Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- I. Ung thư vòm họng là gì?
- Biến chứng ung thư vòm họng
- II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng
- III. Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng
- IV. Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng
- Thăm khám lâm sàng
- Phương pháp cận lâm sàng
- V. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng và tiên lượng sống, cách điều trị
- 1. Tiên lượng sống
- 2. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng
- 3. Điều trị bệnh ung thư vòm họng
- VI. Phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát và mắc mới ung thư
Ung thư vòm họng là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng hiện nay khi nó là một trong những bệnh ung thư dễ gặp nhất ở vùng đầu và cổ. Bệnh ở giai đầu thường vay mượn những triệu chứng của các bệnh tai mũi họng thông thường trên cơ thể, chính vì thế mà người bệnh thường chủ quan bỏ qua nên đến khi phát hiện bệnh đã bắt đầu xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư vòm họng.
I. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một loại bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Phần sau họng là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào, khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia như thông thường sẽ dẫn đến sự phát triển của một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì các u đó có thể xâm lấn các ở cơ quan khác nằm ở ngay phia sau của họng.
Khi mắc phải ung thư vòm họng, các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan khác ở xa như xương, gan, não..
Khi ung thư lan tràn ra xa, đó là dấu hiệu của việc di căn và xâm lấn chính là nguyên nhân gây tử vong.
Ung thư vòm họng là một loại bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng.
Biến chứng ung thư vòm họng
Biến chứng ung thư vòm họng có thể bao gồm:
1. Ung thư lây lan đến các khu vực khác của cơ thể
Ung thư vòm họng thường xuyên lây lan (di căn) ngoài vòm họng. Hầu hết những người ung thư vòm họng đã di căn trong khu vực, có nghĩa là các tế bào ung thư từ khối u ban đầu di cư đến các khu vực gần đó, như các hạch bạch huyết ở cổ. Tế bào ung thư lây lan đến các khu vực khác của cơ thể (di căn xa) thường đến xương và tủy xương, phổi và gan.
2. Hệ thống các phản ứng miễn dịch với bệnh ung thư
Ung thư vòm họng cũng có thể gây ra hội chứng paraneoplastic. Trong những rối loạn miễn dịch hiếm gặp của hệ thống cơ thể phản ứng với sự hiện diện của bệnh ung thư bằng cách tấn công các tế bào bình thường. Khi ung thư được xử lý, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch.
II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng
Hiện tại vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng bởi các khối u bắt đầu chuyển sang ác tính sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của những vấn đề hoặc thói quen sinh hoạt cá nhân. Virut EBV (Epstein-Barr Virus) có thể được xem là nguyên nhân chính nhưng nó cũng có thể tồn tại lâu trong cơ thể mà không gây xáo trộn gì. Hoặc thói quen ăn muối khô từ tuổi nhỏ hay thường xuyên hít phải khói công nghiệp, hóa chất bốc hơi..
Dưới đây là những yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng đã được tổng hợp và xác định bởi các công trình nghiên cứu của các bác sĩ đầu ngành:
Virus Epstein-Barr (EBV): Ở người bình thường thường, nhiễm EBV cấp thường không biểu hiện triệu chứng hoặc gây bệnh lý nặng, ở người trưởng thành khoảng gần 50% trường hợp nhiễm bệnh dẫn đến bạch cầu đơn nhân; ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, EBV có liên quan đến các bệnh lý Burkitt’s lymphoma, Hodgkin’s lymphoma, và ung thư mũi họng.
Virus EBV là một trong những nguyên nhân ung thư vòm họng.
Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, có hóa chất (như hydrocacbon thơm)
Sử dụng thức ăn lên men: Thường xuyên các thức ăn lên men như dưa, trứng, các loại củ và cá muối có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm họng. Những thứ này có chứa nitrosamin nếu tích tụ đủ lâu sẽ gây ung thư.
Thuốc lá, rượu, bia: Những thứ trên đều chứa các chất độc hại trong thành phần cấu tạo và là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.
Di truyền: Những nghiên cứu về di truyền học chỉ ra rằng có sự liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Tuổi và giới: Ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 và cao nhất là 85. Tuy vậy, lứa tuổi hay gặp nhất là 30-55, con số này chiếm tỷ lệ 70%. Nam giới hay mắc bệnh hơn nữ giới, tỷ lệ 2.5/1.
III. Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thời gian đầu mới phát tác sẽ có những dấu hiệu có thể giống các bệnh lý thông thường ở vùng đầu và cổ. Nhưng nếu có hai hoặc ba triệu chứng trở lên đi kèm việc chữa trị lâu ngày không khỏi, người bệnh nên chú ý thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để nếu có thể, chống chọi với căn bệnh ung thư.
