Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả giúp lấy lại làn da khỏe mạnh
Da mặt bị ngứa gây khó chịu và mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Nếu không xử lý đúng đắn có thể gây tổn thương da nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng ngứa mặt là gì? Cách chăm sóc và điều trị thế nào hiệu quả? Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn đọc thông tin đầy đủ.
Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa
Da mặt là một trong những vùng da nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng và mẩn ngứa. Hầu hết, ai cũng gặp phải triệu chứng ngứa mặt này ít nhất 1 – 2 lần trong đời.
Có rất nhiều yếu tố khiến da mặt bị ngứa. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể liệt kê bao gồm:
- Dị ứng thời tiết
Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng, thời điểm giao mùa khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, từ đó gây ra hiện tượng ngứa và nổi mẩn đỏ ở một số vùng da nhạy cảm, nhất là da mặt.
- Dị ứng mỹ phẩm
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mặt. Những sản phẩm không phù hợp với da, mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều chất độc hại có thể khiến mặt ngứa nổi mụn nhỏ, ửng đỏ, ngứa rát.
- Dị ứng thức ăn
Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa… Có thể gây dị ứng, khiến tay chân, da mặt bị ngứa đỏ, kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
- Dị ứng thuốc
Thuốc Tây y chứa rất nhiều thành phần, hoạt chất, phụ gia và tá dược. Nếu cơ thể bị quá mẫn cảm với thành phần nào trong thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng, xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da, nhất là vùng da mặt.
- Nội tiết tố thay đổi
Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng, thay đổi do nguyên nhân nào đó có thể ảnh hưởng đến da. Người bệnh sẽ bị ngứa da mặt, khô, sần sùi hoặc nổi mụn. Đặc biệt, khi nữ giới mang thai hoặc sau khi sinh con rất dễ bị nổi mụn, da mặt hay bị ngứa vì nội tiết tố thay đổi nhanh.
- Do thiếu nước
Cơ thể con người có đến 70% là nước. Vì thế nếu bị thiếu nước, tuyến nhờn sẽ hoạt động kém, làn da không duy trì được độ ẩm nên bị khô và gây tổn thương các lớp biểu bì. Da tay, da chân, da mặt của bạn sẽ bị bong tróc, ngứa, sần sùi, nứt nẻ, mọc nhiều nốt…
- Da mặt nhạy cảm
Làn da ở vùng mặt quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Khi tiếp xúc vớ
i các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hóa, mỹ phẩm, lông động vật… Ngay lập tức sẽ xuất hiện triệu chứng da mặt ngứa đỏ, ngứa mặt và cổ.
- Da mặt bị ngứa do vệ sinh da không đúng cách
Da mặt là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, bụi, khói, mỹ phẩm… Vì vậy, nếu không tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ thì các vi khuẩn, bụi bẩn và chất độc hại sẽ tích tụ trên da, bám sâu vào lỗ chân lông. Lâu dần sẽ gây ngứa mặt nổi mụn, da sần.
- Do lão hóa
Khi bước vào giai đoạn tuổi trung niên, làn da sẽ có dấu hiệu lão hóa, quá trình tổng hợp Lipid giảm, da có nhiều nếp nhăn, mỏng hơn và không còn khỏe mạnh. Khi đó, da mặt bị ngứa đỏ, dễ nổi mụn.
Da mặt bị ngứa cảnh báo những bệnh gì?
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, ngứa da mặt còn cảnh báo một số bệnh về da liễu hoặc bệnh lý bên trong cơ thể.
- Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Chứng bệnh này xảy ra do nhiều yếu tố như thời tiết, thực phẩm, thuốc, vệ sinh kém… Khi bị mề đay, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da mặt và khắp người.
- Viêm da
Khi da mặt tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, xà phòng… Sẽ khiến da mặt bị ngứa kèm theo những mụn nhỏ li ti màu đỏ như rôm sảy. Đây là triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng người bệnh không nên chủ quan.
