Bệnh viêm âm đạo là gì? Biểu hiện và cách điều trị
Bệnh viêm âm đạo xuất hiện và tiến triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do không giữ gìn vệ sinh hoặc không đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm, tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn phát triển và gây viêm. Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân lây nhiễm cùng các phương pháp điều trị, người bệnh cần khám lâm sàng, tiến hành xét nghiệm và kiểm tra thực thể.
Bệnh viêm âm đạo là gì?
Bệnh viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) thể hiện cho tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do nhiễm khuẩn hoặc do sự tác động của nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi biểu hiện viêm, tiết dịch có mùi hôi kèm theo cảm giác khó chịu, đau rát và ngứa ngáy vùng kín.
Mặc dù có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng sự mất cân bằng hay tình trạng rối loạn của vi khuẩn âm đạo và nhiễm trùng là hai nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp nhất.
Đối với một vài trường hợp ít gặp hơn, bệnh xảy ra do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể suy giảm sau mãn kinh, một số rối loạn da, không giữ gìn vệ sinh vùng kín, vệ sinh âm đạo sai cách, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm, đồng thời tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn phát triển và gây viêm.
Nếu chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, các triệu chứng có thể thường xuyên xuất hiện, tăng mức độ nghiêm trọng tạo cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra việc không sớm điều trị còn làm tăng nguy cơ hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có vô sinh.
Biểu hiện của huyết trắng (khí hư) có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định tình trạng viêm nhiễm. Đối với người bình thường, huyết trắng không màu hoặc xuất hiện với màu trắng trong gần giống với lòng trắng trứng gà, không mùi và có cảm giác hơi dính khi chạm. Theo sinh lý tự nhiên, huyết trắng có tác dụng hỗ trợ tinh trùng di chuyển nhanh vào tử cung và giúp giữ độ ẩm cho âm đạo .
Thông thường huyết trắng sẽ được tiết ra với một lượng vừa đủ. Tuy nhiên nếu huyết trắng tiết nhiều hơn, đổi màu hoặc kèm theo mùi hôi khó chịu, đặc dính hơn so với thông thường thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo chính xác tình trạng viêm âm đạo.
Trong trường hợp khí hư có màu trắng trong nhưng tiết ra với lượng nhiều hơn, xuất hiện mùi hôi khó chịu thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh huyết trắng. Bệnh lý này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khí hư đổi màu có thể là triệu chứng đặc trưng cho từng loại viêm âm đạo.
Bệnh viêm âm đạo xuất hiện do đâu?
Bệnh viêm âm đạo có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân ra thành nhiều loại dựa trên nguyên nhân, cụ thể:
1. Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn
Bệnh viêm âm đạo thường xảy ra do sự tác động của vi khuẩn. Trong trường hợp nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, bệnh sẽ được đặc trưng bởi sự phát triển và thay đổi đột ngột về số lượng của vi khuẩn bình thường hoạt động trong âm đạo và sự nhân lên quá mức của những vi sinh vật khác.
Bình thường, vi khuẩn lactobacilli sẽ sinh sống trong âm đạo với số lượng nhiều hơn các vi khuẩn khác (điển hình như anaerobes). Tuy nhiên nếu số lượng vi khuẩn kỵ khí đột ngột tăng cao, thì sự mất cân bằng sẽ diễn ra trong âm đạo. Điều này khiến bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn xuất hiện.
Nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn thường xảy ra ở những người quan hệ tình dục thiếu lành mạnh. Đặc biệt là khi nữ giới quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới. Tuy nhi
ên các nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm vi khuẩn cũng xảy ra ở những đối tượng chưa quan hệ tình dục.
2. Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas
Nhiễm trùng âm đạo do Trichomonas là dạng viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục. Bệnh sẽ phát sinh khi một loại ký sinh trùng đơn bào mang tên Trichomonas vagis xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết nữ giới bị nhiễm Trichomonas vagis là do quan hệ tình dục với nam giới bị nhiễm bệnh.
Trichomonas vagis cùng các loại sinh vật khác phát triển tại đường tiết niệu sau khi xâm nhập vào cơ thể của nam giới. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng thường không phát sinh ở trường hợp này. Ngược lại, nhiều triệu chứng khó chịu sẽ xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm Trichomonas vagis.
