Tiết lộ giải pháp Đông y chữa Viêm da hiệu quả số 1 không thể bỏ lỡ
Viêm da là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy tìm hiểu ngay thông tin cụ thể về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Viêm da – Căn bệnh có sức “tấn công diện rộng”
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) cho biết:“Theo số liệu thống kê, có đến 70% dân số Việt Nam mắc các căn bệnh về da, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm da. Mỗi bệnh nhân có những triệu chứng bệnh nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có chung một nỗi niềm là sự tự ti, mặc cảm vì căn bệnh của mình.
Quá trình chữa bệnh không chỉ đơn thuần là khám chữa mà còn phải giúp bệnh nhân vượt lên nỗi ám ảnh để quyết tâm theo đuổi liệu trình mới có thể thoát được bệnh.”
Ngay từ bây giờ, hãy sớm tìm hiểu để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhất, từ đó chủ động điều trị và phòng tránh bệnh.
Bệnh viêm da là gì? Các dạng viêm thường thấy nhất
Viêm da (bệnh thuộc nhóm chuyên khoa da liễu Dermatology) là một tình trạng bệnh lý da liễu mà khi đó da bị thương tổn do viêm. Đó là những phản ứng của da trước các yếu tố tác động từ môi trường như: bụi bẩn, chất kích thích,… do những sang chấn cơ học và hóa học xảy ra ở bề mặt da.
Bệnh sẽ khiến cho người bệnh rất khó chịu và mẩn ngứa từ nhẹ đến nặng. Không chỉ vậy, bệnh sẽ có các tình trạng viêm tùy thuộc vào mùa, nguyên nhân gây bệnh và do căng thẳng.
Những vết viêm bao phủ phần lớn bề mặt của cơ thể người bệnh và tiếp xúc trực tiếp với môi trường chính bởi thế mà da sẽ dễ chịu những kích ứng từ bên ngoài hơn.
Có rất nhiều loại viêm khác nhau, trong đó có một số dạng phổ biến nhất như:
- Viêm da dị ứng: Đây là tình trạng da trở nên nhạy cảm, dễ nóng rát, ngứa, khô và có thể tróc vảy
- Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này xảy ra khi một loại chất dính vào da của bạn từ đó tạo ra những phản ứng hoặc kích ứng.
- Viêm da cơ địa: Xảy ra khi mà da không thể tự bảo vệ chính nó.
- Viêm da tiết bã (viêm da dầu): Vùng da đầu là nơi dễ xảy ra tình trạng này nhất, ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra ở những vùng khác nhưng ít hơn.
Ngoài ra, còn có một số dạng viêm da khác như:
- Viêm da thần kinh
- Viêm da đồng tiền (Nummular dermatitis)
- Viêm da ứ đọng
- Viêm da do lười tắm (Dermatitis neglecta)
Các biến chứng của bệnh dẫn đến chốc lở, nhiễm trùng, gây ra các vết nứt và loét ở các vùng da bị viêm. Một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém còn gây ra tình trạng như: Nhiễm trùng mô dưới da, viêm tế bào thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm da – Nhận biết sớm điều trị kịp thời
Khi bị bệnh thường có những triệu chứng khá rõ, phổ biến nhất là các dấu hiệu như: da dễ bị tổn thương, mẩn đỏ, sưng viêm, ngứa da.
Với mỗi loại viêm da khác nhau sẽ có những dấu hiệu bệnh điển hình khác nhau:
- Bệnh viêm da dị ứng: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện ở những vùng da bị bệnh, nhất là bàn tay, bàn chân, vùng khuỷu, phía sau đầu gối,… sẽ có màu đỏ, nâu hoặc nâu xám; cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh cũng có thể bị nổi các vết sẩn dạng da gà càng lâu ngày sẽ có nguy cơ rỉ nước; da dày, nứt hoặc có vảy.
- Liên viêm da: Các triệu chứng bệnh thường thấy khi bị bệnh, viêm đỏ, phù nề và rỉ nước tại khu vực da bị kích ứng. Trường hợp bệnh nặng còn có thể có nhiều biến chứng, bệnh nhân có tiền sử hen sẽ có biểu hiện hen suyễn tái phát.
- Bị viêm da thần kinh: Triệu chứng bệnh thường gặp là ngứa da kinh niên nhất là tại các vùng da bị viêm như: cơ quan sinh dục, ngứa tại hai bên cổ, gáy, đùi, hậu
môn.
- Viêm da dầu: Người bệnh sẽ thấy ngứa ở vùng da đầu và trên đầu xuất hiện vảy gàu có màu vàng hoặc trắng đục.