Ngoài ra, ngứa da còn là dấu hiệu của một số bệnh viêm da khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn…
- Bệnh chàm (Eczema)
Khi bị bệnh chàm, người bệnh sẽ có triệu chứng da mặt bị ngứa đỏ, sần sùi, có mụn nước, da khô và bong tróc vảy… Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như bụi bẩn, thực phẩm, hóa chất, di truyền, tâm lý…
- Bị ngứa da mặt do nấm da
Thói quen sinh hoạt, ăn nhiều thực phẩm gây dị ứng cao, dùng chung khăn mặt với người khác… Sẽ tạo điều kiện cho nấm ký sinh và phát triển. Người bệnh bị nấm có biểu hiện như ngứa da mặt, có mụn nước, nhiều mảng màu hồng viền mờ…
- Bệnh vảy nến
Vảy nến là căn bệnh da liễu thường gặp, nguyên nhân phát sinh do sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Người bệnh bị ngứa ở da đầu, ngứa ở mặt và cổ, trên da xuất hiện nhiều mảng màu hồng, da bong tróc, ửng đỏ…
- Bệnh liên quan đến gan
Chức năng gan bị suy giảm, quá trình giải độc chậm, lâu dần độc tố tích tụ không đào thải được. Từ đó gây nóng trong, sinh ra mụn nhọt, da mặt bị ngứa đỏ, thậm chí mẩn ngứa khắp người.
- Bệnh về thận khiến da mặt hay bị ngứa
Những người bị suy thận, thận có vấn đề sẽ sinh ra triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa ngáy ở các vùng da nhạy cảm. Tình trạng ngứa càng khó chịu hơn vào những ngày nóng bức.
Triệu chứng ngứa da mặt
Tùy vào nguyên nhân, bệnh lý mà triệu chứng da mặt ngứa đỏ thể hiện khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện cụ thể sau:
- Ngứa 2 bên má, da mặt bị ngứa đỏ dữ dội hoặc theo từng đợt.
- Mặt ngứa nổi mụn nhỏ, các nốt li ti nằm rải rác hoặc tập trung ở một vùng.
- Ngứa mặt nổi mụn, có thể là mụn nước, mụn mủ hoặc mụn bọc.
- Da nổi mề đay, nổi ban đỏ kèm cảm giác nóng rát.
- Vùng da mặt khô, bong tróc, nứt nẻ, thiếu sức sống và không mịn màng.
- Các triệu chứng có thể lan xuống vùng cổ, ngực, tay hoặc toàn bộ cơ thể.
- Một số người bệnh sẽ xuất hiện nếp nhăn, nám, tàn nhang và lão hóa trên da mặt.
- Với các trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện cùng lúc.
Da mặt bị ngứa có nguy hiểm không?
Mặc dù hiện tượng ngứa mặt không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mọi người đừng chủ quan coi thường, bởi nếu không xử lý sớm sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến làn da hoặc sức khỏe.
- Ngứa kéo dài gây tổn thương da mặt, khiến da bị trầy xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bội nhiễm.
- Da mặt thiếu mịn màng, để lại sẹo, nhiều mụn hoặc bị phá hủy gây mất thẩm mỹ.
- Mặt nổi mụn, mẩn đỏ ngứa và không trắng sáng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, không muốn tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Từ đó hiệu suất học tập, lao động bị giảm sút.
- Nếu tình trạng mặt ngứa sần sùi, viêm da không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ lão hóa sớm, kết cấu da bị phá hủy, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Như đã nêu ở trên, triệu chứng da mặt bị ngứa, mẩn đỏ xảy ra do một số nguyên nhân thông thường, nhưng cũng có thể báo hiệu những bệnh da liễu nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu dưới đây cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị:
- Tình trạng ngứa mặt kéo dài trên 2 tuần, bạn đã thử dụng mọi biện pháp khắc phục nhưng không khỏi.
- Mặt nhiều mụn nước, mụn mủ, mụn bị vỡ và có hiện tượng nhiễm trùng da.
