Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – Ưu và nhược điểm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối, giảm đau nhức, làm chậm quá trình gây viêm xương khớp. Trên thực tế, phương pháp điều trị này cũng tìm ẩn một số rủi ro, phát sinh biến chứng như dị ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, trước khi áp dụng liệu pháp này trong điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc về tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh lý.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối, giảm đau nhức, làm chậm quá trình gây viêm xương khớp

Thông tin về chữa trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Việc tìm hiểu những thông tin về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn sẽ giúp người bệnh lựa chọn hướng chữa bệnh phù hợp.

1. Chữa thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là gì?

Dung dịch axit hyaluronic là chất nhờn được dùng trong chữa bệnh thoái hóa khớp gối. Theo các chuyên gia đầu ngành, khớp gối khỏe mạnh sẽ chứa khoảng 4ml dịch khớp. Dung dịch axit hyaluronic được xem là thành phần chính trong dịch khớp, giúp bôi trơn ổ khớp, cung cấp chất lỏng nên có chức năng:

  • Chất nhờn phủ lên bề mặt sụn nhằm hạn chế ma sát và va chạm ở các xương khi di chuyển, vận động
  • Dung dịch axit hyaluronic hoạt động như đĩa đệm có khả năng bảo vệ khớp đầu gối trong quá trình hoạt động, va chạm.

Các trường hợp bị thoái hóa khớp hoặc viêm xương khớp thường sẽ có nồng độ axit hyaluronic ở mức thấp. Tình trạng này có thể làm tăng ma sát, khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và gây áp lực lên ổ khớp. Việc tiêm bổ sung chất nhơn vào khớp sẽ giúp bổ sung hàm lượng axit hyaluronic, tăng khả năng bảo vệ mô sụn, đồng thời ngăn ngừa các tác động gây tổn thương khớp.

Chữa thoái hóa khớp gối với chất nhờn thuộc điều trị ngoại trú, do đó người bệnh có thể trở về nhà sau khi tiêm. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý, loại chất nhờn mà bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị về số lần tiêm khác nhau. Thông thường, các trường hợp bị thoái hóa khớp khối có liệu trình tiêm nhiều lần, bác sĩ sẽ cách các lần tiêm khoảng 1 tuần.

2. Tiêm chất nhờn vào khớp gối có tác dụng gì?

Trong quá trình chữa trị, bác sĩ chuyên môn có thể tiêm dung dịch axit hyaluronic với liều lượng nhỏ khoảng 2ml vào khớp gối nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Liệu pháp điều trị mang lại một số tác dụng sau:

  • Chống viêm: Dung dịch axit hyaluronic có khả năng chống viêm, giảm đau nhức do thoái hóa khớp gây ra và hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến xương khớp.
  • Bôi trơn khớp gối: Trong một số trường hợp, chất nhờn có tác dụng làm giảm ma sát, hấp thụ sốc ở ổ khớp khi di chuyển, vận động. Bên cạnh đó, chúng còn ngăn ngừa các cơn đau nhức bùng phát, cứng khớp gối và mất mô sụn, xương.
  • Cải thiện cơn đau: Các phân tử trong dung dịch axit hyaluronic có thể xây dựng nên ranh giới xung quanh những dây thần kinh nhằm hạn chế khởi phát con đau nhức do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, các phân tử này còn giúp liên kết những tế bào ở khớp gối, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.
Dung dịch axit hyaluronic có khả năng chống viêm, giảm đau nhức do thoái hóa khớp gây ra và hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến xương khớp
  • Thúc đẩy quá trình phát triển, bảo vệ mô sụn: Tiêm dung dịch axit hyaluronic sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh các mô ở sụn, giúp bảo vệ ổ khớp, đồng thời tăng số lượng mô sụn ở khớp gối.
  • Tăng cường các xương: Chất nhờn có khả năng thúc đẩy tăng cường các xương bên dưới sụn, cũng như thay đổi mật độ của chúng. Điều này có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc xương, làm giảm áp lực lên đầu gối khi vận động mạnh.
  • Tăng sản xuất axit hyaluronic: Việc tiêm chất nhờn còn kích thích cơ thể tăng khả năng sản xuất axit hyaluronic tự nhiên, từ đó cải thiện tình trạng thoái khớp lâu dài.

