Ung thư vú trong khi mang thai

Tình trạng mắc phải ung thư vú trong khi mang thai là rất hiếm. Nhưng trên thực tế, phụ nữ ngày càng có xu hướng muốn có con trễ, và nguy cơ ung thư vú sẽ tăng cao khi phụ nữ ngày càng lớn tuổi. Chính vì nguyên nhân này, các bác sĩ tiên đoán rằng trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều ca mắc phải ung thư vú trong khi mang thai.

Phát hiện ung thư vú trong khi mang thai

Khi sản phụ mắc phải ung thư vú, việc chẩn đoán sẽ khó khăn và chậm trễ hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Hạch bạch huyết có xu hướng đã lan rộng rất nhiều. Trong một chừng mực nào đó, đây là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Không những thế, việc mang thai còn chấm dứt chu kì kinh nguyệt, gia tăng lượng estrogen và progesterone.

Prolactin, một loại hormone điều khiển bầu ngực phát triển, chuẩn bị cho việc nuôi con, cũng sẽ gia tăng. Những hormone này đều khiến ngực bạn thay đổi, lớn hơn, sưng lên thành cục và căng tức. Điều này có thể gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh ung thư vú.

Một lý do khác có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính là việc mang thai sẽ làm chậm các triệu chứng của ung thư vú cho đến khi bạn sinh con. Việc mang thai và ngực phát triển cho con bú đều khiến các mô ở vú trở nên dày đặc hơn, rất khó khăn để chụp nhũ ảnh phát hiện ung thư vú từ sớm. Hơn nữa, những biến đổi bất thường trong giai đoạn đầu do ung thư rất dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu khi có thai. Vì vậy, chính điều này gây nên một trong những vấn đề trầm trọng nhất của bệnh ung thư khi mang thai.

Nếu bạn phát hiện ngực có các khối u hay bất kỳ thay đổi bất thường nào thì cần phải hết sức nghiêm túc đánh giá, đừng mặc kệ nó. Nếu bác sĩ không cho làm các phép kiểm tra ngực (ví dụ như chụp nhũ ảnh) thì bạn hãy yêu cầu dùng các phương pháp trực quan khác như chụp MRI. Bạn có thể cần phải xét nghiệm hoặc kiểm tra thêm ở một chỗ khác. Mọi biến đổi bất thường ở ngực đều phải được kiểm tra kỹ càng hoặc thậm chí là xét nghiệm sinh thiết trước khi quyết định có con.

Chụp nhũ ảnh có thể tìm ra hầu hết mọi dạng ung thư vú ngay cả khi phụ nữ đang có thai, và nó rất an toàn với thai nhi. Số lượng tia phóng xạ cần thiết cho việc chụp nhũ ảnh là rất nhỏ và cũng chỉ tập trung duy nhất vào vùng ngực, không hề tác động đến bất kì phần nào còn lại của cơ thể. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng một tấm chì lót lên phần bụng để ngăn tia phóng xạ ảnh hưởng đến con, bởi vì các nhà khoa học cũng không dám chắc hoàn toàn rằng các tia phóng xạ dù là rất nhỏ này có gây hại gì cho đứa trẻ chưa sinh ra hay không.

Thậm chí trong khi mang thai, bạn phải luôn kiểm tra thật sớm để bảo vệ sức khỏe bộ ngực. Hãy nói với bác sĩ mong muốn được chụp nhũ ảnh và sắp xếp thời gian thuận tiện để làm điều đó. Và đừng quên, nếu phát hiện bất kì sự bất thường nào ở ngực thì phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán ung thư vú và các giai đoạn của ung thư vú trong khi mang thai

Xét nghiệm sinh thiết khi mang thai

Kết quả kiểm tra chỉ ra khối u hoặc sự bất thường của ngực có thể sẽ khiến bạn lo lắng, nhưng việc kiểm tra sinh thiết thực sự rất cần thiết để biết ung thư vú đang ở giai đoạn nào. Khi kiểm tra, người ta sẽ dùng kim lấy ra một mô nhỏ từ vùng đáng nghi ngờ và khâu vết thương đó lại, bạn không cần phải nhập viện (ngay cả đối với thai phụ). Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê tại một vùng ngực cần thiết, điều này có thể gây ra rủi ro cho bào thai. Nếu dùng kim để làm xét nghiệm sinh thiết không cho kết quả rõ ràng thì buộc phải phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ cắt ra một mô nhỏ trong ngực và phải gây mê toàn thân, có thể tồn tại một nguy cơ rất nhỏ ảnh hưởng đến thai nhi.

