Huyết trắng có màu đỏ – Lý do chị em cần khám ngay!
Huyết trắng có màu đỏ giống như lẫn máu là tình trạng đáng lo ngại đối với chị em phụ nữ. Nguyên nhân xuất hiện có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Khi gặp phải hiện tượng này, phụ nữ không nên chủ quan. Bởi, nếu sự bất ổn của huyết trắng do bệnh lý gây ra, không điều trị có thể gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe sinh sản, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây nên tình trạng huyết trắng có màu đỏ
Huyết trắng hay khí hư là thuật ngữ chỉ dịch tiết âm đạo của phụ nữ. Chất này có tác dụng giúp âm đạo cân bằng được độ ẩm cần thiết, bảo vệ “cô bé” tránh khỏi sự tấn công của những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bất kể người phụ nữ nào cũng sẽ có huyết trắng, tùy theo cơ địa mà lượng huyết trắng xuất hiện nhiều hay ít.
Ở trạng thái bình thường, huyết trắng sẽ có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng gà, không có mùi hoặc hơi tanh. Chúng xuất hiện phổ biến vào thời gian trước chu kỳ trứng rụng và khi nữ giới mang thai. Tình trạng huyết trắng có màu đỏ xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trường hợp sự thay đổi bất ổn này do sinh lý thì chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ yếu tố bệnh lý, lúc này chị em cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi, sức khỏe sinh sản của phụ nữ sẽ bị đe dọa, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời sống và tính mạng của người bệnh.
Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng huyết trắng có màu đỏ bất thường. Bạn đọc có thể tham khảo:
Huyết trắng có màu đỏ trước kỳ kinh nguyệt
Một trong những nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng huyết trắng có màu đỏ là việc chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới đến sớm. Thường, trước các ngày hành kinh, lượng hormone sinh dục nữ sẽ có những biến chuyển nhất định.
Cụ thể, hàm lượng estrogen và progesterone sẽ sụt giảm, song song đó, tử cung không còn thực hiện nhiệm vụ tưới máu và làm dày niêm mạc như bình thường. Mục đích là để niêm mạc tử cung thoái hóa, bong ra trong những ngày hành kinh.
Lúc này, hàm lượng prostaglandin sẽ sản sinh nhiều hơn, khiến cơ tử cung bị kích thích. Khi đó, máu kinh sẽ được tống ra ngoài thông qua hoạt động co bóp tử cung. Một số trường hợp, trước khi chu kỳ này bắt đầu, niêm mạc tử cung có dấu hiệu thoái hóa sớm, chúng bong ra trước khi nguyệt san xuất hiện.
Lớp niêm mạc này sẽ theo khí hư (huyết trắng) đi ra ngoài. Chính vì thế mà nhiều trường hợp trước chu kỳ hành kinh, chị em phụ nữ quan sát được hiện tượng trong khí hư có lẫn máu hoặc khí hư có màu đỏ. Đây là biểu hiện bình thường, chị em phụ nữ không cần phải quá hoang mang, sợ hãi.
Huyết trắng có màu đỏ sau chu kỳ kinh nguyệt
Khí hư có màu đỏ sau chu kỳ kinh nguyệt có thể được lý giải do nguyệt san còn sót lại sau những ngày hành kinh. Nếu tình trạng này xuất hiện, phụ nữ không có những biểu hiện bất thường kèm theo như mùi hôi, đau rát,…thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường.
Bởi, khi dịch âm đạo được đẩy ra ngoài, đồng thời cũng mang theo lượng máu còn sót lại bên trong âm đạo ra ngoài. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà lượng máu xuất hiện nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu trường hợp xuất hiện huyết trắng màu đỏ kèm theo đau rát, khó chịu sau kỳ kinh, chị em nên thăm khám y tế để được tư vấn khắc phục sớm.
Huyết trắng có màu đỏ do rối loạn nội tiết tố
Hiện tượng huyết trắng (khí hư) có màu nâu đỏ xuất hiện có thể do nội tiết tố trong cơ thể nữ giới bị rối loạn. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính khiến cho khí hư đổi màu, có mùi lạ. Những yếu tố ảnh hưởng đến nội tiết tố có thể kể đến như:
- Sử dụng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
- Dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý khiến cơ thể thiếu hụt một vài dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe sinh sản.
