Chấn thương tuỷ sống

Tìm hiểu chung

Chấn thương tuỷ sống là bệnh gì?

Chấn thương tuỷ sống là tình trạng bất kỳ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh ở cuối cột sống bị chấn thương. Đây là một chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của bạn. Chấn thương tủy sống có thể gây di chứng vĩnh viễn như liệt cả hai tay và hai chân (liệt tứ chi) hoặc chỉ ảnh hưởng phần chân (liệt hai chi dưới).

Chấn thương tuỷ sống là bệnh gì?

Chấn thương tuỷ sống là tình trạng bất kỳ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh ở cuối cột sống bị chấn thương. Đây là một chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của bạn. Chấn thương tủy sống có thể gây di chứng vĩnh viễn như liệt cả hai tay và hai chân (liệt tứ chi) hoặc chỉ ảnh hưởng phần chân (liệt hai chi dưới).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương tuỷ sống là gì?

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và độ nặng của chấn thương. Chấn thương ở bên trên đốt sống thắt lưng thường gây ra các triệu chứng nặng hơn, các triệu chứng đó có thể bao gồm:

  • Yếu cơ hoặc bị liệt;
  • Không kiểm soát được bàng quang;
  • Mất cảm giác ở vùng bị tổn thương;
  • Đổ mồ hôi bất thường;
  • Huyết áp bất thường;
  • Nhiệt độ cơ thể bất thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong trong các triệu chứng trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương tuỷ sống là gì?

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và độ nặng của chấn thương. Chấn thương ở bên trên đốt sống thắt lưng thường gây ra các triệu chứng nặng hơn, các triệu chứng đó có thể bao gồm:

  • Yếu cơ hoặc bị liệt;
  • Không kiểm soát được bàng quang;
  • Mất cảm giác ở vùng bị tổn thương;
  • Đổ mồ hôi bất thường;
  • Huyết áp bất thường;
  • Nhiệt độ cơ thể bất thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong trong các triệu chứng trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương tuỷ sống?

Nguyên nhân bao gồm chấn động đột ngột vào xương sống làm gãy hoặc đè ép lên các đốt sống. Các nguyên nhân chấn thương tủy sống khác có thể là do bị thương (bị tai nạn, té ngã,…). Những nguyên nhân không do chấn thương bao gồm viêm khớp, ung thư, các bệnh lý về mạch máu, viêm, nhiễm trùng và thoái hoá đĩa đệm cột sống. Người già bị yếu cột sống (do loãng xương) có thể bị chấn thương tủy sống từ những cú ngã nhẹ.

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương tuỷ sống?

Nguyên nhân bao gồm chấn động đột ngột vào xương sống làm gãy hoặc đè ép lên các đốt sống. Các nguyên nhân chấn thương tủy sống khác có thể là do bị thương (bị tai nạn, té ngã,…). Những nguyên nhân không do chấn thương bao gồm viêm khớp, ung thư, các bệnh lý về mạch máu, viêm, nhiễm trùng và thoái hoá đĩa đệm cột sống. Người già bị yếu cột sống (do loãng xương) có thể bị chấn thương tủy sống từ những cú ngã nhẹ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc chấn thương tuỷ sống?

Chấn thương tuỷ sống thường gặp nhất ở người từ 15 đến 25 tuổi và thường là nam. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể bị chấn thương tủy sống do độ tuổi này đã bắt đầu loãng xương. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương tuỷ sống?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tuỷ sống, bao gồm:

  • Giới tính. Chấn thương tuỷ sống ảnh hưởng đa phần ở nam. Trên thực tế, nữ chỉ chiếm khoảng 20% trường hợp chấn thương tuỷ sống.
  • Độ tuổi. Những người ở độ
    tuổi từ 16 tới 30 hoặc trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị chấn thương tủy sống.
  • Tham gia vào các hoạt động có nguy cơ chấn thương. Lặn ở vùng nước quá nông hoặc chơi thể thao mà không mang dụng cụ bảo hộ hoặc các dụng cụ này không phù hợp có thể dẫn tới chấn thương tuỷ sống.
  • Tiền sử bệnh. Bạn đã từng có bệnh lý xương hoặc khớp khác.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Những ai thường mắc chấn thương tuỷ sống?

Chấn thương tuỷ sống thường gặp nhất ở người từ 15 đến 25 tuổi và thường là nam. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể bị chấn thương tủy sống do độ tuổi này đã bắt đầu loãng xương. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương tuỷ sống?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tuỷ sống, bao gồm:

  • Giới tính. Chấn thương tuỷ sống ảnh hưởng đa phần ở nam. Trên thực tế, nữ chỉ chiếm khoảng 20% trường hợp chấn thương tuỷ sống.
  • Độ tuổi. Những người ở độ
    tuổi từ 16 tới 30 hoặc trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị chấn thương tủy sống.
  • Tham gia vào các hoạt động có nguy cơ chấn thương. Lặn ở vùng nước quá nông hoặc chơi thể thao mà không mang dụng cụ bảo hộ hoặc các dụng cụ này không phù hợp có thể dẫn tới chấn thương tuỷ sống.
  • Tiền sử bệnh. Bạn đã từng có bệnh lý xương hoặc khớp khác.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương tuỷ sống?