Hãy cảnh giác khi gặp những triệu chứng sau:
Chảy máu cam: Chảy máu vùng mũi là một trong những triệu chứng sớm nhất của căn bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn cuối, máu mũi sẽ ra liên tục và thường xuyên hơn.
Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi xoang nhưng cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh ung thư vòm họng. Nghẹt mũi có thể do khối u, ban đầu chỉ một bên mũi thôi nhưng sau cả hai bên đều bị nghẹt.
Ù tai và nghe kém: Khi khối u phát triển đè lên cả loa vòi nhĩ – là một đường từ vùng mũi họng thông lên tai – sẽ gây ra các triệu chứng ù tai, nghe kém, đau trong tai thậm chí chảy tai.
Ù tai, nghe kém, đau trong tai là dấu hiệu ung thư vòm họng.
Nổi hạch ở cổ: Ung thư vòm họng thường có xu hướng di căn lên cổ, tỉ lệ này chiếm khoảng 4- – 80% ca mắc. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng di căn từ vòm họng sang cổ. Khi di căn nặng, số lượng hạch nhiều sẽ biểu hiện lên cổ, cứng và không gây đau đớn. Tùy theo thể trạng mà hạch này có thể gây biến dạng cổ và mặt.
Nguyên nhân ung thu vòm họng.
IV. Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng
Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng của ung thư vòm họng thì khó có thể biết được chính xác và nó không khoa học. Vì thế, việc thăm khám và qua chẩn đoán thì bệnh nhân mới có thể hiểu rõ tình trạng bệnh tình và sau đó tiến hành điều trị thì mới hiệu quả được.
Hiện nay, chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng ngày càng chính xác bởi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng.
Thăm khám lâm sàng
Quan sát và sờ bên ngoài vùng họng, hạch cổ. Sờ hạch cổ nên sờ từ dưới cằm, dưới xương lưỡi, mô giáp, trước khí quản, hõm xương ức và đến hai bên xương quai xanh, xác định rõ vị trí hạch và kích thước. Khi vòm mũi họng cảm thấy có vật cản, tiếp tục tiến hành các phương pháp cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng.
Phương pháp cận lâm sàng
Nội soi vòm họng
Nội soi gián tiếp vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. Những trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc không dễ nhận thấy bệnh lý có thể lựa chọn nội soi trực tiếp hoặc nội soi ống.
Phương pháp này có thể nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể kịp thời theo dõi những biến chứng có dấu hiệu nghi vấn là di căn.
Kiểm tra hình ảnh
- Chụp Xquang: chụp Xquang một bên và chính giữa vòm có thể xác định chính xác hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời nắm được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm, khi cần thiết nên tiến hành chụp vòm họng.
- Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có lợi cho việc xác định phạm vi xâm lấn của khối u trong vòm họng, có xâm lấn ra các bộ phận khác hay không. Phương pháp kiểm tra này phù hợp với chẩn đoán tình trạng di căn hạch cổ, giúp cho bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân một cách toàn diện, nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân ung thư vòm giai đoạn cuối.
- Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp sử dụng để kiểm tra có hạch cố hay không, định vị khối u và xác định khối u đã xâm lấn các bộ phân xung quanh hay chưa. Phương pháp này có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình điều trị cũng như để kiểm tra an toàn hậu phẫu thuật.
V. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng và tiên lượng sống, cách điều trị
1. Tiên lượng sống
Ung thư vòm họng ở hai giai đoạn đầu có những triệu chứng như khàn họng và viêm họng liên cầu, trong quá trình điều trị thì những triệu chứng này vẫn còn tồn tại trên người bệnh nhân. Hai giai đoạn đầu mang lại hy vọng phục hồi cao cho người bệnh khi mà các khối u còn chưa lan rộng, có thể loại bỏ ngay bằng phương pháp phẫu thuật mà không cần phải sử dụng phương pháp hóa trị.
Ở hai giai đoạn 3 và 4, khối u đã phát triển lớn hơn và nhân lên, xâm lấn ra vùng xung quanh cùng các cơ quan lân cận, việc phẫu thuật trở nên khó khăn, phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để khối u tiêu nhỏ mới có thể cắt bỏ được.
Khi mà bệnh nhân đã đến giai đoạn cuối thì cần phục hồi chức năng nói, bởi vì đó giọng nói đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các khối u xâm lấn sang các dây liên quan đến chức năng nói. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được dạy sử dụng một thiết bị điện tử để có thể thể hiện những gì mình muốn nói.
Bệnh nhân có tiên lượng sống tốt nếu phát hiện sớm.
Tùy theo thể trạng đi kèm với việc điều trị tích cực kết hợp thuốc men hợp lý, bệnh nhân có thể cải thiện trong vòng 5-6 năm.