- Lo âu, căng thẳng trong thời gian dài cũng là tác nhân làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể,…
Tình trạng này có thể khắc phục nếu chị em bị rối loạn nội tiết tố nhẹ. Bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp rối loạn nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị.
Huyết trắng có màu đỏ báo thai
Trường hợp chị em có quan hệ tình dục, thấy huyết trắng có màu đỏ trước kỳ kinh nguyệt, có hiện tượng chậm hoặc bặt kinh,…có thể là dấu hiệu báo thai. Hiện tượng này được lý giải do tinh trùng di chuyển, thụ thai với trứng và làm tổ trong tử cung.
Trong quá trình đó, trứng đã được thụ tinh sẽ tác động đến thành tử cung. Một phần nhỏ lớp niêm mạc sẽ bị bong ra và đi ra ngoài cùng với huyết trắng. Vì thế, chị em quan sát được sự thay đổi bất ổn của khí hư. Trường hợp mang thai, huyết trắng có màu nâu đỏ nhưng không có mùi, chị em nên lưu ý.
Bệnh lý khiến huyết trắng có màu đỏ
Tình trạng thay đổi màu sắc của huyết trắng (khí hư) có thể do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Nếu rơi vào trường hợp này, chị em phụ nữ cần chủ động thăm khám và điều trị sớm. Bởi, nếu kéo dài, bệnh có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh. Một số bệnh lý liên quan như:
- Viêm nhiễm âm đạo: Tình trạng viêm nhiễm “cô bé” khá phổ biến, bởi khu vực này có độ nhạy cảm cao, dễ bị tác nhân gây hại xâm nhập. Âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến những tổn thương, lúc này khí hư sẽ có màu đỏ bởi máu kèm theo. Có trường hợp, huyết trắng lẫn máu màu nâu đen và mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Viêm nhiễm tử cung: Trường hợp phụ nữ bị viêm tử cung cũng dẫn đến hiện tượng huyết trắng có lẫn máu. Trong đó có các bệnh như viêm lộ tuyến, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…Ngoài màu sắc huyết trắng bất thường, chị em còn nhận ra mùi hôi, cảm giác ngứa âm đạo, bụng dưới đau âm ỉ,…
- Ung thư cổ tử cung: Bệnh hình thành bởi virus HPV khiến cho tử cung chảy máu. Do nguyên nhân này mà khí hư được tống ra ngoài có màu đỏ như máu bất thường. Kèm theo đó là mùi hôi tanh, người bệnh bị đau bụng dưới, cơ thể bị suy nhược,…
Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng huyết trắng có màu đỏ do yếu tố sinh lý, chị em phụ nữ có thể điều chỉnh lại một số thói quen để cơ thể cân bằng lại hormone. Tuy nhiên, nếu tình trạng bất ổn này do bệnh lý gây ra, phụ nữ cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Vì bệnh phụ khoa lâu ngày không cứu chữa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản.
Mức độ nguy hiểm khi huyết trắng có màu đỏ
Dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng huyết trắng có màu đỏ mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề có thể phát sinh nếu huyết trắng thay đổi màu sắc bất thường:
Mức độ nguy hiểm khi huyết trắng có màu đỏ do sinh lý
Tình trạng khí hư thay đổi màu sắc do rối loạn nội tiết tố hoặc ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt thường không đáng lo ngại. Chị em chỉ cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín đúng cách, kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ được cải thiện.
Mặc dù vậy, nếu tình trạng khí hư (huyết trắng) có màu đỏ kéo dài, nhiều nguy cơ chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục. Thậm chí, phụ nữ phải đứng trước nguy cơ hiếm muộn, vô sinh do khả năng thụ thai kém. Đồng thời, nhiều bệnh lý phụ khoa cũng có thể bất ngờ khởi phát, đe dọa tính mạng.