- Có kèm theo các dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, sụt cân…
- Ngứa da mặt kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây khó chịu hoặc mất tập trung.
Cách trị ngứa da mặt hiệu quả
Để đẩy lùi hiện tượng ngứa ở mặt, các bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:
Chữa da mặt bị ngứa tại nhà
Nếu tình trạng ngứa nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, ngứa da mặt do dị ứng, lão hóa, mọi người có thể sử bụng cách chữa tại nhà bằng các thảo dược quen thuộc.
- Sử dụng nha đam (lô hội)
Gel nha đam có tác dụng làm dịu và mát da, giảm ngứa ngứa da mặt mùa hè. Bạn lấy 1 lá nha đam, gọt vỏ, lấy phần ruột bôi trực tiếp lên da. Thoa đều lên mặt, để 15 phút và sau đó vệ sinh sạch với nước.
- Dùng baking soda để trị ngứa da mặt
Baking soda có công dụng cân bằng độ pH, giảm ngứa và bong tróc da, hạn chế khô da mặt.
Cách dùng: Lấy 4 thìa cà phê baking soda, trộn với 12 thìa nước sạch. Thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút và rửa lại với nước.
- Dùng bột yến mạch chữa ngứa mặt
Công dụng của bột yến mạch là kháng viêm, chống oxy hóa và giúp làm dịu da, giảm hiện tượng da mặt ngứa râm ran hiệu quả.
Cách thực hiện: Cho 1 – 2 thìa cà phê yến mạch vào bát, trộn thêm nước để hỗn hợp sền sệt. Sau đó cho thêm 1 ít dầu dừa vào khuấy đều. Dùng hỗn hợp đắp đều lên mặt, để khoảng 15 phút và rửa lại với nước. Thực hiện 1 tuần 2 – 3 lần.
Hoặc bạn có thể dùng bột yến mạch để rửa mặt, Cho 1 chén bột vào 1 chậu nước nhỏ, hòa tan. Dùng nước này để rửa và massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút.
- Dùng dầu dừa để trị da mặt bị ngứa
Dầu dừa có nhiều công dụng
tuyệt vời, trong đó có làm đẹp da. Dầu dừa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa da mặt.
Cách thực hiện: Vệ sinh mặt và lau khô. Lấy dầu dừa thoa đều lên da mặt, massage nhẹ nhàng, để khoảng 15 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Hoặc người bệnh có thể kết hợp dầu dừa và bột trà xanh để đắp mặt. Lấy 1 thìa cà phê bột trà xanh, cho thêm dầu dừa và trộn đều, tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên mặt và để thư giãn khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch.
- Sử dụng mướp đắng (khổ qua)
Trong quả mướp đắng có chứa các thành phần kháng viêm, có công dụng giảm ngứa mặt, nổi mẩn đỏ và phục hồi da bị tổn thương.
Cách dùng: Lấy 1 quả mướp đắng, bổ đôi và bỏ ruột, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 10 phút. Thái mỏng, xay nhuyễn, đắp đều lên mặt và để 15 phút. Rửa mặt lại với nước ấm. Đắp mướp đắng khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Hoặc bạn có thể lấy mướp đắng, bỏ ruột, xay nhuyễn và cho thêm nước. Đổ hỗn hợp vào khay đá, để ngăn đông. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 viên chà nhẹ lên da mặt.
- Dùng mật ong
Mật ong có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương và trị dị ứng da mặt hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 1 thìa mật ong và thoa đều khắp mặt, để 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày đắp 2 hoặc 3 lần.
Ngoài ra, mọi người còn có thể khắc phục da mặt bị ngứa tại nhà bằng các nguyên liệu khác như: Sữa chua, nước muối loãng, lòng trắng trứng gà…
Điều trị ngứa mặt bằng thuốc Tây
Với những trường hợp da mặt bị ngứa đỏ do viêm nhiễm, dị ứng, người bệnh cần sử dụng thuốc để điều trị. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng và mức độ nặng, nhẹ mà các bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp hoặc đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn.