Ngoài ra khi hoạt động trong môi trường âm đạo, Trichomonas vagis còn dễ dàng gây ra nhiều vấn đề, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác.
3. Nhiễm nấm men
Một người phụ nữ bị viêm âm đạo do nhiễm nấm men khi trong môi trường âm đạo có sự phát triển và nhân lên về mặt số lượng của một hoặc nhiều sinh vật nấm. Trong đó nấm Candida albicans hoạt động trong âm đạo chiếm đa số các trường hợp.
Trong nếp gấp da, giường móng tay, trong miệng và trong những khu vực ẩm ướt khác của cơ thể, Candida albicans có khả năng hoạt động mạnh làm phát sinh bệnh tưa miệng, gây viêm nhiễm và hình thành nhiều bệnh lý khác.
Bệnh hăm tã cũng có thể phát sinh từ tình trạng nhiễm nấm men. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng nấm Candida albicans thường cao hơn ở những người bị tiểu đường và thai phụ. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt những loại vi khuẩn cộng sinh mang nhiều tác dụng hữu hiệu và lợi ích trong âm đạo. Từ đó giúp Candida albicans dễ dàng phát triển và gây viêm hơn.
Không giống viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm Trichomonas, tình trạng viêm do nhiễm Candida albicans ít lây nhiễm khi giao hợp. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát và tái diễn nhiều lần, bạn tình có thể xem xét về điều trị song song.
4. Viêm âm đạo do lậu
Bệnh viêm âm đạo có thể xảy ra từ sự tác động của tác nhân gây bệnh lậu. Bệnh lậu được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm. Hơn thế bệnh có khả năng lây lan cao. Vi khuẩn lậu còn được gọi là song cầu trùng Gram, tên khoa học là Neisseria Gonorrhea. Loại vi khuẩn này có hình dạng tương tự như hạt pha lê. Neisseria Gonorrhea lây lan khi giao hợp.
5. Viêm âm đạo không nhiễm trùng
Đôi khi bệnh viêm âm đạo không phát sinh do nhiễm trùng mà hình thành do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Cụ thể thói quen thụt rửa âm đạo, sử dụng thuốc xịt âm đạo hoặc xà phòng thơm, sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm diệt trùng có mùi thơm… có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng phản ứng dị ứng hoặc kích thích mô âm hộ và niêm mạc âm đạo.
Ngoài ra mô âm đạo có thể bị kích ứng và viêm do tampon, giấy lụa hoặc một số vật lạ khác bị lãng quên và không được lấy ra trong âm đạo.
6. Viêm âm đạo do thiểu dưỡng (teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh)
Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ suy giảm sau mãn kinh hoặc chữa bệnh bằng phương pháp cắt bỏ buồng trứng có thể làm mất độ dày của niêm mạc âm đạo. Từ đó làm tăng độ nhạy cảm, tăng kích thích khiến âm đạo nóng rát và khô.
Đối tượng nguy cơ của bệnh viêm âm đạo
Một số yếu tố nằm trong danh sách dưới đây có thể khiến bệnh viêm âm đạo dễ dàng xảy ra và nhanh chóng tiến triển. Cụ thể:
- Hoạt động tình dục thiếu lành mạnh
- Nội tiết tố bị mất cân bằng hoặc đột ngột thay đổi. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, những người bước sang độ tuổi tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai
- Sử dụng nhiều steroid và thuốc kháng sinh
- Bị lây nhiễm các bệnh xã hội, lây qua đường tình dục
- Thường xuyên sử dụng thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai ngoài ý muốn
- Không áp dụng biện pháp kiểm soát ở bệnh nhân bị tiểu đường
- Mặc quần lót và trang phục bên ngoài bị ẩm hoặc quá chật
- Thường xuyên dùng sản phẩm tắm bong bóng, xịt âm đạo, khử mùi âm đạo
- Có thói quen thụt rửa âm đạo
- Sử dụng dụng cụ tử cung để ngừa thai (DCTC).
