Bệnh nấm Sporotrichosis

Tìm hiểu chung

Bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Bệnh nấm Sporotrichosis là một tình trạng nhiễm một loại nấm hiếm – Sporothrix. Loại nấm này thường sống ở trong đất hoặc cây.

Khi con người tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, họ sẽ bị nhiễm bệnh nấm Sporotrichosis. Nhiễm trùng da, đặc biệt là da tay, là một dạng phổ biến của bệnh nhiễm nấm này, xảy ra khi nấm xâm nhập vào da qua vết cắt hoặc trầy xước.

Các dạng nhiễm nấm Sporotrichosis

  • Nhiễm nấm Sporotrichosis da là dạng phổ biến nhất của bệnh này, thường xảy ra sau khi tay của người bệnh tiếp xúc với cây có mầm bệnh.
  • Nhiễm nấm Sporotrichosis phổi là tình trạng rất hiếm, nhưng có thể xảy ra khi người bệnh hít phải bào tử nấm trong môi trường.
  • Nhiễm nấm Sporotrichosis lan tỏa xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến các khu vực khác trong cơ thể, như xương, khớp và hệ thần kinh trung ương. Thông thường, những người có một số tình trạng sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại bệnh tật và vi trùng của cơ thể, như thuốc trị HIV, có thể mắc bệnh nhiễm nấm Sporotrichosis lan tỏa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí trong cơ thể mà nấm phát triển. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm nấm sau:

  • Nấm Sporotrichosis da: nấm thường ảnh hưởng đến da và các mô dưới da. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh là những nốt nhỏ và không đau, có thể phát triển bất cứ lúc nào từ 1-12 tuần sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh. Nốt sưng này cũng có thể có màu đỏ, hồng hoặc tím trên ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay. Dần dần, vết sưng sẽ ngày càng lớn, giống như vết loét và mất nhiều thời gian để lành. Các nốt sưng mới cũng có thể xuất hiện sau đó, gần với nốt ban đầu.
  • Nấm Sporotrichosis phổi sẽ gây ra các triệu chứng như ho, thở nông, đau ngực và sốt.
  • Các dấu hiệu nấm Sporotrichosis lan tỏa sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, nhiễm trùng ở khớp có thể gây đau, khiến người bệnh nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp. Các nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương có thể khiến người bệnh khó suy nghĩ, đau đầu và co giật.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Như đã đề cập ở trên, bệnh nấm Sporotrichosis do một loại nấm hiếm – Sporothrix – gây ra. Người bệnh sẽ nhiễm bào tử nấm trong môi trường khi tiếp xúc với cây, đất hoặc hít phải chúng.

Tìm hiểu chung

Bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Bệnh nấm Sporotrichosis là một tình trạng nhiễm một loại nấm hiếm – Sporothrix. Loại nấm này thường sống ở trong đất hoặc cây.

Khi con người tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, họ sẽ bị nhiễm bệnh nấm Sporotrichosis. Nhiễm trùng da, đặc biệt là da tay, là một dạng phổ biến của bệnh nhiễm nấm này, xảy ra khi nấm xâm nhập vào da qua vết cắt hoặc trầy xước.

Các dạng nhiễm nấm Sporotrichosis

  • Nhiễm nấm Sporotrichosis da là dạng phổ biến nhất của bệnh này, thường xảy ra sau khi tay của người bệnh tiếp xúc với cây có mầm bệnh.
  • Nhiễm nấm Sporotrichosis phổi là tình trạng rất hiếm, nhưng có thể xảy ra khi người bệnh hít phải bào tử nấm trong môi trường.
  • Nhiễm nấm Sporotrichosis lan tỏa xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến các khu vực khác trong cơ thể, như xương, khớp và hệ thần kinh trung ương. Thông thường, những người có một số tình trạng sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại bệnh tật và vi trùng của cơ thể, như thuốc trị HIV, có thể mắc bệnh nhiễm nấm Sporotrichosis lan tỏa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí trong cơ thể mà nấm phát triển. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm nấm sau:

