Đau dạ dày bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Bệnh đau dạ dày hình thành là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Đối với những trường hợp nhẹ, cơ thể có khả năng tự chữa lành những tổn thương trong dạ dày. Nếu người bệnh có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, chứng đau dạ dày sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Vậy đau dạ dày bao lâu thì khỏi?

Đau dạ dày có thể tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Bệnh đau dạ dày bao lâu thì khỏi?

Đau dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Với những áp lực trong đời sống và xã hội, con người hiện đại dễ bị stress, ăn uống không đúng giờ, từ đó gây bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày người bệnh bị tổn thương, dẫn đến loét, viêm, gây đau rát từ bên trong. Người bệnh đau dạ dày phải đối diện với cơn đau bụng từng cơn, buồn nôn, khó tiêu. Đối với trường hợp đau dạ dày nặng, người bệnh có thể sẽ gặp thêm những triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày,…

Một số nguyên nhân gây đau dạ dày thường là: lo lắng và căng thẳng, dùng thuốc tây quá nhiều, ăn thực phẩm rắn, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, thường ăn thức ăn có vị cay và chua,…

Rất nhiều người thắc mắc rằng: bệnh đau dạ dày có thể tự khỏi hay không, và sau bao lâu thì khỏi? Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng đau dạ dày có thể được cải thiện nếu người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách, kiểm soát bệnh tình, có chế độ sinh hoạt khoa học. Tùy vào mức độ đau dạ dày, người bệnh có thể sẽ nhanh chóng khỏi bệnh chỉ sau vài tháng tự chăm sóc sức khỏe.

Bệnh đau dạ dày hình thành do niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét.

Bệnh đau dạ dày hoàn toàn không thể tự khỏi nếu người bệnh vẫn chủ quan, không kiểm soát bệnh tình, không sinh hoạt hợp lý. Những yếu tố khiến bệnh đau da dày có thể sẽ diễn ra trầm trọng hơn là:

  • Thức khuya;
  • Lo lắng, stress;
  • Hút thuốc lá;
  • Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ;
  • Thường xuyên ăn thức ăn có vị chua, cay và nhiều dầu mỡ;
  • Lạm dụng thuốc Tây.

Để bệnh đau dạ dày mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được khám và điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám bệnh bằng cách nội soi dạ dày, xem xét mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày, từ đó đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

Stress, tiêu thụ thuốc lá, bia rượu,… là một trong những điều kiện khiến cho chứng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Những biện pháp giúp cải thiện bệnh đau dạ dày

Ở những trường hợp bị đau dạ dày nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần tự chăm sóc sức khỏe tại nhà, không cần dùng thuốc men. Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát bệnh tình tốt là cách giúp cho chứng đau dạ dày tự động khỏi.

Dưới đây là những biện pháp chăm sóc sức khỏe, giúp căn bệnh đau dạ dày mau chóng thuyên giảm.

1. Chế độ ăn uống

Trong ăn uống, người bệnh đau dạ dày cần cẩn trọng khi chọn thực phẩm, thức ăn. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm, món ăn lành tính, mềm, giàu vitamin, giúp dạ dày dễ tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm lành những tổn thương trong niêm mạc dạ dày.

Những loại thực phẩm người bệnh cần nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là:

  • Trái cây tươi: Táo, cam, xoài, lê, lựu, chuối, cam, bưởi, dâu tây, dưa gang, đào,…;
  • Rau củ tươi: Rau dền, bắp cải, cà rốt, súp lơ, rau mồng tơi, bí, lá hẹ, rau cải xanh, rau má, củ sen, khoai lang, khoai môn, khoai tây,…;
  • Nước ép trái cây tươi, trà hoa cúc, trà gừng, trà sen,…;
  • Thịt nạc lợn, thịt gà, thịt bò, cá sông, hải sản;
  • Một số món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cơm mềm, cháo, bánh canh, phở, bánh cuốn, bánh bông lan,…
Chứng đau dạ dày sẽ tự động khỏi nếu người bệnh có một chế độ ăn uống hợp lý.

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm, thức ăn sau:

  • Thức ăn quá rắn;
  • Các loại thức ăn nhanh;
  • Đồ ăn đóng hộp;
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có vị chua;
  • Thức ăn lạnh;
  • Thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp vết đau loét trong dạ dày mau chóng lành lặn, dứt điểm hoàn toàn bệnh đau dạ dày khó chịu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ăn uống đúng giờ, không nên để bụng đói, không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa ăn sáng.