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm âm đạo
Bệnh viêm âm đạo có thể dễ dàng được nhận biết thông qua những dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Có cảm giác ngứa hoặc kích thích âm đạo
- Đau rát khi hoạt động tình dục
- Tăng số lượng dịch tiết từ âm đạo, thay đổi màu sắc khí hư hoặc thay đổi mùi
- Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu nhẹ hoặc chảy máu theo dạng đốm
- Đi tiểu đau.
Trong nhiều trường hợp nữ giới không có dịch tiết âm đạo. Vì thế nếu có nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần quan sát kỹ dịch tiết âm đạo. Bởi các loại viêm nhiễm âm đạo có thể được chỉ ra thông qua đặc điểm của dịch tiết âm đạo.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn
Trong thời gian bị viêm âm đạo do vi khuẩn, chất dịch được tiết ra từ âm đạo sẽ có màu trắng xám và có mùi hôi tanh khó chịu. Mùi tanh của dịch tiết sẽ nồng hơn khi quan hệ tình dục.
Một số dấu hiệu và triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện nếu Gardnerella vaginalis là nguyên nhân gây viêm âm đạo:
- Khí hư được tiết ra nhiều hơn bình thường
- Khí hư có màu trắng đục hoặc xuất hiện với màu xám
- Vùng kín phát ra mùi hôi tanh khó chịu. Mùi tanh này sẽ nồng hơn khi rụng trứng, có kinh nguyệt hoặc khi hoạt động tình dục.
2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm men
Tình trạng nhiễm nấm men làm phát sinh các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Ngứa và khó chịu trong âm đạo
- Âm đạo tiết chất dịch màu trắng, đặc và dày như phô mai
- Hoặc ở một số trường hợp, khí hư được tiết ra với dạng lỏng tương tự như nước hoặc dạng đặc giống với mủ, lợn cợn từng mảng, màu trắng đục, kèm theo triệu chứng đau rát và ngứa ngáy xung quanh âm hộ, đau rát khi đi tiểu, đau khi giao hợp.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas gồm:
- Đau nhiều khi quan hệ tình dục
- Mỗi lần đi tiểu tiện có cảm giác đau đớn và nóng rát
- Khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín, cảm giác tương tự như kiến hay bọ di chuyển trong âm đạo
- Xuất hiện nhiều bọt khí nhỏ li ti
- Bọt khí hư loãng
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu vàng xanh.
Viêm âm đạo – Trường hợp nào cần khám bác sĩ?
Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra ở âm đạo, bạn cần trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt bạn cần đến cơ sở y tế ngay khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây xuất hiện:
- Dịch tiết ra từ âm đạo hoặc âm đạo có mùi đặc biệt hôi tanh và khó chịu, tiết dịch nhiều hơn so với bình thường và ngứa ngáy.
- Có tiền sử nhiễm trùng âm đạo
- Không có tiền sử bị nhiễm trùng âm đạo. Trường hợp này nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xét nghiệm, thiết lập nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng.
- Bạn có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Phần đa triệu chứng của bệnh lý này tương tự như triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh nhiễm trùng nấm men hay nhiễm khuẩn âm đạo.
- Đã trải qua quá trình khắc phục bệnh lý với thuốc chống nấm men không kê đơn. Tuy nhiên các triệu chứng vẫn không khỏi hoàn toàn hoặc không thuyên giảm.
- Bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.
Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm âm đạo
Trước khi đề xuất phác đồ điều trị, bệnh nhân cần được khám lâm sàng, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và những yếu tố liên quan.
- Xác định tiền sử mắc bệnh viêm âm đạo
Thông qua quá trình kiểm tra, xác định tiền sử mắc bệnh viêm âm đạo, loại viêm nhiễm và số lần tái phát, bác sĩ chuyên khoa có thể định hướng nguyên nhân và chẩn đoán bệnh lý, bao gồm bệnh nhiễm trùng âm đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Khám phụ khoa
Kiểm tra vùng chậu hay khám phụ khoa là biện pháp chẩn đoán cần được thực hiện. Thông qua phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được nguyên nhân gây viêm và phân loại viêm nhiễm. Để quan sát và kiểm tra kỹ bên trong âm đạo, dụng cụ hỗ trợ là mỏ vịt sẽ được sử dụng để mở rộng kích thước âm đạo, xác định điểm viêm và dịch tiết bất thường.