  • Nấm Sporotrichosis da: nấm thường ảnh hưởng đến da và các mô dưới da. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh là những nốt nhỏ và không đau, có thể phát triển bất cứ lúc nào từ 1-12 tuần sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh. Nốt sưng này cũng có thể có màu đỏ, hồng hoặc tím trên ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay. Dần dần, vết sưng sẽ ngày càng lớn, giống như vết loét và mất nhiều thời gian để lành. Các nốt sưng mới cũng có thể xuất hiện sau đó, gần với nốt ban đầu.
  • Nấm Sporotrichosis phổi sẽ gây ra các triệu chứng như ho, thở nông, đau ngực và sốt.
  • Các dấu hiệu nấm Sporotrichosis lan tỏa sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, nhiễm trùng ở khớp có thể gây đau, khiến người bệnh nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp. Các nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương có thể khiến người bệnh khó suy nghĩ, đau đầu và co giật.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh nấm Sporotrichosis là gì?

Như đã đề cập ở trên, bệnh nấm Sporotrichosis do một loại nấm hiếm – Sporothrix – gây ra. Người bệnh sẽ nhiễm bào tử nấm trong môi trường khi tiếp xúc với cây, đất hoặc hít phải chúng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh nấm Sporotrichosis?

Thông thường, những người thường xuyên làm vườn, chăm sóc cây cảnh, nông dân sẽ dễ bị nhiễm nấm da.

Đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các tình trạng sức khỏe khác, như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nghiện rượu hay HIV.


Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm Sporotrichosis?

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) của khu vực nhiễm bệnh để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng. Đối với các tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh nấm Sporotrichosis?

Mặc dù các tình trạng nấm da không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bác sĩ cần phải điều bệnh bằng các thuốc trị nấm trong 3-6 tháng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dung dịch bão hòa Kali I-ốt (SSKI) để điều trị nhiễm nấm da. Tuy nhiên, bạn lưu ý SSKI và các thuốc kháng nấm, như itraconazole, không nên được dùng cho phụ nữ mang thai.

Đối với các tình trạng nhiễm nấm ảnh hưởng đến phổi, xương, khớp hoặc hệ thần kinh trung ương, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch amphotericin B. Sau đó, bạn sẽ được dùng itraconazole để điều trị trong một năm. Đối với người nhiễm nấm phổi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ các mô bệnh.

Phòng ngừa

Làm sao để phòng ngừa bệnh nấm Sporotrichosis?

Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh là không cho các bào tử bệnh xâm nhập qua da.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh nấm Sporotrichosis?

Thông thường, những người thường xuyên làm vườn, chăm sóc cây cảnh, nông dân sẽ dễ bị nhiễm nấm da.

Đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các tình trạng sức khỏe khác, như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nghiện rượu hay HIV.


Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm Sporotrichosis?

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) của khu vực nhiễm bệnh để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng. Đối với các tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh nấm Sporotrichosis?

Mặc dù các tình trạng nấm da không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bác sĩ cần phải điều bệnh bằng các thuốc trị nấm trong 3-6 tháng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dung dịch bão hòa Kali I-ốt (SSKI) để điều trị nhiễm nấm da. Tuy nhiên, bạn lưu ý SSKI và các thuốc kháng nấm, như itraconazole, không nên được dùng cho phụ nữ mang thai.

Đối với các tình trạng nhiễm nấm ảnh hưởng đến phổi, xương, khớp hoặc hệ thần kinh trung ương, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch amphotericin B. Sau đó, bạn sẽ được dùng itraconazole để điều trị trong một năm. Đối với người nhiễm nấm phổi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ các mô bệnh.

Phòng ngừa

Làm sao để phòng ngừa bệnh nấm Sporotrichosis?

Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh là không cho các bào tử bệnh xâm nhập qua da.

Những người thường làm vườn hoặc tiếp xúc với cây và đất nên mang găng tay hoặc ủng để tránh vết thương trên da tiếp xúc với môi trường ngoài.

Phần lớn trường hợp nhiễm nấm da có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với các dạng nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Những người thường làm vườn hoặc tiếp xúc với cây và đất nên mang găng tay hoặc ủng để tránh vết thương trên da tiếp xúc với môi trường ngoài.

Phần lớn trường hợp nhiễm nấm da có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với các dạng nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!