- Ứ viêm da: Khi bị bệnh, bạn sẽ thấy da dần dần mỏng hơn, xuất hiện các đốm và chấm giống với ban đỏ trên da. Ngoài ra, nếu quan sát tại vùng chân và mắt cá chân hoặc một số vùng khác xung quanh cũng bị sưng lên, ngứa, đau và có vết lở loét.
- Da quanh miệng bị viêm: Khi đó người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết ban phân bố không đều và cảm giác ngứa thậm chí bỏng rát quanh vùng miệng.
Những triệu chứng bệnh kể trên xuất hiện khá rõ ràng và giúp cho bạn phát hiện ra bệnh từ sớm. Khi có những triệu chứng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm da, chớ dại mà mắc phải
Trừ một số dạng viêm da như chàm tổ đỉa, viêm thần kinh khó có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh (chủ yếu là từ yếu tố di truyền), đa dạng viêm còn lại đều có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
Viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân gây viêm tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với những loại chất gây kích ứng hoặc do bị dị ứng. Nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng là do tiếp xúc với một số chất như: chất tẩy rửa, dùng mỹ phẩm, niken…
Bệnh chàm
Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh chàm chủ yếu là do di truyền hoặc do những yếu tố kết hợp như da khô, môi trường, trên da có vi khuẩn.
Đa phần người bệnh thường có tiểu sử gia đình mắc chàm, dị ứng , bị hen suyễn…
Viêm da tiết bã
Căn bệnh này thường do một loại nấm trong tuyến dầu của cơ thể tiết ra và gây bệnh. Người bệnh thường có tiến triển nặng vào mùa xuân và mùa đông.
Ngoài ra, căn bệnh này cũng có khả năng lây lan giữa những người trong gia đình, thường xuyên tiếp xúc gần.
Viêm da ứ đọng
Viêm da ứ đọng xảy ra do máu lưu thông trong cơ thể kém, phổ biến nhất là ở chân và lòng bàn chân.
Các yếu tố kích hoạt
Một vài yếu tố gây kích hoạt trên da cũng có thể gây ra các phản ứng viêm. Những yếu tố này bao gồm: các chất, môi trường sống hoặc các quá trình diễn ra ngay bên trong cơ thể người bệnh.
Những yếu tố gây kích hoạt thường gặp nhất:
- Căng thẳng, mệt mỏi
- Nội tiết tố thay đổi
- Ngoại cảnh
- Dùng các chất gây kích ứng
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh kể trên, người bệnh có thể bị gia tăng yếu tố gây viêm da như:
- Tuổi tác: Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị viêm da, tuy nhiên, với bệnh viêm da cơ địa thường tấn công với làn da còn non của trẻ nhỏ.
- Dị ứng và hen suyễn: Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn đó là những người bị hen suyễn hoặc di truyền từ gia đình.
- Nghề nghiệp: Những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất, kim loại và dung môi độc hại có nguy cơ mắc bệnh viêm da cao hơn người bình thường.
- Yếu tố sức khỏe và hệ miễn dịch: Người bệnh mắc suy tim sung huyết, Parkinson hoặc HIV… những căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Từ những nguyên nhân gây bệnh kể trên,bác sĩ sẽ tìm ra các biện pháp điều trị bệnh phù hợp với thể trạng và tiền sử bệnh của mỗi người.
Căn bệnh này có lây không và nó nguy hiểm thế nào?
Khi xem xét những triệu chứng gây bệnh, rất nhiều người lo ngại rằng: Liệu bệnh viêm da có lây không? Tuy nhiên, đa số các bệnh viêm da không phải là bệnh truyền nhiễm, chúng không có khả năng lây nhiễm từ người bị viêm da sáng người khác. Trừ một số trường hợp, viêm da do di truyền từ cha mẹ cho thế hệ con cái.
Mặc dù bệnh không lây lan nhưng nếu bị viêm da trong thời gian kéo dài người bệnh có thể bị lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Vì thế, người bệnh cần chủ động phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm da là căn bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân căng thẳng, áp lực nặng nề, nhất là về tâm lý. Những triệu chứng bên ngoài da gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh dễ bị tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Khi tinh thần bị tác động sẽ khiến bệnh thêm nặng và khó điều trị hơn.
Không chỉ vậy, viêm da bội nhiễm còn gây tổn thương nghiêm trọng đến người bệnh, vi khuẩn tấn công sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, kết thúc quá trình điều trị cũng có thể để lại sẹo, khó khắc phục hoàn toàn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm da chính xác nhất
Bệnh sẽ được các bác sĩ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu phát ban và lịch sử bệnh án của bệnh nhân. Tính đến hiện tại, chưa có nhiều phương pháp xét nghiệm có thể chẩn đoán và xác định rõ ràng các loại viêm khác nhau.