Kiểm tra để biết ung thư đang ở giai đoạn nào

Nếu phát hiện ra bệnh ung thư vú, bạn cần phải làm các xét nghiệm khác để xem tế bào ung thư đã di căn khắp vú hay khắp các phần khác của cơ thể hay chưa. Việc này được gọi là phát hiện giai đoạn ung thư. Việc này hết sức quan trọng đối với sản phụ mắc ung thư vú, bởi vì ung thư vú thường chỉ được phát hiện ở những giai đoạn bệnh đã rất trầm trọng (khối u to lên và di căn khắp bầu vú). Bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp kiểm tra nào tùy thuộc trường hợp của bạn.

Cần phải hiểu rằng các phương pháp kiểm tra trực quan như MRI không hề có tia phóng xạ ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, những kiểm tra này rất an toàn và có thể được chỉ định nếu cần thiết. Nhưng, chất phản quang được dùng trong MRI thỉnh thoảng có thể xuyên qua nhau thai, và các cơ quan kết nối giữa mẹ và con. Điều này gây ra các ảnh hưởng bất thường đến thai nhi khi thử nghiệm trên động vật.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nên làm các xét nghiệm MRI không có chất phản quang. Thỉnh thoảng bạn cũng cần chụp X-quang ngực để giúp bác sĩ ra quyết định chính xác hơn. Chụp X-quang thì có dùng một ít tia phóng xạ nhưng không hề ảnh hưởng thai nhi nếu bụng được che chắn cẩn thận.

Những kiểm tra khác như chụp PET, chụp cắt lớp xương và chụp CT thường sẽ có phóng xạ ảnh hưởng đến bào thai. Vì vậy, chúng thường không được chỉ định, đặc biệt là khi khối u mới chỉ nằm trong bầu ngực. Với những phương pháp kiểm tra đó, nếu cần bác sĩ sẽ chọn cách điều chỉnh sao cho số lượng tia phóng xạ ở mức tối thiểu. Trong một số trường hợp hiếm có, ung thư đã di căn đến nhau thai (bộ phận kết nối mẹ và con), gây ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con, nhưng không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ung thư sẽ truyền từ mẹ sang con.

Điều trị ung thư khi mang thai

Nếu mắc phải ung thư vú khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy thuộc vào các trường hợp dưới đây:

  • Kích cỡ khối u
  • Vị trí khối u
  • Ung thư đã di căn hay chưa, nếu đã di căn thì đã di căn bao xa
  • Có thai ở tháng thứ mấy
  • Bệnh nhân mong muốn điều gì.

Việc chữa trị cho một thai phụ mắc ung thư vú có cùng mục tiêu như chữa trị cho phụ nữ không mang thai: đó là kiểm soát được ung thư, không để ung thư di căn. Nhưng nỗi lo đến đứa con đang lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Phẫu thuật loại bỏ ung thư vú thường an toàn cho thai phụ. Những phương pháp điều trị ung thư vú khác như hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp trúng đích và xạ trị đều gây hại đến thai nhi. Dù hóa trị khá an toàn cho thai nhi ở những tháng cuối của thai kỳ nhưng vẫn không an toàn ở những tháng đầu của thai kỳ.

Nếu một phụ nữ mắc ung thư vú trong giai đoạn mang thai đầu và cần phải được hóa trị ngay lập tức thì cô ấy cần phải cân nhắc đến việc bỏ đứa con. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân mắc phải viêm ung thư vú (khối ung thư bị viêm) thì chữa trị không kịp thời sẽ hại đến tính mạng.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc chấm dứt thai kỳ để điều trị ung thư vú không hề cải thiện tiên lượng của người mẹ. Mặc dù có nhiều sai sót trong các nghiên cứu, các bác sĩ không bao giờ đề nghị chấm dứt thai kỳ khi đã chẩn đoán ra ung thư.

Tuy nhiên, sản phụ cần cân nhắc kỹ trước các lựa chọn điều trị, đặc biệt là với ung thư ác tính cần được điều trị ngay. Sản phụ và gia đình cần phải hiểu thật cặn kẽ lợi ích và nguy cơ của mọi lựa chọn đó trước khi ra quyết định.

