Thận yếu: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý quan trọng
Thận được ví như “trái tim thứ 2” của cơ thể. Khi thận bị tổn thương, cơ thể có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hại. Trong đó căn bệnh phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải đó chính là thận yếu. Nguyên nhân của bênh thận yếu này là gì? Làm thế nào để có thể ngăn chặn và điều trị bệnh?
Thận yếu là gì? Triệu chứng điển hình nhất
Cơ thể người gồm rất nhiều bộ phận khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống. Mỗi cơ quan lại mang một vai trò riêng biệt và hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó thận là một trong những cơ quan thiết yếu với chức năng điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải và thải độc.
Các căn bệnh về thận xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hại trong đó không thể không nhắc đến chứng thận yếu.
Thận yếu là gì? Đây là căn bệnh xuất hiện khi các chức năng của thận có dấu hiệu suy giảm. Thông thường các triệu chứng bệnh chỉ thể hiện rõ nét ra bên ngoài khi đang ở trong giai đoạn cuối.
Lúc này cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều chất độc hại, kèm theo các biến chứng như yếu sinh lý, viêm nhiễm bàng quang… Việc mắc cùng lúc nhiều căn bệnh khác nhau sẽ làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Làm thế nào để biết được mình có mắc phải chứng thận yếu hay không? Thực tế có rất nhiều người bệnh nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này nhưng lại không biết dựa vào cơ sở khoa học nào để chứng minh.
Ngoài việc đi khám bác sĩ những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh thận yếu:
- Đau lưng kèm theo mệt mỏi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu nổi bật của chứng thận yếu. Chất thải trong cơ thể không được loại bỏ do chức năng thận suy giảm. Người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như sỏi thận, viêm nhiễm, đau cột sống, đau thắt lưng, đau nhức mỏi bàng quang, đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm…
- Người bệnh sẽ phản ứng một cách chậm chạp. Các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt xảy ra, não bộ mất khả năng tập trung do không được cung cấp đủ dưỡng chất. Ở một số trường hợp, bệnh nhân còn mất đi khả năng phản xạ.
- Một trong những dấu hiệu tiếp theo của chứng thận yếu đo chính là hiện tượng tay chân lạnh, phù nề. Lúc này chức năng thận bị suy giảm, máu không được lưu thông một cách trơn tru, ứ đọng lại ở các chi gây phù nề, căng tức.
- Một điều có thể bạn không biết đó chính là khi bị thận yếu cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý. Nhất là ở nam giới. Thận hỗ trợ quá trình lưu thông máu ở dương vật, khi thận suy yếu máu không lưu thông được hình thành nên căn bệnh rối loạn cương dương.
Như vậy, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng như trên để dự đoán xem mình có bị thận yếu hay không. Để chắc chắn sau khi xuất hiện các dấu hiệu này nên đi khám bác sĩ để phát hiện mức độ nguy hiểm và tình trạng bệnh.
Nguyên nhân thận yếu là do đâu?
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi nguyên
nhân cách điều trị bệnh cũng có sự khác biệt. Thận yếu xảy ra là do các nguyên nhân chính dưới đây.
Thận yếu do thừa cân
Cân nặng luôn là một trong những vấn đề khiến không ít người phải đau đầu. Thói quen sinh hoạt không điều độ, không khoa học làm cân nặng tăng một cách mất kiểm soát.
Cân nặng quá tải cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thận yếu. Bởi cân nặng cản trở quá trình lưu thông của máu đến thận. Thận bị thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến việc điều hòa, thải độc, chức năng suy giảm dần, gây nên nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe.
Do mắc phải nhiều bệnh lý nền
Một trong những căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam đó chính là tiểu đường. Tiểu đường khó chữa và là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng thận yếu. Lúc này các mạch máu bị thu hẹp lại gây cản trở đến quá trình lưu thông máu đến thận. Từ đó, thận bị suy giảm chức năng, bị hư hại nhanh chóng.
Ngoài ra những căn bệnh như sỏi thận, viêm bàng quang, sỏi niệu quản, u xơ tuyến tiền liệt… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng thận hư.