Một số loại thuốc dùng để trị da mặt bị ngứa gồm:
- Thuốc kháng Histamin dạng bôi ngoài da hoặc uống: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn đỏ nhanh, nhất là đối với người bệnh bị ngứa mặt do dị ứng.
- Kem bôi ngoài da: Dùng để bôi trực tiếp vào vùng da mặt ngứa, tổn thương hoặc viêm. Thuốc có công dụng giảm ngứa nhanh, dịu da và cung cấp ẩm cho da.
- Thuốc chứa Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, chống nhiễm khuẩn và được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng. Thuốc sẽ hỗ trợ giảm ngứa, mẩn đỏ trên da mặt.
- Thuốc Hydrocortisone dạng bôi, thuốc ức chế miễn dịch không Steroid, thuốc chống trầm cảm…
Thuốc Tây y được nhiều người sử dụng để chữa ngứa da bởi tác dụng nhanh, giảm ngứa hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, thuốc có hoạt lực mạnh nên dễ gây tác dụng phụ, nếu lạm dụng sẽ gây mỏng da, tổn thương hoặc kích ứng da. Vì vậy tốt nhất bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng, mà cần dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đã được thăm khám kỹ lưỡng.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo quan niệm của y học cổ truyền, chứng ngứa da mặt, nổi mẩn, đỏ da, nổi mụn không chỉ do tác nhân bên ngoài mà còn liên hệ trực tiếp với các yếu tố bên trong cơ thể. Đó là hệ miễn dịch suy giảm, chức năng tạng phủ như can, thận kém, khiến phong hàn, tà nhiệt xâm nhập. Từ đó gây tích tụ độc tố và phát ra bên ngoài da, khiến da bị ngứa ngáy, nổi mẩn.
Để điều trị, Đông y tập trung giải quyết bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên, đi sâu bồi bổ và nâng cao chức năng ngũ tạng, giải nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết, trừ phong, tán nhiệt. Nhờ đó thuốc điều trị triệt để bệnh và nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho con người, giúp da mặt mịn màng, đầy sức sống.
Các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên, gồm nhiều thảo dược quý dược tính cao, an toàn cho sức khỏe và không gây kích ứng cho da. Một số dược liệu thường dùng trong các bài thuốc Đông y trị da mặt bị ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi mụn như: Bồ công anh, phòng phong, xà sàng, đương quy, phòng phong…
+ Bài thuốc số 1: Đương quy, khổ sâm, phòng phong, ngải diệp, xà sàng, bạch tiên bì, kinh giới.
Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 4000ml nước trong 20 phút. Lọc lấy phần nước, để nguội bớt và dùng để xông mặt. Sau đó dùng nước thuốc rửa mặt nhẹ nhàng.
+ Bài thuốc số 2: Bạc hà, khổ sâm, băng phiến, đương quy, hoàng tinh, xà sàng, hoa tiêu, bạch tiên trì, địa phu tử, thấu cốt tử thảo.
Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm cùng 5000ml nước, sắc trong 20 phút. Lọc lấy phần nước, hòa thêm với nước lạnh cho ấm. Dùng nước thuốc để xông và rửa mặt.
+ Bài thuốc số 3: Xà sàng, thuyền thoái, bạch tật lê, bạch tiên bì, dạ giao đằng, thương nhĩ tử.
Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 5000ml nước, đun khoảng 20 phút. Bỏ bã, lọc phần nước. Hòa thêm với nước lạnh để nước thuốc ấm. Dùng xông và rửa mặt.
Những lưu ý khi điều trị ngứa da mặt
Thực hiện vừa điều trị, vừa chăm sóc đúng cách sẽ giúp da mặt bạn nhanh chóng hết ngứa, mẩn đỏ. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các phương pháp chữa, các chuyên gia khuyên người có triệu chứng da mặt bị ngứa cần lưu ý những điều sau:
Điều trị theo chỉ định
- Uống thuốc đủ liều, đúng hướng dẫn. Kiên trì thực hiện đến khi khỏi hẳn ngứa da.