Bệnh viêm da tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần đến gặp bác sĩ ngay trong những trường hợp sau đây:
- Ngứa rát hoặc sưng viêm khiến bạn ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, không tập trung khi làm việc.
- Vùng da bị viêm chuyển từ ngứa sang đau rát.
- Bị nhiễm trùng vết viêm
- Bệnh kéo dài, điều trị dai dẳng nhưng không khỏi.
Riêng với viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm soi tươi KOH nhằm mục đích xác định nhiễm nấm cho bệnh nhân.
Biện pháp điều trị bệnh viêm da hiệu quả hàng đầu
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như sau:
Thuốc Tây y mang đến hiệu quả điều trị nhanh gọn nhưng khó dứt điểm
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và được kê đơn thuốc phù hợp nhất. Có một số loại thuốc điều trị thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân như:
- Thuốc Corticosteroid: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm ở những vùng da bị bệnh. Khi tình trạng viêm có chuyển biến nặng thì thuốc Corticosteroid sẽ được các bác sĩ khuyên dùng ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này được dùng để điều trị các trường hợp bệnh dai dẳng. Người bệnh cần dùng đúng liều lượng và dùng trong khoảng 2 đến 4 tuần.
- Thuốc ức chế calcineurin nhanh: Loại thức này có tác dụng với hệ thống miễn dịch, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Lưu ý khi dùng thuốc: Người bệnh cần dùng đúng liều lượng và uống đúng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Ngoài những tác dụng kể trên, thuốc Tây cũng có những nhược điểm như: Người bệnh có thể bị kháng thuốc, điều trị nhanh các triệu chứng bệnh nhưng khó trị bệnh từ căn nguyên dẫn đến một vài trường hợp dễ bị tái phát sau điều trị,…
Chữa viêm da tại nhà – Sự lựa chọn tiện lợi nhưng hiệu quả không cao
Người bị bệnh xử lý vùng da bị dị ứng bằng cách dùng xà phòng diệt khuẩn để giảm nhanh các cơn ngứa và ngăn ngừa vùng viêm da bị lan rộng.
Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn những cách điều trị tại nhà khác như sau:
- Bôi thuốc mỡ trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Pha nước muối loãng cùng với nước ấm và tắm để điều trị viêm da.
- Dùng đá lạnh chườm vào vùng da bị viêm. Riêng với phương pháp này, người bệnh nên dùng ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần thực hiện trong 30 phút.
- Dùng dung dịch axit từ tự nhiên để rửa sạch vùng da bị viêm. Một số loại dung dịch thường dùng như nước cốt chanh hoặc giấm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá cây có tác dụng diệt khuẩn để vệ sinh vết viêm. Những loại lá thường dùng như: trầu không, khổ qua, kinh giới, lá khế,….
Lưu ý: Chỉ nên áp dụng phương pháp điều trị viêm da tại nhà trong thời gian ngắn và cần đảm bảo s
ơ chế nguyên liệu sạch sẽ để không làm nhiễm trùng vùng da bị viêm.
Phương pháp chữa bệnh bằng dân gian tuy tiện lợi nhưng nó tiềm ẩn những nguy cơ như: Dễ gây nhiễm trùng, vết viêm có thể lan rộng nếu không chữa đúng thuốc, hiệu quả điều trị không cao và không được kiểm chứng rõ ràng…
Bài thuốc Đông y và bí quyết điều trị không thể bỏ lỡ
Đông y có cơ chế chung khi điều trị bệnh là giải quyết căn nguyên, kết hợp nhiều liệu pháp tác động nhằm mang lại kết quả bền vững cho người bệnh. Thanh bì Dưỡng can thang chính là bài thuốc Đông y hữu hiệu nhất hiện nay để chữa bệnh viêm da và đáp ứng được những yêu cầu đó.
Bí quyết loại bỏ viêm da từ gốc kế thừa công thức của Hải Thượng Lãn Ông
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc này được xây dựng dựa theo công thức bài thuốc Trợ tang bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Thanh bì Dưỡng can thang được coi là một bài thuốc tinh túy từ nền y học cổ truyền.
Để điều trị, Đông y dùng biện pháp giải khu phong, tán hàn, trừ thấp nhiệt từ đó loại bỏ tà độc. Từ đó giúp tăng cường miễn dịch, ổn định cơ địa, người bệnh và chống dị ứng, bồi bổ khí huyết chăm sóc da hiệu quả. Đây là cơ chế điều trị an toàn, mang lại hiệu quả lâu bền và ngăn ngừa tái phát.