- Lấy dịch tiết làm xét nghiệm
Trong quá trình khám phụ khoa, một mẫu dịch tiết cổ tử cung hoặc dịch tiết âm đạo sẽ được thu về. Sau đó mang mẫu xét nghiệm vào phòng thí nghiệm và tiến hành kiểm tra. Để tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân gây viêm khác, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành cấy hoặc soi tươi.
- Kiểm tra nồng độ pH
Sử dụng que thử hoặc dùng giấy pH đưa vào âm đạo để xác định nồng độ pH âm đạo. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ pH âm đạo tăng cao thì bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn âm đạo hoặc trichomonas. Tuy nhiên thực tế cho thấy phương pháp kiểm tra nồng độ pH đơn thuần không phải là một xét nghiệm chẩn đoán cuối cùng và đáng tin cậy.
Bệnh viêm âm đạo được điều trị như thế nào?
Tùy thuộc thuộc vào từng loại viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh, việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác dùng trong điều trị viêm âm đạo ở mỗi người không giống nhau. Vì thế bệnh nhân cần có kết quả chẩn đoán cuối cùng trước khi đề xuất bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Cụ thể phương pháp điều trị viêm đạo được đề xuất dựa trên nguyên nhân:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
Ở nữ giới bị viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn, thuốc metronidazole (Flagyl) sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định. Thuốc metronidazole (Flagyl) được bào chế dưới dạng gel, điều trị bệnh thông qua đường uống. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, thuốc clindamycin (Cleocin) hoặc metronidazole (MetroGel) dạng kem có thể được chỉ định. Hai loại thuốc này được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp vào âm đạo để điều trị viêm.
- Nhiễm trùng nấm men
Một số loại kem chống nấm như butoconazole, miconazole, tioconazole và clotrimazole thường được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng nấm men.
Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm và mức độ nghiêm trọng thuốc fluconazole (Diflucan) cùng
một hoặc nhiều loại thuốc kháng nấm khác có thể được bác sĩ chuyên khoa thêm vào quá trình điều trị nhiễm trùng nấm men.
- Viêm âm đạo do thiểu dưỡng (teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh)
Phụ nữ mãn kinh bị viêm âm đạo do thiểu dưỡng thường được yêu cầu chữa bệnh với thuốc Estrogen dạng kem.
- Viêm âm đạo không nhiễm trùng
Đối với trường hợp viêm âm đạo không nhiễm trùng, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về nguyên nhân và nguồn gốc của sự kích thích để được hướng dẫn loại bỏ. Tình trạng nhiễm khuẩn không do nhiễm trùng có thể phát sinh từ việc sử dụng bột giặt, băng vệ sinh, tampon hoặc xà phòng mới.
- Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas
Đối với các trường hợp bị viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với thuốc tinidazole (Tindamax) hoặc metronidazole (Flagyl).
Tất cả những loại thuốc được chỉ định trong quá trình chữa trị âm đạo cần được sử dụng đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kể cả liều dùng và cách sử dụng. Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình chữa bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm âm đạo
Thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh bệnh viêm âm đạo là điều cần thiết và cần áp dụng nghiêm ngặt. Bởi những biện pháp này có thể giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm, tránh phát sinh biến chứng và rủi ro không mong muốn.
Một số biện pháp đơn giản dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Nữ giới cần tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo.
- Lau chùi vùng kín đúng cách: Lưu ý sau khi đi vệ sinh xong, nữ giới cần sử dụng khăn giấy mềm lau chùi vùng kín theo hướng từ trước ra sau, tránh chạm vùng hậu môn trước khi lau vùng kín. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ khả năng di chuyển từ hậu môn đến âm đạo của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp: Lưu ý không sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích, các sản phẩm tẩy rửa hoặc dung dịch vệ sinh mang tính sát khuẩn mạnh để vệ sinh vùng kín. Bởi những sản phẩm này có khả năng kích thích âm đạo và gây viêm. Để bảo vệ vùng kín, bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh có nồng độ pH phù hợp hoặc tương đương với nồng độ pH âm đạo.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh, xà phòng dịu nhẹ, không dùng sản phẩm chứa chất gây kích ứng: Nữ giới cần tránh sử dụng những sản phẩm có chứa chất gây kích ứng hoặc thực hiện hoạt động gây kích thích. Điển hình như các loại tampon, miếng lót thơm, dung dịch vệ sinh hay xà phòng thơm, thụt rửa âm đạo. Sau khi tắm cần sử dụng xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh vùng kín, nên rửa từ bên ngoài bộ phận sinh dục. Thấm khô nước bằng khăn bông sạch và mềm để phòng ngừa kích ứng. Không sử dụng những sản phẩm có đặc tính quá mạnh. Cụ thể như các sản phẩm chứa chất khử mùi, chất kháng khuẩn mạnh hoặc khăn bông tắm.
