Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Tuyến tiền liệt là một bộ phận quan trọng, dễ bị tổn thương và có sức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Chính vì vậy khi bị viêm tuyến tiền liệt bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt là hiện tượng tuyến tiền liệt của nam giới bị viêm nhiễm trùng, sưng do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý này phát triển khá nhanh và dễ biến chứng gây rối loạn chức năng sinh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục hằng ngày.
Phân loại theo cấp độ, viêm tiền liệt tuyến diễn tiến theo 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính.
- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là giai đoạn bệnh mới hình thành, xảy ra đột ngột dễ chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời.
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là cấp độ nặng hơn, bệnh kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.
Phân loại theo nguyên nhân tình trạng viêm này được chia thành 3 loại là viêm cấp do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý các bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt
Bệnh viêm tiền liệt tuyến chủ yếu là do vi khuẩn nhưng đôi khi còn do những tác nhân khác. Dưới đây là chi tiết về các nguyên nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn
Theo các bác sĩ, tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt chủ yếu là do vi khuẩn gram (-) ở đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục tiết niệu như Ecoli gây ra. Bên cạnh đó, còn một số loại vi khuẩn khác như lậu, giang mai và Chlamydia…
Với những trường hợp mắc viêm do vi khuẩn sẽ không điều trị được triệt để, tình trạng viêm có thể bị tái phát và khó chữa hơn, dễ chuyển biến thành viêm mãn tính.
Do vi khuẩn
Ngoài các loại vi khuẩn gây lên bệnh, người mắc còn đối mặt với một số tác nhân khác như:
- Sức đề kháng kém hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch: Những đối tượng có hệ miễn dịch kém hơn so với những người khác, tạo điều kiện cho các tác nhân như vi khuẩn, trùng nấm dễ dàng xâm nhập, gây hại làm khởi phát bệnh viêm tuyến tiền liệt.
- Do nam giới có nền bệnh từ trước: Với những trường hợp nam giới đã mắc bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang kẽ từ trước, vi khuẩn tồn tại sẵn trong cơ thể. Chính vì vậy chúng dễ sinh sôi, phát triển mạnh, di chuyển ngược lên tuyến tiền liệt và gây viêm.
- Do thói quen thủ dâm quá mức: Nam giới trong độ tuổi từ dậy thì tới trưởng thành thường có thói quen thủ dâm nhiều lần trong ngày. Thậm chí là một số trường hợp còn lạm dụng hành động này để kích thích ham muốn tình dục của bản thân. Chính thói quen thủ dâm quá mức đã làm tuyến tiền liệt bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Nếu như, nam giới có thói quen và sở thích sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, hút thuốc lá, bia… làm tăng làm tăng nguy cơ bị bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Những người có xu hướng quan hệ tình dục thô bạo (bạo dâm), không dùng bao cao su, quan hệ không chung thủy, quan hệ quá nhiều lần… dễ bị viêm tiền liệt tuyến. Bởi hành động này làm rối loạn xuất tinh, gây giãn nở tuyến tiền liệt quá mức, tổn thương dương vật tạo điều kiện hình thành viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục và vùng xung quanh.
- Tuyến tiền liệt bị chèn ép: Khi ngồi xe đạp nhiều tuyến tiền liệt bị chèn ép khiến máu không lưu thông được dẫn đến tuyến tiền liệt và niệu đạo bị kích thích.
Triệu chứng viêm tiền liệt tuyến
Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh sẽ không rõ ràng, khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu nam giới để ý kỹ hơn về những thay đổi trong cơ thể, sẽ thấy những biểu hiện sau đây:
Dấu hiệu cấp tính
Ở giai đoạn này, nam giới sẽ gặp các hiện tượng như:
- Thay đổi thói quen đi tiểu: Nam giới thấy mình đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đau kèm theo hiện tượng tiểu về đêm nhiều hơn lúc bình thường.
- Vùng bẹn bìu, thắt lưng, “cậu nhỏ” và xương mu bị đau.
- Thấy máu có trong nước tiểu và tinh dịch.
- Một số trường hợp bị rối loạn chức năng khi quan hệ, cụ thể là đau buốt khi xuất tinh, chất lượng tinh dịch kém, không kiểm soát được xuất tinh.
- Ham muốn tình dục giảm thậm chí là không có cảm xúc khi quan hệ tình dục.
- Cảm thấy bị rét, lạnh như cảm cúm.
- Chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém, người thường mệt mỏi, không có hứng thú làm việc, sinh hoạt hằng ngày.