Lúc này quá trình đào thải độc tố qua đường nước tiểu bị cản trở gây tắc niệu quản hình thành các cơn đau, nước tiểu ứ đọng lại dẫn tới thận yếu, suy thận. Thận yếu tiểu đêm nhiều lần sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Do lạm dụng các chất kích thích
Rượu bia hay chất kích thích đều gây hại cho sức khỏe. Việc sử dụng các chất này thường xuyên hay tiếp xúc một cách thụ động thông qua các tác nhân bên ngoài thì cũng đều làm cho thận bị suy yếu. Nhất là đối với ma túy tổng hợp làm gia tăng chất độc, khi xâm nhập trực tiếp vào cơ thể sẽ làm thận khó bài tiết hơn.
Thận yếu do lạm dụng thuốc Tây
Thuốc Tây có công dụng hiệu quả và nhanh chóng nhưng việc phát sinh ra nhiều tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Các loại thuốc giảm đau như Motrin, Advil hay NSAIDs… đều có tác dụng mạnh và khi dùng cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Tùy tiện kết hợp thuốc một cách bừa bãi, sử dụng quá liều lượng hay dùng thuốc sai cách sẽ làm tổn thương mô thận kéo theo nhiều căn bệnh khác nguy hại đến cơ thể.
Thận yếu có thể do lối sống thiếu khoa học
Bạn có biết lối sống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh suy thận, thận yếu. Trong đó tiêu biểu nhất là các thói quen dưới dây:
- Thói quen lười uống nước: Theo khuyến cáo mỗi người nên nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Thói quen uống nước không điều độ, uống quá ít nước khiến hoạt động của thận bị cản trở. Độc tố tích tụ lại càng lớn gây nên sỏi thận, thận hư hay thận thận yếu.
- Người thường xuyên nhịn tiểu cũng sẽ làm thận bị tổn thương. Lúc này thận sẽ hứng chịu nhiều áp lực, bàng quang bị chèn ép sinh tiểu rắt, tiểu buốt. Nhịn tiểu thường xuyên gây đau thận, ảnh hưởng đến hoạt động điều hòa của thận hình thành nên chứng thận hư.
Ngoài ra thận yếu cũng có thể là do bạn lười vận động. Nên tập luyện thể thao điều độ để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Thận yếu có ảnh hưởng gì không?
Thận yếu có sao không? Thận yếu lâu ngày có thể dẫn đến suy thận, thận hư đi kèm với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Khi tìm hiểu về những biến chứng mà căn bệnh này đem lại người ta nhận thấy:
- Thận yếu gây rụng tóc: “Cái răng cái tóc là vóc con người” Tình trạng rụng tóc, tóc thưa, hói… khiến không ít người phải đau đầu. Thận yếu có thể gây nên tình trạng rụng tóc kéo dài vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ lại báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với cơ thể.
- Thận yếu gây tắc nghẽn mạch máu: Khi thận bị suy giảm chức năng, các cơ quan khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, chằng hạn như gan và phổi. Lúc này hàm lượng Antithrombin III sẽ giảm, tiểu cầu tăng kết tập, khả năng đông máu tăng. Tùy vào mức độ các biến chứng đi kèm cũng sẽ khác biệt gây viêm tĩnh mạch,
tắc tĩnh mạch ngoại vi, huyết khối… - Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu chất. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lượng protein giảm… Tình trạng này kéo dài cơ thể mất cân bằng, sút cân, da dẻ xanh xao…
- Gây nên các bệnh nhiễm khuẩn: Thận yếu, khả năng đào thải chất thừa và lọc máu suy giảm. Lúc này sức đề kháng của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt. nguy cơ mắc phải các căn bệnh như nhiễm khuẩn, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, zona… tăng cao.
- Thận yếu gây nên bệnh suy thận cấp: Thận yếu khi để lâu ngày rất dễ sinh ra chứng suy thận cấp. Lúc này thể tích máu giảm, gây rối loạn muối và điện giải khiến cơ thể bị phù. Natri và Albumin trong máu suy yếu gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Thận yếu lâu ngày không chữa trị gây suy thận cấp nguy cơ chạy thận, ghép thận thâm chí tử vong là rất cao. .
- Đau bụng giả ngoại khoa từ hội chứng thận yếu làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Bệnh gây nên các biến chứng như phù tụy, phù mạc treo hay viêm phúc mạc… Khi cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cơn đau vùng bụng kéo dài và xuất hiện nhiều hơn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Để lâu dài sẽ gây ra suy thận, thận hư… nguy hiểm tính mạng.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thận yếu. Mỗi tình trạng bệnh sẽ có hướng điều trị riêng nên bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để phát hiện sớm triệu chứng cũng như điều trị sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp điều trị bệnh thận yếu như thế nào?
