan các viên sỏi và khiến chúng ra ngoài theo đường tiểu.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa sỏi bàng quang từ Đông y đem lại hiệu quả tích cực:
Tứ diệp thảo thang
Đây là bài thuốc Đông y được lưu truyền trong dân gian. Công dụng và cách thực hiện bài thuốc tứ diệp thảo thang như sau:
- Chủ trị: Sỏi đường tiết niệu.
- Thành phần và cách thực hiện: Chuẩn bị tứ diệp thảo tươi 50gr, lá ngải cứu 10gr, búp dứa dại 20gr, lá phèn đen 10gr. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch, giã nát rồi thêm 100ml nước sôi để nguội, trộn đều và vắt lấy nước uống. Uống 1 lần/ngày vào sáng sớm.
Lục vị địa hoàng thang
Với thành phần gồm các loại dược liệu thiên nhiên, bài thuốc lục vị địa hoàng giúp bào mòn các viên sỏi. Công dụng và cách thức thực hiện như sau:
- Chủ trị: Sỏi bàng quang, thu nhỏ viên sỏi, đẩy sỏi ra theo đường tiết niệu.
- Thành phần và cách thực hiện: Chuẩn bị xa tiền tử, thục địa, trạch tả, bạch phục linh, hoài sơn mỗi vị 12gr; Tứ diệp thảo, tỳ giải, thài lài tía, mộc thông, kim tiền thảo mỗi vị 20gr; Sơn thù dù, đan bì mỗi vị 8gr. Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 800ml nước, lấy 200ml. Chia phần nước thu được thành 2 lần và uống hết trong ngày.
Với bài thuốc lục vị địa hoàng thang, mỗi ngày uống 1 thang để tăng cường hiệu quả. Với những người có sỏi quá to thì phải dùng kiên trì trong thời gian dài, cũng có một số trường hợp dù dùng lâu dài nhưng hiệu quả không như mong muốn.
Sòi tía mộc thông thang
Đây là bài thuốc Đông y lưu truyền có tác dụng trị tiểu buốt tiểu rắt, sỏi tiết niệu. Chi tiết về bài thuốc sòi tía mộc thông thang cụ thể như sau:
- Chủ trị: Tiểu buốt, rắt, mót nhưng không đi được, sỏi bàng quang, sỏi thận.
- Thành phần và cách thực hiện: Đem sao vàng cúc tần, rễ cây bưởi bung, sòi tía, mộc thông mỗi thứ 20gr. Sau đó sắc cùng 600ml nước, lấy 200ml rồi chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Mỗi
ngày uống hết 1 thang để đem lại hiệu quả tích cực.
Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang loại bỏ tận gốc sỏi bàng quang
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận tiết niệu, sỏi bàng quang là bài thuốc được đội ngũ bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện hợp tác cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu và phục dựng. Bài thuốc này đã từng được Ngự y hàng đầu của Thái Y Viện bào chế cho Vua chúa triều Nguyễn.
Đến nay, bài thuốc này đã được phân tích, phát triển với tỷ lệ dược liệu phù hợp hơn với cơ địa bệnh nhân bị sỏi bàng quang trong thời hiện đại. Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu được chứng minh với công năng điều trị bệnh toàn diện, hiệu quả cao gấp nhiều lần những bài thuốc Đông y thông thường.
Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận được bào chế theo công thức “3 trong 1”, với sự hỗ trợ của 3 bài thuốc nhỏ. Cụ thể:
Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu
- Dược liệu: Kim tiền thảo, Thạch vĩ, Hạt chuối, Chi tử, Chỉ xác, Ô dược, Sa tiền tử, Ngưu tất, Xích thược, Hồng hoa, Râu mèo
- Công dụng: Lưu thông khí huyết, lợi tiểu, tán nhỏ sỏi trong bàng quang và bài trừ ra bên ngoài
- Cách dùng: Thuốc được dùng 2 lần sáng – tối sau ăn 30p
Nhất Nam Bổ Thận Hoàn
- Dược liệu: Sinh địa, Hoài sơn, Liên nhục, Kỷ tử, Quy bản, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử
- Công dụng: Bổ thận, khí hóa bàng quang
- Cách dùng: Uống thuốc mỗi ngày sau ăn trưa 30p
Nhất Nam Giải Độc Hoàn
- Dược liệu: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Khổ sâm, Bán biên liên, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, tiêu viêm, giảm đau
- Cách dùng: Dùng thuốc sau bữa ăn trưa 30p
Có thể thấy, mỗi bài thuốc nhỏ trong bộ sản phẩm đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Những bài thuốc này cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để làm nhỏ sỏi và làm sạch bàng quang, phục hồi chức năng tạng thận.