- Không dùng thêm bất kì loại thuốc bôi, thuốc uống nào khi chưa có chỉ định hoặc sự đồng ý của bác sĩ.
- Thăm khám định kỳ, tái khám sau khi kết thúc điều trị.
Tránh xa các tác nhân
- Khi da mặt bị ngứa, cần tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, bụi, lông thú…
- Khi đi ra đường hoặc đến những nơi nhiều bụi, cần che chắn và đeo khẩu trang kỹ lưỡng. Tránh để vùng da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Nếu bạn đang dùng loại mỹ phẩm nào đó mà thấy hiện tượng dị ứng, cần ngưng sử dụng ngay.
- Thường xuyên giặt gối, chăn, khăn mặt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
Chăm sóc da đúng cách
- Hàng ngày cần vệ sinh da, rửa mặt sạch sẽ. Nên sử dụng nước muối sinh lý và nước sạch để làm sạch da. Không dùng nước nóng rửa mặt tránh gây khô da.
- Có thể sử dụng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, ít gây kích ứng. Không sử dụng các loại sữa rửa mạch có tính tẩy mạnh.
- Sử dụng thêm sản phẩm dưỡng da chiết xuất từ thiên nhiên để cấp ẩm cho da, giảm ngứa và mẩn đỏ.
- Không gãi, chà xát hoặc chạm tay lên da mặt bị ngứa vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
- Các sản phẩm mỹ phẩm cần xem kỹ thương hiệu, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng trước khi dùng. Không dùng mỹ phẩm có mùi thơm, không sử dụng sản phẩm đã mở nắp 6 – 12 tháng.
Bổ sung đủ chất, lối sống khoa học
- Bổ sung nhiều nước (khoảng 2 lít nước 1 ngày) để cơ thể đủ nước, da được cung cấp ẩm, từ đó cải thiện tình trạng ngứa mặt, ửng đỏ.
- Ăn nhiều các loại rau xanh (bắp cải, rau má, rau cải, rau diếp cá, súp lơ…) và trái cây tươi (cam, bưởi, quýt, dâu…) đ
ể bổ sung Vitamin và khoáng chất. - Nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt óc chó, hạt chia, rau chân vịt…
- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh, gừng, tỏi…
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối, đường, gia vị cay (ớt, tiêu, mù tạt…). Tránh xa đồ ăn sẵn, chiên, xào nhiều dầu mỡ, món ăn lên men…
- Không ăn các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ…
- Tránh xa đồ uống có cồn, bia, rượu, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga, chất kích thích.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya, nên ngủ trước 10h tối. Phân bố thời gian làm việc và thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Không để thần kinh bị căng thẳng, stress
- Rèn luyện thể thao, tập thể dục đều đặn để tăng cường đề kháng, giúp làn da khỏe mạnh.
Tình trạng da mặt bị ngứa sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn biết cách khắc phục đúng đắn. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này và tìm ra cách điều trị phù hợp, mau chóng lấy lại làn da mịn màng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Da nhiễm Corticoid và cách phục hồi, thải độc
- Cách trị ngứa da mặt tại nhà vừa nhanh lại an toàn
Xem thêm: Đau thượng vị là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị
Tin mới nhất
- Sữa dành cho người tiểu đường: Chọn thế nào cho đúng?
- Phác đồ điều trị gout cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế
- Uống cà phê lạnh có tốt như cà phê nóng và cà phê đá?
- Cảm lạnh và cúm
- Vitamin A- Dưỡng chất nuôi dưỡng ‘cánh cửa tâm hồn’
- Viên ngậm Kanamara có công dụng gì? Giá bao nhiêu?
- Mắc tiểu liên tục – Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
- Ung thư vú trong khi mang thai
- HP dương tính là gì? Có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa kịp thời và hiệu quả nhất
- Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong nhanh chóng dễ làm