Hiện nay, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã và đang là lựa chọn số 1 cho những người bị viêm da. Bài thuốc này sử dụng nguồn thảo dược hoàn toàn tự nhiên, an toàn với người bệnh.
Thanh bì dưỡng can thanh tận dụng giá trị tinh hoa Y học cổ truyền từ nhiều bài thuốc cổ phương kết hợp với Y học hiện đại. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại đơn vị dẫn đầu về khám chữa bệnh bằng YHCT.
Những công dụng mà bài thuốc này mang lại đã giải quyết triệt để những mối lo ngại của người bệnh:
- Đào thải độc tố trong cơ thể, thanh nhiệt, mát gan.
- Bồi bổ chính khí, khôi phục chức năng và hoạt động của gan thận.
- Tăng cường sức đề kháng.
- Loại bỏ các vi khuẩn khu trú và gây bệnh trên da, thích hợp dùng cho tổn thương diện rộng.
- Làm sạch và khô vết thương.
- Giảm ngứa, giảm thâm và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo xấu.
- Chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự lây lan.
Xóa tan mặc cảm – Giải quyết triệt để bệnh viêm da
Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được sử dụng 3 chế phẩm uống, bôi và ngâm rửa tác động từ trong ra ngoài. Vì thế, bài thuốc này là liệu pháp trị liệu và chăm sóc da duy nhất hiện nay có được sự kết hợp hoàn hảo này. Những chế phẩm tác động hỗ trợ lẫn nhau và mang lại hiệu quả điều trị toàn diện.
Điều làm nên sự khác biệt của bài thuốc này chính là không gây nên tác dụng phụ, phù hợp với mội đối tượng người bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Thuốc uống: Bạch linh, Phục linh, Dạ dao đằng, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Dao đằng, Sa sâm, Đơn đỏ, Hồng hoa, Đan sâm… và các tác dược khác.
- Thuốc bôi ngoài da: Đương quy, Đơn đỏ, Sa tử đằng, Kim ngân hoa…
- Thuốc rửa vết thương: Mò trắng, Đơn đỏ, Khổ sâm, Ô liên rô, Hoàng liên, Xuyên tâm liên…
Không giống với các bài thuốc chữa bệnh ngoài da thường gặp khác, Thanh bì Dưỡng can thang có sự phân chia chức năng trong từng chế phẩm riêng biệt. Từ đó để đảm bảo cho từng chế phẩm hoạt động tốt nhất, bài thuốc sẽ tác động loại bỏ viêm da cơ địa và vảy nến theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trong 7 đến 15 ngày): Đào thải độc tố trong da và trong cơ thể.
- Giai đoạn 2 (trong 15 đến 30 ngày): Điều trị triệu chứng ngứa rát, bong tróc, sưng đỏ…trên da. Khôi phục tổn thương trên da.
- Giai đoạn 3 (trong 2 đến 4 tháng): Bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Những biện pháp cần ghi nhớ
Để phòng ngừa bệnh viêm da, cách tốt nhất là nên tránh xa các chất dị nguyên và những nguyên nhân gây phát ban. Để phòng tránh bệnh hiệu quả bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp sau:
- Tuyệt đối không nên gãi lên vùng da bị viêm vì sẽ làm cho vết thương nặng thêm và vi khuẩn có thể tấn công qua những vết thương đó.
- Bạn nên tắm bằng nước ấm, dùng xà phòng vệ sinh cơ thể. Tích cực dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng viêm da.
- Giữ sạch các vùng da bị viêm để tránh nhiễm trùng.
Bạn cần hiểu rõ những biện pháp phòng ngừa bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Qua việc tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm da, bạn đọc có thêm nguồn thông tin để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: Thanh bì dưỡng can thang chữa viêm da cơ địa – Hiệu quả được giới chuyên gia và người bệnh chứng nhận
Xem thêm: 12 nguyên nhân gây khó thở và các biến chứng đi kèm
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh Hàn Quốc cách phân biệt nấm lim xanh và nấm linh chi
- 3 Cách Chế Biến Nấm Linh Chi Đỏ Nhanh Chóng, Hiệu Quả
- Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm
- Nấm lim xanh Quảng Nam trị ung thư công dụng nấm lim xanh rừng
- Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
- Mua nấm lim xanh ở đâu Bến Tre nấm lim xanh chữa bệnh tiểu đường
- Rối loạn giấc ngủ: Cách trị và thông tin cần biết
- Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương – Địa chỉ, Lịch làm việc
- Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc ĐẶC TRỊ khuẩn HP TẬN GỐC chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng
- 6 cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu ngày Tết