Điều đáng chú ý của Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chính là thành phần dược liệu sạch theo chuẩn GACP – WHO. Người bệnh bị sỏi trong bàng quang khi dùng thuốc có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như hiệu quả của Nhất Nam Tiêu Thạch Khang.
Khi bào chế thuốc, đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia cũng đặc biệt chú ý tới việc cân đối tỷ lệ dược liệu. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong bào chế thuốc cũng mang đến một “điểm cộng” cho bài thuốc này. Những dược liệu chính dùng trong Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu phải kể đến như:
- Thạch vĩ: Được dùng nhiều trong Đông y với tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, điều trị viêm bàng quang, viêm tiết niệu, niệu đạo, giải độc lưu huỳnh…
- Hoàng liên: Được dùng trong Đông y với tác dụng tả hỏa giải độc, thanh tâm nhiệt, táo tỳ thấp, trị tiêu hoá không tốt, viêm ruột, hạ lỵ, đau bụng nôn mửa,…
- Kim tiền thảo: Có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu và thường được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh như trừ sỏi, bàng quang tích nhiệt…
- Hoài sơn: Là loại dược liệu thường dùng để bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát
- Sinh địa: Một loại thảo dược quý có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Tốt cho người âm hư, phát nóng về chiều…
Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận, bàng quang còn có nhiều ưu điểm phải kể đến như:
- Tán sỏi, bài thạch không cần phẫu thuật, không đau, không xâm lấn
- Hiệu quả lâu dài nhờ sự kết hợp 3 bài thuốc nhỏ với nhau
- Nguồn gốc dược liệu sạch tự nhiên, có tới hơn 30 dược liệu được cân đối theo “tỷ lệ vàng” có tác dụng điều trị sỏi và phục hồi thể trạng hiệu quả
- Thuốc được hỗ trợ bào chế dưới dạng cao, viên hoàn tiện dụng
- Hiệu quả điều trị đã được kiểm chứng
Đối tượng sử dụng bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận, sỏi tiết niệu
- Người mắc các bệnh về sỏi tiết niệu như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
- Người từng phẫu thuật điều trị sỏi
- Người từng tán sỏi qua da
- Người mắc các bệnh sỏi đã từng điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả
- Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em
Xem ngay: Video bệnh nhân chia sẻ về quá trình dùng Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận, bàng quang
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hiện tại, bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận đang được phân phối độc quyền tại Nhất Nam Y Viện. Địa chỉ liên hệ:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
Biện pháp chữa sỏi bàng quang tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc các bài thuốc Đông y, người bệnh cũng có thể giảm đau sỏi bàng quang bằng việc sử dụng các loại lá, rau dại có sẵn trong vườn nhà. Đây là những cách chữa sỏi bàng quang dân gian an toàn, lành tính.
Dưới đây là một số cách chữa sỏi ở bàng quang tại nhà với những nguyên liệu đơn giản:
Sử dụng rau dừa nước:
Tác dụng: Rau dừa nước có vị ngọt, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đồng thời chống viêm và tăng miễn dịch hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng rau dừa nước để thay thế rau trong các bữa ăn hằng ngày.
- Bước 2: Ăn liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Sử dụng quả dứa:
Tác dụng: Làm mòn sỏi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả dứa chín đã khoét cuống, sau đó cho khoảng 1 đốt ngón tay phèn chua vào lỗ đã khoét rồi dùng lá chuối bọc lỗ lại, đem dứa nướng cháy vỏ.