Nhờ vào các dấu hiệu gây bệnh mà phương pháp điều trị cũng có sự khác biệt. Căn bệnh này có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông Y, Tây Y hoặc điều trị tại nhà khi bệnh đang ở trong giai đoạn đầu, ít nguy hiểm đến tính mạng.
Tóm lại bệnh nhân thận yếu sẽ được thực hiện một trong các bài thuốc, cách điều trị dưới đây:
Điều trị bằng Tây Y
Các phương pháp điều trị bằng Tây Y mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu, điều trị tận gốc các tình trạng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng nguy cơ gây nên các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế cần thận trọng khi sử dụng phương pháp Tây Y để chữa bệnh.
Theo đó khi được chẩn đoán mắc bệnh thận yếu, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc như thuốc điều hòa hệ huyết áp, thuốc chống thiếu máu, thuốc cân bằng axit uric trong cơ thể hay thuốc lợi tiểu…
Các nhóm thuốc này điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, cải thiện tình trạng tiểu đêm, giảm các cơn đau xuất hiện xung quanh thận và bàng quang.
Tuy nhiên với người cao tuổi, người mắc nhiều bệnh lý nền cùng một lúc tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Tây mà cần nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ. Cần sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn.
Điều trị bằng bài thuốc Đông Y
Các bài thuốc Đông Y thường không đem lại hiệu quả tức thời mà sẽ có tác dụng sau khi đã uống thuốc được một thời gian dài. Có nghĩa là thuốc Đông Y sẽ từ từ ngấm dần vào cơ thể, hiệu quả chữa bệnh một cách từ từ. Một ưu điểm nổi trội mà phương pháp này mang lại đó chính là khả năng ngăn ngừa biến chứng và nói không với rủi ro.
Các vị thuốc thường được sử dụng là sơn dược, tang ký sinh, phục linh, ba kích, kỷ tử. nhưu tất… Các dược liệu có khả năng cân bằng âm dương thận, điều trị chứng âm lưỡng hư, điều trị suy thận…. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc số 1
Bài thuốc số 1 có tác dụng điều trị dứt điểm các cơn đau nhức xung quanh thận, lơi tiểu, hạn chế số lần đi tiểu về đêm. Bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn dưới đây để đạt được hiểu quả cao nhất.
- Nguyên liệu: 12g cỏ xước chỉ lấy rễ, 12g liên thảo, 10g trạch tả, 15g tàn ký sinh, 12g kê túc, 10g đan bì, 15g nữ trinh tử, 15g kỷ tử và nước sạch.
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu chuẩn bị đem rửa sạch với nước sau đó đổ vào nồi. Bật bếp đun ở mức lửa vừa phải trong thời gian tầm 30 phút. Tắt bếp và đổ ra cốc để nguội mới uống. Thuốc uống trong ngày không để qua đêm các dưỡng chất sẽ mất đi mà công dụng chữa bệnh cũng không còn hiệu quả nữa.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc số 2 khi chữa sỏi thận có thể sử dụng kết hợp cúc hoa, trạch tả, đan bì… Các vị thuốc này đều rất phổ biển, đem lại hiểu quả cao khi sử dụng trong thời gian dài. Khâu chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện tiến hành theo các bước làm dưới đây.
- Nguyên liệu: 10g trạch tả, 10g hoài sơn, 10g đan bì, 10g cúc hoa, 15g thục địa, 15g hạ liên thảo, 15g rễ cỏ xước, 15g nữ trinh tử, 15g kỷ tử và nước sạch.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem đi sắc thuốc. Đun sôi ở mức lửa nhỏ với tầm 1l nước. Đun được tầm 45 phút thì tắt bếp chia thành 3 lần trong ngày để uống. Lưu ý tuyệt đối không được để thuốc qua đêm. Thực hiện bài thuốc này trong vòng 1 tháng bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực.