Bên cạnh đó, các phân tử trong dung dịch axit hyaluronic còn tác động tích cực đến xương, mô sụn và những mô xương quanh đầu gối. Điều này giúp ngăn ngừa những tổn thương và tăng khả năng vận động ở khớp gối.

3. Chỉ định – Chống chỉ định

Phương pháp sử dụng chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối không thể áp dụng cho mọi đối tượng mắc bệnh. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị áp dụng liệu pháp này cho một số đối tượng:

  • Các triệu chứng thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình, ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp gối và hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
  • Trường hợp người bệnh không thể dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau hoặc thuốc steroid do xuất xuất huyết dạ dày, gặp vấn đề về tim mạch, bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường.
  • Người bệnh không đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật, không muốn phẫu thuật hoặc trì hoãn phẫu thuật
  • Đáp ứng trong đợt điều trị đầu tiên. Những trường hợp này đã áp dụng liệu pháp sử dụng chất nhờn chữa thoái hóa khớp gối nhưng tái phát lại. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc sử dụng dung dịch axit hyaluronic với liều lượng phù hợp.

Theo một số thống kê cho thấy sử dụng chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả tích cực với nhiều đối tượng và lứa tuổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, liệu pháp điều trị này thường mang lại hiệu quả cao hơn ở những bệnh nhân dưới 65 tuổi.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn được chống chỉ định ở một số đối tượng như:

  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú
  • Thanh thiếu niên và trẻ em
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng viêm xung quanh khớp, nhiễm khẩn khớp hoặc mắc các bệnh lý nhiễm trùng khác
  • Chống chỉ định với các trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với axit hyaluronic
Theo các chuyên gia đầu ngành, liệu pháp điều trị này thường mang lại hiệu quả cao hơn ở những bệnh nhân dưới 65 tuổi

Ngoài ra, những đối tượng bị dị ứng với trứng, những sản phẩm từ thịt gia cầm cần thông báo với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng phương pháp. Bởi một vài chiết xuất hyaluronate có nguồn gốc từ mào gà ở gà trống sẽ không phù hợp với một số người bệnh.

4. Sử dụng chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối có mang lại hiệu quả?

Tác dụng của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của người bệnh. Một số trường hợp có thể khắc phục được cơn đau nhức hoàn toàn, một nhóm khác có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhẹ hoặc không mang lại kết quả điều trị.

Theo ghi nhận của một số nghiên cứu lâm sàng nhận thấy kết quả sau khi tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối như sau:

  • Cải thiện triệu chứng đau nhức sau khoảng 4 tuần sau khi thực tiêm mũi đầu tiên
  • Hiệu quả giảm đau nhức ở khớp gối có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng (tùy thuộc vào cơ địa mỗi người). Bệnh nhân sẽ cảm nhận tác dụng cải thiện tốt nhất ở tuần thứ 5 và 13.
  • Những trường hợp người bệnh thoái hóa khớp gối tiêm chất nhờn axit hyaluronic nhiều lần thường sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn người bệnh tiêm một lần.
  • Ở các mũi tiêm bổ sung thường sẽ cải thiện bệnh lý đến 3 năm. Điều này sẽ giúp trì hoãn phẫu thuật ở một số người bệnh.

Ưu – Nhược điểm trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nói chung đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng, bao gồm liệu pháp sử dụng chất nhờn điều trị.

Ưu điểm

  • Việc sử dụng dung dịch Acid hyaluronic tiêm trực tiếp vào khớp gối sẽ cải thiện cơn đau nhức hiệu quả
  • Hiệu quả mà phương pháp điều trị mang lại kéo dài. Bởi dung dịch Acid hyaluronic sẽ tăng khả năng kích thích sản xuất chất nhờn ở khớp gối tự nhiên
  • Đây được xem là phương pháp điều trị khá an toàn. Chỉ một số ít trường hợp phát sinh các phản ứng đau, viêm tại chỗ, đau cơ, cơ thể mệt mỏi. Thông thường, tác dụng phụ sẽ biến mất từ 2 – 3 ngày sau khi tiêm. Ngoài ra, phản ứng phụ thường khởi phát ở lần tiêm đầu tiên.