Tình trạng mắc phải ung thư vú trong khi mang thai là rất hiếm. Nhưng trên thực tế, phụ nữ ngày càng có xu hướng muốn có con trễ, và nguy cơ ung thư vú sẽ tăng cao khi phụ nữ ngày càng lớn tuổi. Chính vì nguyên nhân này, các bác sĩ tiên đoán rằng trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều ca mắc phải ung thư vú trong khi mang thai.

Phát hiện ung thư vú trong khi mang thai

Khi sản phụ mắc phải ung thư vú, việc chẩn đoán sẽ khó khăn và chậm trễ hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Hạch bạch huyết có xu hướng đã lan rộng rất nhiều. Trong một chừng mực nào đó, đây là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Không những thế, việc mang thai còn chấm dứt chu kì kinh nguyệt, gia tăng lượng estrogen và progesterone.

Prolactin, một loại hormone điều khiển bầu ngực phát triển, chuẩn bị cho việc nuôi con, cũng sẽ gia tăng. Những hormone này đều khiến ngực bạn thay đổi, lớn hơn, sưng lên thành cục và căng tức. Điều này có thể gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh ung thư vú.

Một lý do khác có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính là việc mang thai sẽ làm chậm các triệu chứng của ung thư vú cho đến khi bạn sinh con. Việc mang thai và ngực phát triển cho con bú đều khiến các mô ở vú trở nên dày đặc hơn, rất khó khăn để chụp nhũ ảnh phát hiện ung thư vú từ sớm. Hơn nữa, những biến đổi bất thường trong giai đoạn đầu do ung thư rất dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu khi có thai. Vì vậy, chính điều này gây nên một trong những vấn đề trầm trọng nhất của bệnh ung thư khi mang thai.

Nếu bạn phát hiện ngực có các khối u hay bất kỳ thay đổi bất thường nào thì cần phải hết sức nghiêm túc đánh giá, đừng mặc kệ nó. Nếu bác sĩ không cho làm các phép kiểm tra ngực (ví dụ như chụp nhũ ảnh) thì bạn hãy yêu cầu dùng các phương pháp trực quan khác như chụp MRI. Bạn có thể cần phải xét nghiệm hoặc kiểm tra thêm ở một chỗ khác. Mọi biến đổi bất thường ở ngực đều phải được kiểm tra kỹ càng hoặc thậm chí là xét nghiệm sinh thiết trước khi quyết định có con.

Chụp nhũ ảnh có thể tìm ra hầu hết mọi dạng ung thư vú ngay cả khi phụ nữ đang có thai, và nó rất an toàn với thai nhi. Số lượng tia phóng xạ cần thiết cho việc chụp nhũ ảnh là rất nhỏ và cũng chỉ tập trung duy nhất vào vùng ngực, không hề tác động đến bất kì phần nào còn lại của cơ thể. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng một tấm chì lót lên phần bụng để ngăn tia phóng xạ ảnh hưởng đến con, bởi vì các nhà khoa học cũng không dám chắc hoàn toàn rằng các tia phóng xạ dù là rất nhỏ này có gây hại gì cho đứa trẻ chưa sinh ra hay không.

Thậm chí trong khi mang thai, bạn phải luôn kiểm tra thật sớm để bảo vệ sức khỏe bộ ngực. Hãy nói với bác sĩ mong muốn được chụp nhũ ảnh và sắp xếp thời gian thuận tiện để làm điều đó. Và đừng quên, nếu phát hiện bất kì sự bất thường nào ở ngực thì phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán ung thư vú và các giai đoạn của ung thư vú trong khi mang thai

Xét nghiệm sinh thiết khi mang thai

Kết quả kiểm tra chỉ ra khối u hoặc sự bất thường của ngực có thể sẽ khiến bạn lo lắng, nhưng việc kiểm tra sinh thiết thực sự rất cần thiết để biết ung thư vú đang ở giai đoạn nào. Khi kiểm tra, người ta sẽ dùng kim lấy ra một mô nhỏ từ vùng đáng nghi ngờ và khâu vết thương đó lại, bạn không cần phải nhập viện (ngay cả đối với thai phụ). Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê tại một vùng ngực cần thiết, điều này có thể gây ra rủi ro cho bào thai. Nếu dùng kim để làm xét nghiệm sinh thiết không cho kết quả rõ ràng thì buộc phải phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ cắt ra một mô nhỏ trong ngực và phải gây mê toàn thân, có thể tồn tại một nguy cơ rất nhỏ ảnh hưởng đến thai nhi.