Rau củ tươi, trái cây tươi, thịt nạc,… là những loại thức ăn giúp chữa lành vết thương bên trong dạ dày.

2. Chế độ sinh hoạt

Để căn bệnh đau dạ dày tự khỏi, không cần dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần có một thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, loại bỏ stress. Thường xuyên lo âu căng thẳng sẽ khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn;
  • Luyện tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày. Chơi các môn thể thao vừa sức, luyện tập thể dục đúng cách sẽ giúp máu huyết lưu thông, cơ thể trao đổi chất tốt hơn,… Từ đó, vết loét trong dạ dày sẽ được tự chữa lành;
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cần loại bỏ các thói quen xấu, gây hại cho dạ dày như: Hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc Tây,…

 

Những phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả

Đối với những trường hợp bị đau dạ dày nặng, vết tổn thương trong dạ dày quá lớn, người bệnh cần có một liệu trình điều trị phù hợp.

Bệnh đau dạ dày có diễn biến vô cùng phức tạp, người bệnh không nên chủ quan, không điều trị tận gốc.

Sau đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến và hiệu quả:

1. Dùng thuốc Tây

Người bệnh đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày và chỉ định loại thuốc dùng, liều dùng phù hợp.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị đau dạ dày là: Thuốc Yumangel, thuốc Phosphalugel, thuốc Omeprazol, thuốc Gaviscon, thuốc Amoxicilline, Kyabeijin MMSC Kowa, Pepsane, Sucralfate,…

Khi dùng các loại thuốc trị bệnh dạ dày, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như: mệt mỏi, vị chát khó uống, tiêu chảy, men gan tăng cao, nhờn thuốc,… Khi thấy có những triệu chứng khó chịu, người bệnh cần khai báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.

Để bệnh đau dạ dày nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc Tây để điều trị

2. Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y hay thuốc Y học cổ truyền là các bài thuốc được làm từ dược liệu tự nhiên. Các bài thuốc này đã được các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền nghiên cứu và bào chế.

Trong Đông y, các loại dược liệu có tác dụng tốt đối với bệnh dạ dày là: Thanh bì, bạch thược, nghệ đen, sài hồ, tam thất, kim ngân hoa, cam thảo, gừng,…

Mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau, bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có một công thức phối hợp thuốc và liều lượng khác nhau. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được cấp thuốc và hướng dẫn dùng thuốc.

Đối với phương pháp trị đau dạ dày bằng Đông y, thuốc sẽ có tác dụng từ bên trong, giúp tỳ vị khỏe mạnh, làm máu huyết lưu thông, tránh ứ đọng. Từ đó, chứng đau dạ dày sẽ dần dần thuyên giảm.

Các bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh dạ dày tận gốc.

Hiệu quả của thuốc Đông y nói chung và Sơ can Bình vị tán nói riêng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.

Phòng tránh bệnh đau dạ dày như thế nào?

Đau dạ dày là một căn bệnh gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của người bệnh, gây cảm giác đau rát khó chịu. Chúng ta cần chú trọng đến giai đoạn phòng tránh bệnh, không nên để mắc bệnh.

Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày:

  • Trong ăn uống, người bệnh cần ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa, để bụng trống;
  • Ăn chậm, nhai kỹ, nhất là khi ăn những loại thức ăn rắn;
  • Ăn thức ăn chín, thức ăn đảm bảo vệ sinh;
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng trong thời gian dài vì sẽ gây áp lực lên vùng thành dạ dày, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày;
  • Ăn nhiều rau quả tươi, thịt nạc, thịt gà, hải sản,… để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống viêm nhiễm;
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đúng cách;
  • Hạn chế dùng các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc hàng ngày và tránh thức khuya.

Tóm lại, đau dạ dày có thể tự khỏi trong trường hợp bị bệnh nhẹ, bệnh ở giai đoạn đầu. Tổn thương trong dạ dày sẽ được cơ thể tự chữa khỏi nếu người bệnh biết chăm sóc sức khỏe đúng cách như: ăn uống đầy đủ chất, ăn uống đúng giờ, duy trì nếp sống lành mạnh, hạn chế dùng chất kích thích,…

Bệnh đau dạ dày không thể tự khỏi nếu người bệnh không từ bỏ những thói quen có hại cho dạ dày. Tùy vào mức độ tổn thương của dạ dày và chế độ sinh hoạt, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Đối với những trường hợp bị đau dạ dày nặng, người bệnh cần phải có sự can thiệp điều trị của thuốc men.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-da-day-bao-lau-thi-khoi-17331.html

Xem thêm: Ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!