Bài thuốc số 3
Bài thuốc thứ 3 mà bệnh nhân thận có thể áp dụng là bài thuốc từ địa hoàng thang, mạch môn, kỷ tử, ngũ vị tử, thái tử sâm… Bài thuốc số 3 thường được áp dụng trong thời gian từu 30 đến 45 ngày để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Phương pháp thực hiện được tiến hành ngay sau đây.
- Nguyên liệu: 19g ngũ vị tử, 15g sơn dược, 15g phục linh bì, 12g kỷ tử, 15g biển đậu, 20g mạch môn, 15g địa hoàng thang và 20g thái tử sâm.
- Thực hiện: Sau khi chuẩn bị đầy đủ tất cả các nguyên liệu đổ vào nồi
và đun trên bếp với lửa nhỏ. Thời gian đun trong vòng từ 30 đến 45 phút. Thuốc sau khi đun chia nhỏ thành 3 lần và phải uống hết trong ngày không được để qua đêm.
Điều trị bằng thuốc Nam
Bệnh cạnh thuốc Đông Y, Tây Y thì các bài thuốc Nam cũng được sử dụng khá nhiều. Với chứng thận yếu các nguyên liệu như cỏ mực, đậu đen, bồ công anh hay cây nhân trần… được sử dụng khá phổ biến. Dưới đây là các bài thuốc Nam đem lại hiểu quả vượt trội.
Bài thuốc từ đậu đen và cỏ mực
Trong các loại dược liệu Nam Y được sử dụng để điệu trị bệnh thận yếu, cỏ mực và đậu đen là 2 loại khong thể bỏ qua. Hai loại cây này phổ biến, dễ kiếm với công dụng chính là tráng dương, bổ thận, hỗ trợ đào thải độc tố vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc từ đậu đen và cỏ mực thực hiện như sau:
Nguyên liệu: Đậu đen 40g, cỏ mực 30g, nước sạch.
Thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó đem đi thái nhỏ.
- Thái xong phơi khô đem đi sao trên bếp ở mức lửa vừa phải.
- Tất cả hỗn hợp sau khi sao nóng sẽ cho vào ấm đun nước đun vơi mức lửa vừa phải.
- Nước trong nồi không để quá nhiều, chỉ để tầm 2 lít nước là được.
- Thời gian sắc thuốc là khoảng 20 phút đến 30 phút.
- Bạn lọc lấy nước sau đó lại cho tầm 1 lít nước sạch vào nồi đun trong thời gian 20 phút.
- Nước thuốc chia nhỏ uống trong ngày, có thể uống thay nước trắng cũng được.
Cây nhân trần chữa thận yếu
Cây nhân trần cũng có thể sử dụng để điều trị chứng thận yếu. Nhắc đến loại cây này chắc chắn là bạn đã không còn gì xa lạ bởi nó thường được nhiều gia đình sắc uống hàng ngày nhằm mục đích thanh lọc cơ thể và thải độc.
Trong cây nhân trần có chứa các chất như Pinne, Polyphenol, Flavonoid hay Cumarin… Chúng có khả năng chống oxy hóa ở mức cao, gây ức chế các gốc tự do hại thận. Sau một quá trình sử dụng người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Bài thuốc chữa thận yếu từ cây nhân trần có thể áp dụng như sau:
Nguyên liệu: Nhân trần 30g, râu ngô 30g và nước sạch.
Thực hiện:
- Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi rửa qua cho sạch bụi.
- Chuẩn bị một chiếc nồi đun thuốc ở mức lửa nhỏ.
- Nước đổ vào nồi cũng không được đổ quá nhiều chỉ đổ khoảng 1 lít là được.
- Thời gian đun thuốc từ 20 đến 25 phút. Sau khi tắt bếp, gạn lấy nước và uống trong ngày.
Cây bòng bong chữa bệnh thận yếu
Lá cây bòng bong cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh thận yếu. Lá có tính mát, vị ngọt dịu nhẹ và rất dễ sử dụng. Để bài thuốc phát huy được hiểu quả điều trị có thể kết hợp thêm với râu ngô hay hạt bìm bịp.
Công đoạn chuẩn bị thuốc cũng tương đối đơn giản:
Nguyên liệu: Lá cây bòng bong 25g. râu ngô 25g, hạt bìm bịp 25g và nước sạch.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá bòng bong và râu ngô sau đó để cho ráo nước.
- Chuẩn bị một nồi nước tầm 1 lít để lên bếp và đun trong thời gian 30 phút với lủa vừa phải.
