Bị hen suyễn có nguy cơ biến chứng coronavirus cao hơn
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Virus corona chủng mới xuất hiện từ cuối tháng 12-2019 đến nay vẫn còn gây nhiều lo ngại, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe từ trước. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người bị hen suyễn có nguy cơ mắc biến chứng coronavirus cao hơn, bên cạnh người mắc tiểu đường và bệnh lý tim mạch.
Cũng theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người mắc bệnh hen suyễn nếu nhiễm SARS-CoV-2 có thể có nguy cơ biến chứng nặng. Số người tử vong do coronavirus trên toàn cầu đã vượt qua con số 70.000. Hầu hết những trường hợp này đều có bệnh lý nền khiến hệ miễn dịch suy yếu sẵn, chẳng hạn như hen suyễn. Hen suyễn là một tình trạng bệnh phổi kinh niên chưa có biện pháp chữa trị mà chỉ có thể tiết chế.
Vì sao người bị hen suyễn có thể dễ gặp biến chứng coronavirus hơn?
Một trong những cơ quan mà coronavirus sẽ “ghé thăm” khi đã hiện diện trong cơ thể con người chính là phổi. Virus tấn công các phế nang phổi nơi chịu trách nhiệm cho phần lớn việc trao đổi khí. Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm nhiễm trong đó nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Khi bị hen suyễn, bất cứ vật lạ xâm nhập vào phổi thường gây ra phản ứng hen suyễn và khiến đường thở bị thu hẹp hơn và làm người bệnh khó thở, thở khò khè. Các loại virus tấn công vào hệ hô hấp như SARS-CoV-2 có thể kích hoạt những triệu chứng hen suyễn và dễ dẫn đến cơn hen cấp. Đây là lý do người bệnh hen suyễn sẽ bị hen nặng hơn cũng như dễ phát triển biến chứng Covid-19 nếu nhiễm virus corona mới.
Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về tầm ảnh hưởng chính xác của COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra đến người bị hen suyễn. Ngoài ra cũng chưa có dữ liệu chứng minh khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 của người hen suyễn cao hơn những người không mắc bệnh này.
Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây trên 140 người nhập viện vì triệu chứng coronavirus chủng mới tại Trung Quốc (được công bố trên tạp chí Allergy) cho thấy hen suyễn không phải là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ nhiễm virus.
Còn bác sĩ chuyên khoa phổi John Stewart (Bệnh viện St. Joseph ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ) cho rằng người bị hen suyễn có thể dễ chịu tác động từ virus corona này hơn người khỏe mạnh là vì họ phải thường xuyên sử dụng steroid (dạng hít hoặc đường uống) – loại thuốc vốn có phần ảnh hưởng đến hệ miễn dịch để kiểm soát cơn hen.
Virus corona chủng mới xuất hiện từ cuối tháng 12-2019 đến nay vẫn còn gây nhiều lo ngại, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe từ trước. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người bị hen suyễn có nguy cơ mắc biến chứng coronavirus cao hơn, bên cạnh người mắc tiểu đường và bệnh lý tim mạch.
Cũng theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người mắc bệnh hen suyễn nếu nhiễm SARS-CoV-2 có thể có nguy cơ biến chứng nặng. Số người tử vong do coronavirus trên toàn cầu đã vượt qua con số 70.000. Hầu hết những trường hợp này đều có bệnh lý nền khiến hệ miễn dịch suy yếu sẵn, chẳng hạn như hen suyễn. Hen suyễn là một tình trạng bệnh phổi kinh niên chưa có biện pháp chữa trị mà chỉ có thể tiết chế.
Vì sao người bị hen suyễn có thể dễ gặp biến chứng coronavirus hơn?
Một trong những cơ quan mà coronavirus sẽ “ghé thăm” khi đã hiện diện trong cơ thể con người chính là phổi. Virus tấn công các phế nang phổi nơi chịu trách nhiệm cho phần lớn việc trao đổi khí. Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm nhiễm trong đó nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Khi bị hen suyễn, bất cứ vật lạ xâm nhập vào phổi thường gây ra phản ứng hen suyễn và khiến đường thở bị thu hẹp hơn và làm người bệnh khó thở, thở khò khè. Các loại virus tấn công vào hệ hô hấp như SARS-CoV-2 có thể kích hoạt những triệu chứng hen suyễn và dễ dẫn đến cơn hen cấp. Đây là lý do người bệnh hen suyễn sẽ bị hen nặng hơn cũng như dễ phát triển biến chứng Covid-19 nếu nhiễm virus corona mới.
Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về tầm ảnh hưởng chính xác của COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra đến người bị hen suyễn. Ngoài ra cũng chưa có dữ liệu chứng minh khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 của người hen suyễn cao hơn những người không mắc bệnh này.
Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây trên 140 người nhập viện vì triệu chứng coronavirus chủng mới tại Trung Quốc (được công bố trên tạp chí Allergy) cho thấy hen suyễn không phải là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ nhiễm virus.
Còn bác sĩ chuyên khoa phổi John Stewart (Bệnh viện St. Joseph ở Quận Cam, California, Hoa Kỳ) cho rằng người bị hen suyễn có thể dễ chịu tác động từ virus corona này hơn người khỏe mạnh là vì họ phải thường xuyên sử dụng steroid (dạng hít hoặc đường uống) – loại thuốc vốn có phần ảnh hưởng đến hệ miễn dịch để kiểm soát cơn hen.