Triệu chứng mãn tính
Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn này gần giống với cấp tính, nhưng có biểu hiện nặng hơn là:
- Vùng bụng dưới và tinh hoàn bị đau.
- Đau thắt lưng và đi tiểu nhiều lần hơn trước.
- Nước tiểu xuất hiện màu đục và có lẫn máu.
Viêm tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Viêm tiền liệt tuyến ở dạng cấp tính hay mãn tính đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của nam giới. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng dưới đây:
- Viêm niệu đạo: Khi nam giới để tình trạng viêm kéo dài sẽ gia tăng áp lực cho bàng quang. Lúc này, nước tiểu không bài tiết kịp làm cho vi khuẩn tồn đọng, gia tăng và gây nhiễm trùng đường tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe người bệnh.
- Rối loạn nội tiết tố nam: Khi tuyến tiền liệt bị viêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau như giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Thậm chí là gây vô sinh với trường hợp để viêm nhiễm nặng.
- Viêm nhiều cơ quan khác: Khi mắc viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, viêm tinh hoàn và viêm cơ tim,… nếu không có biện pháp xử lý sớm.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Các tổn thương do viêm hình thành, phát triển lâu dần sẽ chuyển biến thành u xơ cứng bàng quang. Lúc này, các khối u sẽ chặn sự co bóp làm chảy mủ, đi tiểu có dính máu dẫn đến khả năng mắc ung thư cao hơn.
Các phương pháp chẩn đoán hiện nay
Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, nhu cầu khám, chẩn đoán bệnh cũng tăng theo. Do đó, hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác như:
- Bảng câu hỏi: Bác sĩ sẽ đưa cho người bệnh một danh sách gồm những câu hỏi liên quan đến bệnh. Người bệnh có nhiệm vụ điền đầy đủ thông tin hoặc tích vào mục nói đúng về tình trạng bạn đang gặp. Dựa theo tổng số điểm, bác sĩ sẽ chẩn đoán
- Khám trực tràng: Bác sẽ kiểm tra tuyến tiền liệt bằng cách đưa ngón tay đã bôi gel vào trực tràng, với mục đích kiểm tra bề mặt, độ cứng, độ giãn nở hoặc tình trạng viêm, tổn thương.
- Soi bàng quang: Để phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ kiểm tra niệu đạo và bàng quang của người bệnh gọi là nội soi bàng quang.
- Xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch: Sau thủ thuật khám trực tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một loạt các cuộc xét nghiệm nước tiểu. Qua kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá và kết luận được loại vi khuẩn, các tế bào bạch hầu cũng như hệ miễn dịch nào đang gây hại ở tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm máu: Mục đích của phương pháp chẩn đoán này là tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng cũng như các vấn đề khác về tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm hình ảnh: Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi chụp CT đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, siêu âm.
Các cách chữa viêm tuyến tiền liệt hiện nay
Để điều trị bệnh thành công, hiện nay có rất nhiều phương pháp. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa bệnh phù hợp với bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp một số cách phổ biến:
Bí quyết chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà
Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên hay các nguyên liệu có sẵn trong nhà luôn là cách trị viêm tiền liệt tuyến được nhiều người áp dụng. Bởi đây không chỉ là cách chữa an toàn, lành tính mà còn tiết kiệm chi phí. Hiện nay, mọi người thường dùng một số mẹo như:
Chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt bằng chuối tiêu
Trong chuối tiêu xanh có tinh bột trơ và pectin giúp điều trị và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho cơ thể, tuyến tiền liệt. Để điều trị viêm tiền liệt tuyến với chuối tiêu, người bệnh cần kết hợp với ngân nhĩ và thực hiện theo các bước như:
- Ngắt 1 quả chuối tiêu còn xanh trên cây.
- Rửa sạch, thành những đoạn ngắn rồi cho vào nồi ninh nhừ cùng ngân nhĩ trong 5 phút.
- Dùng nước và bã
- Mỗi tuần nên thực hiện cách chữa này từ 2-3 lần.
Chữa viêm tiền liệt tuyến bằng quả sung
Sung không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn có khả năng hỗ trợ chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà hiệu quả. Bởi quả sung có hàm lượng glucose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, vitamin như C, B1… có tác dụng kháng viêm, chống vi khuẩn gây viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Hái khoảng 30g quả sung, rửa sạch và ngâm muối 5 phút.