Mức độ nguy hiểm khi huyết trắng có màu đỏ do bệnh lý
Trường hợp huyết trắng xuất hiện bất thường do nguyên nhân bệnh lý gây ra, điển hình là tình trạng viêm nhiễm âm đạo, tử cung,…sẽ gây ra nhiều vấn đề cho chị em phụ nữ. Cơ thể lúc này sẽ có biểu hiện suy nhược, mệt mỏi thường xuy
ên, giảm ham muốn tình dục và khả năng thụ thai kém dần,…
Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao bị sảy thai nếu mắc bệnh phụ khoa. Để tránh những hệ lụy không mong muốn, chị em nên thăm khám và điều trị sớm. Điều này là yếu tố quyết định kết quả khắc phục huyết trắng có màu đỏ, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.
Bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa cả sức khỏe và tính mạng của nữ giới có thể nói là căn bệnh ung thư cổ tử cung. Nhiều thống kê cho thấy, chứng bệnh này có nguy cơ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Nếu nhận thấy khí hư có màu và mùi lạ, kèm theo những triệu chứng sau đây, chị em nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản phụ khoa:
- Khí hư có máu đen, mùi tanh hôi.
- Xuất hiện máu âm đạo không đúng chu kỳ kinh nguyệt.
- Bụng dưới, thắt lưng, hông bị đau nhức âm ỉ.
- Suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên do,…
Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí là đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Do đó, nếu thấy huyết trắng có màu bất thường, kèm theo các biểu hiện lạ, phụ nữ không nên chủ quan. Thay vào đó, chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề sức khỏe, sớm điều trị phòng ngừa biến chứng.
Điều trị tình trạng huyết trắng có màu đỏ
Điều trị huyết trắng có màu đỏ bằng phương pháp nào? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thông qua thăm khám, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương án điều trị sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một vài hướng khắc phục phổ biến:
Thay đổi thói quen sinh hoạt điều trị khí hư có màu đỏ
Nhiều trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng ra khí hư có màu đỏ, lẫn máu bởi thói quen sinh hoạt hàng ngày không đúng cách. Do đó, nếu khắc phục, chị em phụ nữ cần thay đổi một số thói quen xấu, cụ thể như:
- Trước và sau khi quan hệ tình dục nên chú ý vấn đề vệ sinh. Điều này giúp phụ nữ và bạn tình tránh nguy có viêm nhiễm. Nhất là trường hợp chị em đã có mầm mống viêm nhiễm, việc giữ vệ sinh đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng, hoặc lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, trung tính để bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng kín.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Tránh làm việc, vận động quá sức khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, năng lượng.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp phòng tránh thai an toàn.
- Lựa chọn quần lót phù hợp, mềm, thấm hút tốt, giữ vùng kín được thông thoáng, sạch sẽ.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện những bất ổn và điều trị sớm, phòng tránh nguy cơ có hại cho sức khỏe sinh sản.
Điều trị tình trạng huyết trắng có màu đỏ bằng mẹo dân gian
Một số phương pháp dân gian có tác dụng ổn định lại khí huyết phụ nữ được áp dụng. Với cách thức này, phù hợp với đối tượng phụ nữ gặp vấn đề về rối loạn, khiến cho huyết trắng có màu đỏ. Chi phí điều trị thấp, an toàn, không gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên thời gian phát huy tác dụng sẽ chậm hơn so với khi sử dụng thuốc tây. Các cách đơn giản như:
Sử dụng gừng chữa huyết trắng có màu đỏ
Gừng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh về huyết trắng. Bạn sẽ thu được kết quả như mong đợi nếu kiên trì áp dụng. Cách thực hiện:
- Cho khoảng 40g gừng đã giã nát vào bên trong một cái nồi đun với 1 lít nước.
- Để lửa sôi vừa phải khoảng 2 phút cho tinh dầu của gừng hòa tan vào trong nước.
- Pha nước gừng với nước lạnh, canh đủ độ ấm rồi ngâm rửa vùng kín trong dung dịch.
- Thời gian khoảng 15 – 20 phút, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
Điều trị huyết trắng có màu đỏ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá mang lại nhiều giá trị về sức khỏe và làm đẹp cho con người. Trong đó, tình trạng huyết trắng có màu đỏ cũng có thể khắc phục với nguyên liệu rẻ tiền, quen thuộc này. Bởi, diếp cá có tính kháng viêm, chống vi khuẩn, giúp giải độc,…Đặc biệt, có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ nấm và ký sinh trùng ở vùng kín. Cách làm:
- Bạn hái một nắm rau diếp cá, sau đó rửa sạch.