- Khi nước sôi tắt bếp và đổ ra cốc, chia 2 làn uống trong ngày.
- Có thể uống thay nước trắng hoặc uống cùng nước trắng cũng được.
Sử dụng cây tầm gửi
Trong các loại cây thuốc Nam có một loại cây cũng có thể sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến thận đó chính là tầm gửi. Tầm gửi chữa thận yếu khá hiệu quả. Loại cây này có vị ngọt, vừa thanh nhiệt cơ thể vừa giải độc vừa điều hòa quá trình lọc thận.
Các bước chuẩn bị bài thuốc này cũng vô cùng đơn giản:
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 30g, mã đề 30g, thổ phục linh 30g và nước sạch.
Thực hiện:
- Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị mang đi rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Nguyên liệu đổ vào nồi và thêm tầm 1 lít nước đun sôi ở mức lửa vừa phải.
- Thời gian đun là tầm 30 phút. Nước thuốc chắt lấy rồi đổ ra cốc đem để nguội.
Với bài thuốc này chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày để đạt được hiệu quả cao nhất. Không tự ý kết hợp thêm các dược liệu khác để gây tổn thương đến thận khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Cây quýt gai chữa thận hư
Dùng cây quýt gai cũng có thể điều trị được bệnh thận hư. Cây này có tính mát, vị hơi đáng, mùi thơm nhẹ nhàng với công dụng đào thảo độc tố, thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả.
Với bài thuốc chữa bệnh bằng cây quýt gai nên kết hớp thêm với cây muối, cây nổ và cây mực. Nguyên liệu được chuẩn bị tuân theo liều lượng dưới đây:
Nguyên liệu: Cây quýt gai 20g, cây mực 20g, cây nổ 20g và cây muối 20g.
Thực hiện:
- Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi rửa thật sạch với nước.
- Để ráo và đổ vào nồi, thêm tầm 1 lít rưỡi nước sạch đun với lửa nhỏ trong thời gian 45 phút.
- Đun xong tắt bếp và đổ ra cốc để nguối uống hàng ngày.
- Bài thuốc trị thận hư sẽ phát huy được hiểu quả tích cực khi sử dụng trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.
- Tuy nhiên cần phải kiên trì, dùng hàng ngày mới đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh
Bồ công anh có thể được sử dụng để chữa bệnh hay không? Nếu bạn mắc phải chứng thận yếu hoàn toàn có thể sử dụng loại dược liệu này. Bồ công anh mang tính bình, vị đắng với công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể khá hiệu quả.
Trong bồ công anh có chứa choline, inulin hay pectin, Choline… Đây là các chất có tác dụng điều trị hiện tượng rối loạn ở thận. Sử dụng bài thuốc điều chế từ bồ công anh lâu dài bạn sẽ nhận thấy được hiểu quả rõ rệt.
Nguyên liệu: Bồ công anh 20g, nhân trần 20g, quất bì 20g và nước sạch.
Thực hiện:
- Tất cả các loại thảo dược trên đây đem đi rửa với nước sạch sau đó để cho ráo nước.
- Đổ tầm 500ml nước sach vào nồi sau dó bỏ thuốc vào đun với lửa nhỏ thời gian tầm 30 đến 45 phút.
- Đến khi thuốc cạn còn tầm một nửa nồi thì tắt bếp.
- Nước chia nhỏ thành nhiều phàn bằng nhau uống trong ngày, tuyệt đối không để qua đêm.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian chữa thận yếu từ các thảo dược tự nhiên cũng được nhiều người bệnh áp dụng như một phương pháp hỗ trợ và cải thiện sức khỏe. Ưu điểm của các bài thuốc dân gian là sử dụng các nguyên liệu dễ tìm, chứa nhiều dược tính, không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn như:
- Chữa thận yếu bằng rau ngổ: Thận yếu phải làm sao? Tại sao bạn không dùng rau ngổ để có thể điều trị bệnh tại nhà. Rau sau khi mua về rửa thật sạch, luộc chín hoặc nấu canh để ăn. Một cách khác bạn cũng có thể áp dụng đó chính là giã nát, chắt lấy nước sử dụng mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các cơn đau xung quanh thận.