Hạn chế

  • Chi phí điều trị cao
  • Phương pháp chỉ phát huy hiệu quả khi người bệnh tiêm đủ liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Liệu pháp sử dụng dung dịch Acid hyaluronic chữa bệnh thoái hóa khớp gối không thể khắc phục bệnh lý hoàn toàn
  • Không phải người bệnh nào cũng đáp ứng tốt liệu pháp điều trị này
  • Sau khi tiêm chất nhờn một thời gian, tình trạng đau nhức khớp rối sẽ tái phát khi dịch khớp cạn

Quy trình tiêm chất nhờn chữa trị thoái hóa khớp gối

Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thời gian thực hiện nhanh, ngoại trú và không cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc đang sử dụng và y tế lịch sử trước khi thực hiện tiêm nhằm đảm bảo an toàn, tránh tình trạng tương tác thuốc.

Quy trình tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối cần độ chính xác cao. Bởi nếu chất nhờn sê dịch vài các mô mềm hoặc những khu vực lân cận sẽ làm giảm tính an toàn và hiệu quả của phương pháp

1. Các bước tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối

Thủ thuật tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối hay còn gọi là tiêm nội khớp. Bao gồm các bước sau:

  • Người bệnh sẽ nằm ngửa, đồng thời duỗi thẳng đầu gối hoặc có thể ở tư thế ngồi với đầu gối cong lại. Bác sĩ có thể yêu cầu tư thế phù hợp nhất để giúp tiêm chất nhờn vào khớp gối dễ dàng nhất
  • Bác sĩ sẽ tiến hành khử trùng đầu gối với chất khử chuyên dụng
  • Người bệnh thường được bác sĩ yêu cầu thư giãn các cơ ở chân giúp hạn chế đau khi tiê. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu gây tê cục bộ nhằm làm giảm đau nhức cho bệnh nhân.
  • Trường hợp đầu gối bị sưng đau do viêm da hoạt dịch, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch ở khớp bằng kim tiêm.
  • Tiêm dung dịch axit hyaluronic trực tiếp vào khớp gối. Để đảm bảo tính chính xác, bác sĩ có thể nhờ sự hỗ trợ của máy siêu cầm tay giúp xác định chính xác vị trí khớp gối.
  • Làm sạch, vệ sinh, khử trùng và băng bó vùng đầu gối sau khi tiêm.
  • Lúc này người bệnh có thể được yêu cầu uống cong và duỗi thẳng đầu gối nhiều lần để dung dịch axit hyaluronic bao phủ toàn bộ ổ khớp.

Quy trình tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối cần độ chính xác cao. Bởi nếu chất nhờn sê dịch vài các mô mềm hoặc những khu vực lân cận sẽ làm giảm tính an toàn và hiệu quả của phương pháp.

2. Các biện pháp chăm sóc sau khi tiêm

Thông thường, sau khi tiến hành tiêm chất nhờn vào khớp gối, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nghỉ ngời trong vòng 24 giờ. Việc nghỉ ngơi sẽ hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối sau khi tiêm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng axit hyaluronic chảy ra các vùng xung quanh.

Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng và thực hiện các động tác đơn giản. Tránh các hoạt động mạnh, mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng đến khớp gối.

Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn người bệnh một số bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường khả năng vận động của khớp gối, hỗ trợ phục hồi các tổn thương do bệnh lý gây ra và làm chậm quá trình thoái hóa hiệu quả.

Bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn người bệnh một số bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường khả năng vận động của khớp gối, hỗ trợ phục hồi các tổn thương do bệnh lý gây ra

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tăng cường bổ sung hoạt chất curcumin (có trong củ nghệ) nhằm làm giảm các tác dụng phụ sau khi tiêm chất nhờn axit hyaluronic.

Rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng chất nhờn chữa thoái hóa khớp gối

Phương pháp sử dụng chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối được đánh giá có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh rủi ro, tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng giống với những liệu pháp can thiệp y tế khác, việc tiêm dung dịch axit hyaluronic vào khớp gối có thể gây ra một vài tác dụng phụ thường gặp như:

  • Đau nhức nhẹ và sưng ở vị trí tiêm
  • Xảy ra những phản ứng viêm khớp, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện hiện tượng viêm khớp nhiễm trùng. Tình trạng này thường kéo dài trong 3 ngày sau tiêm
  • Tăng nguy cơ khởi phát viêm bao hoạt dịch, nhiễm trùng và phản ứng dị ứng
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm hoặc phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý đúng cách

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện liệu pháp điều trị này, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Nguồn: https://vimed.org/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-chat-nhon-13255.html

Xem thêm: Thận yếu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!