Bạn có thể xem thêm: Ảnh hưởng của Covid-19 đối với người bị hen suyễn
Người bị hen suyễn nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi virus corona chủng mới và giảm nguy cơ mắc biến chứng coronavirus?
Vì virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng nên các biện pháp phòng ngừa luôn cần được đặt lên hàng đầu. Đó là rửa tay bằng xà phòng và nước, sát khuẩn các bề mặt, thực hiện cách ly xã hội, tránh tụ tập đám đông.
CDC đã công bố hướng dẫn bổ sung cho những người mắc bệnh hen suyễn. Theo đó, người bị hen suyễn cần tiếp tục theo dõi bệnh này và dùng thuốc hen đúng liều lượng như bình thường.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên mang thuốc theo bên mình trong trường hợp khẩn cấp như thuốc xịt, hít hen suyễn như albuterol hay levalbuterol. Tuy vậy, người bệnh cũng nên chủ động dùng thuốc hen đều đặn ngay cả khi vẫn cảm thấy khỏe mạnh, nên ở nhà để tránh các tác nhân tiềm ẩn có thể gây n
hiễm trùng.
Bên cạnh đó, hãy làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt trong nhà nơi thường xuyên chạm tay vào, như bàn ghế, tay nắm cửa, tay cầm, công tắc đèn, nhà vệ sinh và bồn rửa mặt. Người bệnh cũng nên cẩn trọng với các sản phẩm tẩy rửa có thể kích thích cơn hen.
Cảm xúc mạnh mẽ cũng có thể là tác nhân gây ra hen suyễn, vì vậy cần làm dịu chứng lo âu và căng thẳng dù điều này không hề dễ dàng khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19. Để chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình, người bệnh nên chọn lọc các tin tức khi theo dõi nhằm chắc chắn đó là nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như thông tin từ chính quyền địa phương và các trang truyền thông có uy tín. Thêm vào đó, hãy ngủ đủ giấc, bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục điều độ thường xuyên.
Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên
Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19
Người bị hen suyễn vốn đã có những triệu chứng như tức ngực khó thở và ho. Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm triệu chứng sốt và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, người bệnh nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.
Bạn có thể xem thêm: Ảnh hưởng của Covid-19 đối với người bị hen suyễn
Người bị hen suyễn nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi virus corona chủng mới và giảm nguy cơ mắc biến chứng coronavirus?
Vì virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng nên các biện pháp phòng ngừa luôn cần được đặt lên hàng đầu. Đó là rửa tay bằng xà phòng và nước, sát khuẩn các bề mặt, thực hiện cách ly xã hội, tránh tụ tập đám đông.
CDC đã công bố hướng dẫn bổ sung cho những người mắc bệnh hen suyễn. Theo đó, người bị hen suyễn cần tiếp tục theo dõi bệnh này và dùng thuốc hen đúng liều lượng như bình thường.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên mang thuốc theo bên mình trong trường hợp khẩn cấp như thuốc xịt, hít hen suyễn như albuterol hay levalbuterol. Tuy vậy, người bệnh cũng nên chủ động dùng thuốc hen đều đặn ngay cả khi vẫn cảm thấy khỏe mạnh, nên ở nhà để tránh các tác nhân tiềm ẩn có thể gây n
hiễm trùng.
Bên cạnh đó, hãy làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt trong nhà nơi thường xuyên chạm tay vào, như bàn ghế, tay nắm cửa, tay cầm, công tắc đèn, nhà vệ sinh và bồn rửa mặt. Người bệnh cũng nên cẩn trọng với các sản phẩm tẩy rửa có thể kích thích cơn hen.
Cảm xúc mạnh mẽ cũng có thể là tác nhân gây ra hen suyễn, vì vậy cần làm dịu chứng lo âu và căng thẳng dù điều này không hề dễ dàng khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19. Để chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình, người bệnh nên chọn lọc các tin tức khi theo dõi nhằm chắc chắn đó là nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như thông tin từ chính quyền địa phương và các trang truyền thông có uy tín. Thêm vào đó, hãy ngủ đủ giấc, bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục điều độ thường xuyên.
Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid-19: Những điều nên và không nên
Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19
Người bị hen suyễn vốn đã có những triệu chứng như tức ngực khó thở và ho. Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm triệu chứng sốt và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, người bệnh nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:
- Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
- Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
- Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
- Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
- Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
- Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
- Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
- Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
- Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Mặt khác, người bệnh cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.
Bạn có thể xem thêm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:
- Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
- Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
- Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
- Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
- Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
- Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
- Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
- Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
- Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Mặt khác, người bệnh cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.
Bạn có thể xem thêm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19.
Xem thêm: Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
Tin mới nhất
- Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung
- Bạn cần ăn bao nhiêu protein mỗi ngày?
- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không? Cách thực hiện
- Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể
- Uống gì để chống lão hóa? 10 thức uống giúp bạn luôn trẻ trung
- Hội chứng Wiskott–Aldrich
- Bệnh phụ khoa dai dẳng cũng “chào thua” bài thuốc “KẾT TINH” từ 50 thảo dược quý
- Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả
- Uống xạ đen có tác dụng gì? Cách sử dụng xạ đen hiệu quả nhất