- Cho sung đã ngâm cùng chút đường phèn vào đun sôi cùng 1,5 lít nước trong 5 phút.
- Tắt bếp và chắt nước sung ra uống thay trà hằng ngày.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho giai đoạn nhẹ, xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt và tiểu rắt, không có tác dụng phụ.
Trị viêm tuyến tiền liệt bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa hoạt chất Penol và Penolic như là một chất kháng sinh. Những hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở tụ cầu, phế cầu hay cầu khuẩn.
Hướng dẫn cách dùng lá trầu không chữa bệnh được thực hiện như sau:
- Hái 6-7 lá trầu không đã già, còn nguyên vẹn rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Cho vào máy xay nhuyễn với một 1 cốc nước lọc.
- Bỏ bã lấy nước trầu không chia thành 2 lần uống trong ngày, có thể pha thêm sữa tươi cho dễ uống.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng thuốc Tây y
Với những trường hợp viêm nặng, dùng mẹo dân gian không chữa được dứt điểm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc dưới đây:
- Trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh
Nếu như, người bệnh bị viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người dùng một số loại thuốc kháng sinh như: Trimethoprim, Levofloxacin và Clarithromycin… Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng, biến chứng xấu cho bệnh nhân.
Thuốc kháng sinh cho bệnh nhân dạng viên uống. Ngoại trừ những trường hợp quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêm để ức chế vi khuẩn nhanh.
- Thuốc chẹn alpha
Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường dẫn lưu đường tiểu bằng cách làm thư giãn các cơ ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Để làm giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đau và đi nhiều lần…
Tuy nhiên, dùng thuốc chẹn Alpha có tác dụng phụ là làm hạ huyết áp, vậy nên không chỉ định dùng cho những bệnh nhân huyết áp thấp hay đang dùng thuốc hạ áp.
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm
Các loại thuốc như Ibuprofen, Paracetamol, Piroxicam và Diclofenac được dùng để làm giảm các triệu chứng đau, tăng nhiệt và chống viêm do bị nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt. Đây là nhóm thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, nên người bệnh cần dùng phối hợp với thuốc chẹn Alpha, thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tốt hơn.
- Phẫu thuật
Với những trường hợp mắc viêm tuyến tiền liệt quá nặng, bác sĩ mới chỉ định dùng phương pháp cắt bỏ. Phẫu thuật tuyến tiền liệt có mục đích là lấy đi các nhân tế bào làm khởi phát bệnh.
Mổ nội soi hay đốt laser là hai phương pháp được áp dụng phổ biến cho các đấng mày râu. Tuy tỉ lệ thành công cao nhưng đây là phương pháp tốn kém, có thể xảy ra rủi ro như bị nhiễm trùng, tái phát lại các triệu chứng viêm nếu bệnh nhân không chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.
Biện pháp trị viêm tuyến tiền liệt bằng đông y
Để điều trị bệnh viêm tiền liệt tuyến hiệu quả, Đông y chia bệnh thành từng thể riêng biệt và áp dụng từng phương pháp trị tương ứng với thể đó. Nhờ vậy vừa có tác dụng trị bệnh tận gốc đồ
ng thời làm giảm triệu chứng của viêm tiền liệt tuyết tốt hơn.
Bài thuốc giải độc, lợi thấp, thanh nhiệt
Bài thuốc Long đởm can thang kết hợp với Tỳ giải phân thanh ẩm gia này chuyên dùng để làm giảm các triệu chứng như: Tiểu gấp, tiểu đau, tiểu nhiều lần…
- Chuẩn bị: 4-12g sài hồ; mộc thông và cam thảo mỗi loại 4-8g; tỳ giải, bạch linh, ích trí nhân và ô dược mỗi loại 20g; sinh địa và xa tiền mỗi loại khoảng 12-20g; 2-8g long đờm; hoàng cầm, trạch tả, quy đầu và chi tử mỗi thứ từ 8-16g.
- Cách sắc: Mang dược liệu đi sắc cùng 2 lít nước, đun cho đến khi còn khoảng 200ml, chắt ra bắt và uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi triệu chứng hết hẳn.
Bài thuốc hóa ứ, đạo trệ, lý khí và hoạt huyết
Khi thấy bụng đau âm ỉ, sờ thấy tuyến tiền liệt cứng, tiểu ra máu, đau trụy tinh hoàn, nước tiểu có lẫn tinh dịch, người bệnh nên áp dụng bài thuốc này.