- Chữa thận yếu bằng hướng dương và khiếm thực: Một trong những bài thuốc dân gian bạn có thể áp dụng tại nhà đó chính là dùng hướng dương, khiếm thực để chữa bệnh thận yếu. Các nguyên liệu được chuẩn bị đem giã nát sau đó mang đi nấu canh uống mỗi ngày. Có thể uống thay nước trắng hoặc uống cùng nước trắng đều được.
- Sử dụng râu ngô và kim tiền thảo chữa thận yếu: Râu ngô với tình mát két hợp với kim tiền thảo sẽ tạo thành một bài thuốc chữa thận yếu vô cùng hiệu quả. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn rửa sạch và chuẩn bị nồi nước với tầm 1 lít. Đun kim tiền thảo và râu ngô trên bếp với lửa nhỏ, uống mỗi ngày. Bài thuốc này vừa lợi tiểu, vừa tăng cường khả năng thải độc cho thận, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Chữa thận yếu bằng đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh chứa khá nhiều nước, vitamin, đường, chất béo hữu cơ… Loại quả này có vị ngọt, tính mát rất thích hợp để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh, bỏ vỏ, bỏ hạt, đem ngâm muối sau đó hấp cách thủy trong thời gian 30 phút. Khi đu đủ mềm thì lấy ra để nguội mới ăn. Phương pháp chữa thận yếu bằng đu đủ xanh được thực hiện trong thời gian từ 15 đến 20 ngày sẽ đem đến hiệu quả cao. Mỗi ngày ăn tầm nửa quả đu đủ, chia 2 bữa 1 ngày.
Hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh thận yếu nói riêng và các căn bệnh liên quan đến thận nói chung? Thận thực hiện chức năng thải độc nên nó là bộ phận rất quan trọng, duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Ngoài việc sử dụng đúng phương phá chữa bệnh thì cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây để phòng ngừa căn bệnh này:
- Luôn giữ tinh thần dễ chịu, thoải mái, tránh các căng thẳng, mệt mỏi. Đừng để các áp lực cuộc sống khiến tâm trạng củ bạn trở nên tồi tệ gây ảnh hưởng xấu đến thận. Khi quá stress, hoạt động điều hòa và bài tiết chất thải của thận sẽ bị ảnh hưởng lớn.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng khoa học hơn. Đồng thời nhằm nạp vào cơ thể những món ăn giàu dinh dưỡng, giàu chất xơ, nhiều viatmin và khoáng chất… Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều giàu mỡ, chiên xào gây ảnh hưởng đến thận và tim mạch.
- Không được nhịn tiểu đồng thời cần phải uống thật nhiều nước mỗi ngày. Nên ngủ trước 11 giờ, tuyệt đối không nên thức quá khuya sẽ ảnh hửng đến nội tiết tố, ảnh hưởng đến hoạt động thải độc của các cơ quan trong cơ thể.
- Thận yếu có nên uống nhiều nước không? Câu trả lời là có. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không uống quá ít nước đồng thời phải tập cho mình thói quen thức dậy sớm vào buổi sáng để tập thể dục.
- Nên tập luyện thêm các bài tập thể thao để rèn luyện sức bền. Có thể tập các bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối hay chạy bền… Chú ý tập luyện đều đặn, thường xuyên môi ngày, không tập ngắt quãng sẽ không đem lại hiệu quả cao.
- Không nên để cơ thể thừa quá nhiều cân. Nên giữ ở mức cân hợp lý tránh gây áp lực cho thận. Với người mắc bệnh béo phì nên giảm cân để có được sức khỏe dẻo dai.
- Hạn chế dung nạp nhiều muối vào cơ thể, ăn nhạt, ăn chín, uống sôi để cơ thể dễ chịu hơn.
Thận yếu phải làm sao? Những thông tin trong bài viết dưới đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Thực tế căn bệnh này không qua nguy hiểm nếu như được điều trị kịp thời những khi điều trị không đúng cách dễ phát sinh rất nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Tóm lại người bệnh cần phải rèn luyện thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho điều độ và khoa học để các triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Tin mới nhất
- Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng
- Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị
- Sâm Cau – Tiên Mao
- Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành
- Top 5 bài thuốc từ cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- Định lượng PSA
- Bệnh viêm khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Sử dụng Cholessen thế nào cho hiệu quả
- Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi
- Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?