- Bước 2: Gọt bỏ vỏ dứa và vắt lấy nước cốt uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 quả như vậy, liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Uống nước lá cây cối xay:
Tác dụng: Bào mòn, đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá cây cối xay tươi hoặc khô đun cùng 1 lít nước.
- Bước 2: Chia phần nước thu được thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Sỏi sẽ thu nhỏ kích thước sau khoảng 1 tháng sử dụng.
Lưu ý: Hiệu quả của các biện pháp trên đến đâu còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sỏi cũng như cách dùng của mỗi người, tác dụng của các bài thuốc này đối với từng người là không giống nhau.
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần chủ động nâng cao sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Dưới đây là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân sỏi bàng quang nên ăn:
- Nhóm các thực phẩm nhiều chất xơ: Rau xanh, bột yến mạch, ngũ cốc, quả bơ…
- Uống nhiều nước để tăng cường đẩy cặn bã ở bàng quang ra ngoài.
- Ăn nhiều cá: Cá chứa lượng protein tốt cho sức khỏe, nhất là người mắc bệnh liên quan đến sỏi tiết niệu.
- Người bệnh luôn được khuyến khích uống nhiều nước. Nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần nói KHÔNG với nhóm các thực phẩm sau:
- Muối và canxi
- Thực phẩm giàu vitamin C
- Các loại protein động vật
- Đường
- Đồ ăn cay nóng, các món chiên xào có nhiều dầu mỡ
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Biện pháp phòng tránh sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, được hình thành từ sự kết tinh của các khoáng chất có trong nước tiểu còn đọng lại. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý này, trước hết cần ăn uống khoa học, loại bỏ các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Cụ thể như sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Nước đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào, đồng thời cũng là chất hòa tan các khoáng chất hình thành sỏi ở bàng quang. Việc uống nhiều nước mỗi ngày giúp ngăn không cho nước tiểu bị đặc, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố qua đường tiểu hiệu quả.
- Ăn nhạt, giảm lượng muối mỗi ngày: Việc ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu – nguyên nhân chủ yếu hình thành sỏi. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn 2,3g muối/ngày để bảo vệ sức khỏe.
- Cân bằng nhóm thực phẩm giàu canxi và oxalat: Bên cạnh việc kiêng khem các loại đồ ăn nhiều canxi thì mỗi người cũng nên tự cân bằng thực đơn của mình với việc bổ sung nhiều khoai tây, khoai lang, cà phê,… vào thực đơn của mình. Việc tăng cường các món ăn này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu, nên đi ngay khi có cảm giác mắc tiểu: Hạn chế việc nước tiểu tích tụ, các khoáng chất có thể kết tinh và tạo thành sỏi.
- Cố gắng tiểu thêm 10-20 giây mỗi lần: Tạo khoảng trống cho bàng quang đối với các bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiểu.
- Tập luyện thường xuyên: Mỗi người nên hạn chế ở lâu một chỗ, cần tăng cường vận động để phòng tránh hình thành sỏi và có một cơ thể luôn khỏe mạnh.
Sỏi bàng quang nếu không được chữa trị có thể gây teo bàng quang, nhiễm trùng bàng quang, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp chữa trị kịp thời (nếu có). Tuyệt đối đừng vì chủ quan, e ngại mà gây hại cho sức khỏe của chính mình!
Xem thêm: Bệnh Mất Ngủ Là Gì ? Nguyên Nhân, Cách Phòng & Chữa Bệnh Mất Ngủ
Tin mới nhất
- 12 lý do tại sao bạn nên yêu một cô nàng gần gũi với cha
- Oral Sex là gì? Cách quan hệ tình dục bằng miệng cho người ấy sướng mê
- Công Dụng Của Nấm Thượng Hoàng
- Khối bìu
- Nấm lim xanh có giá bao nhiêu cách phân biệt nấm lim xanh thật giả
- Cách sắc thuốc nấm lim xanh hiệu quả cách sử dụng nấm lim xanh
- Tiêu chảy
- Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng bệnh hiệu quả
- Xoắn đại tràng sigma: Triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm
- Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?