- Chuẩn bị: Đan sâm, hồng hoa, vương bất lưu hành, nhũ hương, bạch chỉ, xuyên luyện tử, tiểu hồi, đào nhân, xích thược, trạch tả, mộc dược và thanh bì, bồ công anh. Liều lượng của mỗi loại điều chỉnh theo mức độ của tình trạng bệnh.
- Cách sắc: Cho nguyên liệu vào nồi đun thuốc cùng 1,5 lít nước lọc, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn 150ml. Chắt thuốc và bát và uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc thanh dư nhiệt và tư dưỡng thận âm
Bài thuốc này dùng để làm giảm các triệu chứng họng khô, hoa mắt, mất ngủ, người gây, lưỡi đỏ, liệt dương, miệng khô…
- Chuẩn bị: Bạch linh, trạch tả, đan bì mỗi thứ 9g; sơn thù, hoài sơn mỗi loại 12g; hoàng bá, tri mẫu mỗi thứ 8g; thục địa 24g.
- Thực hiện: Cho các dược liệu trên xay thành bột mịn sau đó luyện với mật để tạo thành viên uống. Ngày dùng 8-12g chia thành 3 lần uống cùng với nước muối nhạt.
Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì?
Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, ít tác dụng phụ đồng thời nâng cao sức khỏe, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?
- Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Cam, chanh, bưởi, rau cải và súp lơ…
- Thực phẩm giàu Omega 3, 6: Cá thu, cá hồi, dầu lạc, cá trích, bơ… có hàm lượng Omega 3 và 6 cao tác dụng chống viêm tốt.
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen và giá đỗ… có chứa các hoạt chất như Lignage và Isoflavone có tác dụng gây ức chế phản ứng gây viêm, sưng tuyến tiền liệt.
- Sữa chua: Ngoài ra, người bệnh nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày giúp quá trình tiêu hóa tốt để cơ thể hấp thu nhiều dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại mầm bệnh.
Nên kiêng thực phẩm gì?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người viêm tuyến tiền liệt muốn cải thiện tình trạng nhanh, cần kiêng một số nhóm thực phẩm như:
- Tránh xa các đồ ăn, thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nguội lạnh để qua ngày, bẩn…
- Hạn chế ăn đồ cay nóng như tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, món ăn nhiều vị…
- Kiêng dùng mỡ động vật và đồ ăn có lượng đạm lớn như thịt bò, lạc, vừng…
- Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có gas sẽ làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm tuyến tiền liệt
Bệnh viêm tiền liệt tuyến ngày càng trẻ hóa, chính vì vậy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản các đấng mày râu nên chủ động phòng tránh bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Uống nhiều nước để tăng cường quá trình đào thải độc tố, vi khuẩn tích tụ trong cơ thể.
- Luyện tập thể thao ở mức độ vừa phải để tăng cường quá trình trao đổi chất.
- Vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục cẩn thận, đúng cách để tránh bội nhiễm.
- Bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin bằng các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất kháng viêm.
- Giữ cân ở mức vừa phải, tránh thừa cân kết hợp với chế độ ăn hợp lý.
- Khi quan hệ tình dục, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ và phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
- Tránh sử dụng cafe, bia, rượu, thực phẩm nhiều gia vị gây kích ứng bàng quang và tuyến tiền liệt.
- Hạn chế gây áp lực cho tuyến tiền liệt như ngồi xe đạp quá nhiều…
- Ngồi với gối, đệm, phao bơi, tránh ngồi ở những chỗ cứng tạo áp lực cho vùng chậu, tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu người bệnh xem nhẹ và không có biện pháp điều trị sớm. Tình trạng bệnh sẽ trở lên nặng và biến chứng thành ung thư. Để giúp quá trình điều trị nhanh và an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần ghi nhớ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Hiểu hơn về cách chữa trị và phòng tái phát ung thư đại trực tràng qua 12 câu hỏi
Tin mới nhất
- Cây xạ đen chữa bệnh gì? Nơi mua bán cây xạ đen Hòa Bình chính gốc
- Viêm khớp răng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Nồng độ glucose niệu
- 7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40
- BẠN NÊN BIẾT U xơ tử cung nên ăn gì để cải thiện sức khỏe người bệnh
- Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?
- Rượu ngâm nấm lim xanh tác dụng gì cách uống rượu nấm lim rừng
- 11 Cách chữa viêm amidan hốc mủ cho bà bầu AN TOÀN VỚI THAI NHI
- Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ và cách khắc phục
- 7 giá trị dinh dưỡng từ quả thanh long không phải ai cũng biết