- Tránh vệ sinh vùng kín và tắm trong bồn nước nóng: Vệ sinh vùng kín và tắm trong bồn nước nóng, bồn tạo sóng hoặc dùng vòi nước nóng có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây nhiễm trùng – nguyên nhân phát sinh bệnh viêm âm đạo.
- Loại bỏ thói quen thụt rửa âm đạo: Ngoài thói quen tắm rửa mỗi ngày và vệ sinh âm đạo vào buổi sáng thì không cần làm sạch thêm âm đạo. Nguyên nhân là do nếu duy trì thói quen thụt rửa âm đạo hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, khả năng sống của các sinh vật bình thường không âm đạo sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm âm đạo phát sinh. Ngoài ra nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng thói quen thụt rửa âm đạo mỗi ngày không có khả năng làm sạch tác nhân gây nhiễm trùng âm đạo.
- Khám sức khỏe định kỳ: Nữ giới trên 18 tuổi nên xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra vùng kín, sớm phát hiện tác nhân gây bệnh hoặc nguy cơ tiềm ẩn khiến tình trạng nhiễm trùng âm đạo và nhiều vấn đề khác phát sinh.
- Sử dụng đồ lót có chất liệu cotton: Để tạo cảm giác thoải mái và đảm bảo an toàn cho vùng kín, bạn nên sử dụng quần lót có đáy quần là vải cotton. Nếu có thể, hãy bỏ qua việc mặc quần lót trong khi ngủ vào buổi tối. Điều này sẽ giúp vùng kín được thông thoáng và mang đến cảm giác thoải mái. Ngoài ra thói quen này còn giúp bạn phòng ngừa tình trạng ẩm ướt vùng kín (môi trường phát triển của nấm men).
- Quan hệ tình dục an toàn: Nữ giới nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách yêu cầu bạn tình sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Biện pháp này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đồng thời giảm nguy cơ viêm âm đạo do lây nhiễm vi khuẩn, nấm men từ bạn tình.
Bệnh viêm âm đạo thường không phát sinh rủi ro và có thể được khắc phục hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau nếu sớm chẩn đoán bệnh lý và điều trị. Ngược lại biến chứng nguy hiểm và rủi ro có thể phát sinh ở những trường hợp chủ quan. Đặc biệt viêm âm đạo gây vô sinh ở nữ khi tái diễn nhiều lần. Vì thế để phòng ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng, nữ giới cần tiến hành thăm khám và chữa bệnh ngay khi nhận thấy âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa ngáy hoặc có một số dấu hiệu bất thường khác.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
- Lá chè xanh chữa khỏi bệnh phụ khoa, vệ sinh mỗi ngày
Xem thêm: Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Tin mới nhất
- Rong nho: Công dụng, cách chế biến và bảo quản A-Z
- Ợ chua tiêu chảy là bệnh gì? Cách điều trị và những lưu ý cho bệnh nhân
- Ung thư xương
- Đau đầu nên làm gì? Phương pháp điều trị hữu ích nhất cho người bệnh
- Nấm lim xanh chữa ung thư gan cách sử dụng sắc nấu uống nấm lim
- Giải mã 8 loại thực phẩm bà bầu thèm ăn trong cả thai kỳ
- Tinh trùng ít là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị
- Cây xạ đen chữa được những bệnh gì? Sử dụng cây xạ đen như thế nào?
- 5++ cách xuất nhiều tinh dịch tăng khả năng thụ thai cho nam giới
- Sỏi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và cách điều trị triệt để