Kiểm tra để biết ung thư đang ở giai đoạn nào

Nếu phát hiện ra bệnh ung thư vú, bạn cần phải làm các xét nghiệm khác để xem tế bào ung thư đã di căn khắp vú hay khắp các phần khác của cơ thể hay chưa. Việc này được gọi là phát hiện giai đoạn ung thư. Việc này hết sức quan trọng đối với sản phụ mắc ung thư vú, bởi vì ung thư vú thường chỉ được phát hiện ở những giai đoạn bệnh đã rất trầm trọng (khối u to lên và di căn khắp bầu vú). Bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp kiểm tra nào tùy thuộc trường hợp của bạn.

Cần phải hiểu rằng các phương pháp kiểm tra trực quan như MRI không hề có tia phóng xạ ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, những kiểm tra này rất an toàn và có thể được chỉ định nếu cần thiết. Nhưng, chất phản quang được dùng trong MRI thỉnh thoảng có thể xuyên qua nhau thai, và các cơ quan kết nối giữa mẹ và con. Điều này gây ra các ảnh hưởng bất thường đến thai nhi khi thử nghiệm trên động vật.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nên làm các xét nghiệm MRI không có chất phản quang. Thỉnh thoảng bạn cũng cần chụp X-quang ngực để giúp bác sĩ ra quyết định chính xác hơn. Chụp X-quang thì có dùng một ít tia phóng xạ nhưng không hề ảnh hưởng thai nhi nếu bụng được che chắn cẩn thận.

Những kiểm tra khác như chụp PET, chụp cắt lớp xương và chụp CT thường sẽ có phóng xạ ảnh hưởng đến bào thai. Vì vậy, chúng thường không được chỉ định, đặc biệt là khi khối u mới chỉ nằm trong bầu ngực. Với những phương pháp kiểm tra đó, nếu cần bác sĩ sẽ chọn cách điều chỉnh sao cho số lượng tia phóng xạ ở mức tối thiểu. Trong một số trường hợp hiếm có, ung thư đã di căn đến nhau thai (bộ phận kết nối mẹ và con), gây ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con, nhưng không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ung thư sẽ truyền từ mẹ sang con.

Điều trị ung thư khi mang thai

Nếu mắc phải ung thư vú khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy thuộc vào các trường hợp dưới đây:

  • Kích cỡ khối u
  • Vị trí khối u
  • Ung thư đã di căn hay chưa, nếu đã di căn thì đã di căn bao xa
  • Có thai ở tháng thứ mấy
  • Bệnh nhân mong muốn điều gì.

Việc chữa trị cho một thai phụ mắc ung thư vú có cùng mục tiêu như chữa trị cho phụ nữ không mang thai: đó là kiểm soát được ung thư, không để ung thư di căn. Nhưng nỗi lo đến đứa con đang lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Phẫu thuật loại bỏ ung thư vú thường an toàn cho thai phụ. Những phương pháp điều trị ung thư vú khác như hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp trúng đích và xạ trị đều gây hại đến thai nhi. Dù hóa trị khá an toàn cho thai nhi ở những tháng cuối của thai kỳ nhưng vẫn không an toàn ở những tháng đầu của thai kỳ.

Nếu một phụ nữ mắc ung thư vú trong giai đoạn mang thai đầu và cần phải được hóa trị ngay lập tức thì cô ấy cần phải cân nhắc đến việc bỏ đứa con. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân mắc phải viêm ung thư vú (khối ung thư bị viêm) thì chữa trị không kịp thời sẽ hại đến tính mạng.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc chấm dứt thai kỳ để điều trị ung thư vú không hề cải thiện tiên lượng của người mẹ. Mặc dù có nhiều sai sót trong các nghiên cứu, các bác sĩ không bao giờ đề nghị chấm dứt thai kỳ khi đã chẩn đoán ra ung thư.

Tuy nhiên, sản phụ cần cân nhắc kỹ trước các lựa chọn điều trị, đặc biệt là với ung thư ác tính cần được điều trị ngay. Sản phụ và gia đình cần phải hiểu thật cặn kẽ lợi ích và nguy cơ của mọi lựa chọn đó trước khi ra quyết định.

Xem thêm: Tác dụng của đậu phụ tốt cho sức khỏe của bạn thế nào?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!