Ở phòng cấp cứu, bác sĩ có khả năng loại trừ chấn thương tuỷ sống dựa vào việc đo chức năng cảm giác hoặc vận động và hỏi bệnh sử tai nạn.

Nếu sau khi bị thương, bạn thường bị đau cổ, không tỉnh táo hoàn toàn hoặc có dấu hiệu rõ ràng của yếu cơ hay tổn thương thần kinh thì có thể cần đến những xét nghiệm chẩn đoán cấp cứu, bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Chụp X-quang;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Khi vết sưng đã giảm phần nào, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán về thần kinh để xác định mức độ tổn thương của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương tuỷ sống?

Đối với trường hợp bị chấn thương tủy sống do tai nạn, người bệnh cần được kê tấm ván phẳng, cố định cổ bằng nẹp và kiểm tra đường dẫn khí, khả năng hô hấp và tuần hoàn. Cột sống phải được giữ ổn định và bất động. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm steroid methylprednisolone được dùng trong chữa trị các chấn thương tủy sống cấp tính và thường được dùng để điều trị trong 8 tiếng đầu sau khi bị chấn thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để ổn định cột sống hoặc lấy mảnh xương, dị vật, đĩa đệm vỡ (thoát vị) hoặc đốt sống vỡ ra.

Trong các trường hợp cấp cứu muộn hơn, bạn sẽ được điều trị các chứng co cứng cơ, viêm loét da do nằm lâu, nhiễm trùng tiểu, huyết khối cũng như các biến chứng khác.

Đối với những trường hợp chấn thương tủy sống gây ra liệt hoặc yếu cơ, bạn cần dùng các thiết bị y tế như xe lăn điện, các công cụ, đồ dùng điều khiển bằng máy tính và những thiết bị kích thích điện để việc hồi phục được cải thiện.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương tuỷ sống?

Ở phòng cấp cứu, bác sĩ có khả năng loại trừ chấn thương tuỷ sống dựa vào việc đo chức năng cảm giác hoặc vận động và hỏi bệnh sử tai nạn.

Nếu sau khi bị thương, bạn thường bị đau cổ, không tỉnh táo hoàn toàn hoặc có dấu hiệu rõ ràng của yếu cơ hay tổn thương thần kinh thì có thể cần đến những xét nghiệm chẩn đoán cấp cứu, bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Chụp X-quang;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Khi vết sưng đã giảm phần nào, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán về thần kinh để xác định mức độ tổn thương của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương tuỷ sống?

Đối với trường hợp bị chấn thương tủy sống do tai nạn, người bệnh cần được kê tấm ván phẳng, cố định cổ bằng nẹp và kiểm tra đường dẫn khí, khả năng hô hấp và tuần hoàn. Cột sống phải được giữ ổn định và bất động. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm steroid methylprednisolone được dùng trong chữa trị các chấn thương tủy sống cấp tính và thường được dùng để điều trị trong 8 tiếng đầu sau khi bị chấn thương. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để ổn định cột sống hoặc lấy mảnh xương, dị vật, đĩa đệm vỡ (thoát vị) hoặc đốt sống vỡ ra.

Trong các trường hợp cấp cứu muộn hơn, bạn sẽ được điều trị các chứng co cứng cơ, viêm loét da do nằm lâu, nhiễm trùng tiểu, huyết khối cũng như các biến chứng khác.

Đối với những trường hợp chấn thương tủy sống gây ra liệt hoặc yếu cơ, bạn cần dùng các thiết bị y tế như xe lăn điện, các công cụ, đồ dùng điều khiển bằng máy tính và những thiết bị kích thích điện để việc hồi phục được cải thiện.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương tuỷ sống?

Chấn thương tuỷ sống có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Gọi cấp cứu cho những người không tỉnh táo hoàn toàn hoặc có chấn thương cổ hoặc lưng.
  • Mang trang thiết bị bảo hộ và sử dụng đúng kỹ thuật khi tham gia vào các môn thể thao (ví dụ như lặn hoặc các môn thể thao tiếp xúc). Làm việc theo đúng quy định an toàn. Mang dây an toàn.
  • Lái xe an toàn, không lái xe khi cơ thể không đủ tỉnh táo để tránh gây tai nạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương tuỷ sống?

Chấn thương tuỷ sống có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Gọi cấp cứu cho những người không tỉnh táo hoàn toàn hoặc có chấn thương cổ hoặc lưng.
  • Mang trang thiết bị bảo hộ và sử dụng đúng kỹ thuật khi tham gia vào các môn thể thao (ví dụ như lặn hoặc các môn thể thao tiếp xúc). Làm việc theo đúng quy định an toàn. Mang dây an toàn.
  • Lái xe an toàn, không lái xe khi cơ thể không đủ tỉnh táo để tránh gây tai nạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Top những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!