- Cho vào nồi nước đun sôi.
- Sử dụng nước diếp cá xông hơi vùng kín.
- Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút rồi ngưng, nước rau diếp cá có thể dùng để rửa vùng kín.
- Kiên trì áp dụng tuần 2 – 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh mẹo đơn giản kể trên, bạn đọc có thể sử dụng lá ng
ải cứu, lá trầu không, lá lốt,…xông hơi để cải thiện tình trạng viêm nhiễm khiến huyết trắng có màu đỏ. Bên cạnh điều trị bằng biện pháp dân gian, để đảm bảo an toàn, bạn nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Chữa huyết trắng có màu đỏ bằng Đông y
Sử dụng biện pháp Đông y chữa bệnh huyết trắng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi, theo Đông y, tình trạng khí hư bất thường xuất phát từ nhiều yếu tố trong cơ thể. Các thầy thuốc sẽ đi từ gốc rễ của bệnh và điều trị dứt điểm từ nguyên nhân sâu xa bên trong.
Với phương pháp này, các bài thuốc đều là những dược liệu có trong thiên nhiên. Do đó, bạn có thể an tâm về độ lành tính, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để bốc thuốc và sử dụng. Nên kiên trì thực hiện để mau sớm chữa khỏi bệnh, lấy lại tự tin và sinh hoạt bình thường.
Điều trị huyết trắng có màu đỏ bằng Tây y
Nếu trường hợp phụ nữ mắc bệnh về huyết trắng, thông qua thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Đối với bệnh nhẹ, người bệnh sẽ được kê toa thuốc để điều trị. Người đã rơi vào trạng thái bệnh nặng, một số thủ thuật ngoại khoa sẽ được áp dụng. Cụ thể:
Điều trị bằng các phương pháp nội khoa
Các loại thuốc có thành phần kháng sinh sẽ được chỉ định. Mục đích là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn cản tình trạng lây lan, tái phát bệnh. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc đặt sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa
Bác sĩ thăm khám, xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân. Sau khi đã nắm được tình hình sức khỏe, nếu cần thiết các biện pháp phẫu thuật điều trị sẽ được tiến hành. Các dạng phổ biến là phẫu thuật nội soi, sử dụng các loại sóng ngắn, cao tần, hồng ngoại,…phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị kể trên, chị em phụ nữ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về vệ sinh vùng kín, chế độ ăn uống, vận động,…Mỗi biện pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, chị em nên tham khảo và nhận sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Huyết trắng có màu đỏ xuất hiện khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang. Hiện tượng này có thể phát sinh do nguyên nhân sinh lý, tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ do bệnh lý gây ra. Do đó, để có biện pháp điều trị phù hợp, phụ nữ nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và kịp thời điều trị nếu gặp vấn đề. Tránh bệnh lý phụ khoa biến chứng làm nguy hại cho sức khỏe sinh sản và thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Khí hư có mũi hôi (thối, tanh, khắm…) cần xử lý ngay!
Xem thêm: Đi cầu ra máu là bị gì, bệnh gì? Cách điều trị (Đi ngoài, đại tiện)
Tin mới nhất
- Hiện tượng đau nhức trong xương chân là bệnh gì?
- Dùng mật ong chữa ho khan, ho có đờm vô cùng hiệu nghiệm
- Nấm lim xanh ở Quảng Nam có công dụng chữa trị những bệnh gì?
- Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn tốt nhất
- 10 cách để có giấc ngủ ngon và chất lượng
- [REVIEW] Nhất Nam Bình Vị Khang đã giúp cậu bé lớp 5 khỏi viêm loét HP dạ dày như thế nào?
- Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường
- 11 Bài thuốc chữa viêm amidan hốc mủ bằng MẬT ONG an toàn, hiệu quả
- Bệnh ung thư vòm họng: Dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán và điều trị
- Những điều bạn cần biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)