Khám sức khỏe và tầm soát bệnh là việc làm vô cùng cần thiết để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và chữa trị kịp thời.
2. Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn từ khi phát tác đến khi kết thúc.
Giai đoạn I
Ung thư vòm họng giai đoạn I.
Khối u chỉ mới hình thành, rất nhỏ, không quá 2.5 cm. Vì là giai đoạn đầu tiên nên ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết, sự sống được đảm bảo nếu như phát hiện và điều trị sớm.
- Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 72%.
Giai đoạn II
Ung thư vòm họng giai đoạn II.
Khối ung thư đã tăng kích thước, có thể lên đến 5-6cm và các tế bào bắt đầu lớn dần. Dù vậy, đây vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh ung thư và cơ hồi phục hồi vẫn còn khá tốt nếu như ung thư chưa xâm lấn sang các hạch bạch huyết.
- Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 64%.
Giai đoạn III
Ung thư vòm họng giai đoạn III.
Ung thư đã bắt đầu lan tràn và xâm lấn đến các khu vực khác, gây tổn hại không thể khắc phục. Kích thước khối u tăng lên, nhưng vẫn được các bác sĩ xem là có hy vọng và có thể điều trị được.
- Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 62%.
Giai đoạn IV
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn này, ung thư đã lây lan đến môi, miệng, đồng thời phá hủy các hạch bạch huyết.
Ung thư cũng có thể lây lan đến các hạch bạch huyết, xâm lấn đến các cơ quan khác và di căn.
- Tỉ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là 38%
3. Điều trị bệnh ung thư vòm họng
Sau khi chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, theo đó kết hợp với một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị. Các biện pháp điều trị chính bệnh ung thư vòm họng hiện nay gồm có:
Phương pháp tia xạ
Xạ trị dùng các chùm tia phóng xạ mạnh như tia X để phá hủy mô ung thư. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành.
Xạ trị trong có ống dẫn nguồn phóng xạ đi vào trong khối ung thư hoặc áp sát vào, dùng cho ung thư thật nhỏ hoặc tái phát.
Hóa trị
Hóa trị trước đây chỉ được sử dụng khi ung thư vòm họng di căn đi xa hoặc điều trị xạ trị thất bại, nhưng ngày nay các bác sỹ thường kết hợp cả hóa trị và xạ trị ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị.
Hóa trị có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm thuốc vào tĩnh mạch theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ đều có thời gian rõ rệt được các bác sỹ chỉ định.
Hóa trị ung thư vòm họng.
Phương pháp phẫu thuật
Vòm họng nằm ở vị trí giải phấu chật hẹp, sâu nên trước đây phẫu thuật khó có thể áp dụng điều trị triệt để. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm họng có thể chất khó đáp ứng với các phương pháp xạ trị.
Phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cỏ giai đoạn còn khu trú.
VI. Phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát và mắc mới ung thư
Các nhà khoa học đang nỗ lực điều chế ra vắc-xin phòng chống virus EBV được cho là yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh ung thư vòm miệng. Cùng với đó, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa mắc mới bệnh sau khi đã nhận thức rõ những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vòm họng, có lối sống hợp lý để giảm thiểu nguy cơ, qua đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những người đã chữa khỏi bệnh lại càng phải để ý đến bản thân nhiều hơn tránh trường hợp ung thư tìm cách quay trở lại.
Việc phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát và mắc mới ung thư có một số điểm chung như sau:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa, trứng, cá và muối khô..
- Từ bỏ thói quen không lành mạnh: Hạn chế và bỏ thuốc lá, rượu, bia.
- Điều trị sớm những bệnh viêm nhiễm ở đường mũi họng, tránh tình trạng để lâu dài tạo điều kiện cho các virus xâm lấn và gây hại dây chuyền.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Khi phát hiện các dấu hiệu ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, chảy máu cam, có hạch cổ.. cần đi thăm khám để được loại trừ bệnh sớm.
Tập luyện thể thao giúp phòng chống ung thư.
Ngoài ra, các bác sỹ chuyên khoa ở các bệnh viện lớn như bệnh viện K, 108 và Bạch Mai khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh ung thư vòm họng nên sử dụng sản phẩm Fucoidan Nhật Bản bởi Focudan hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng, tăng cường sức đề kháng và ngằn ngừa ung thư tái phát. Đây là dòng sản phẩm đầu tiên về Fucoidan ở Việt Nam được cấp phép bởi Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, có tác dụng tăng sức đề kháng và nâng cao hiệu quả chữa trị.
Fucoidan và Agaricus là sự kết hợp tuyệt với giúp tiêu diệt tế bào ung thư từ trong trứng nước và nâng cao khả năng miễn dịch cho người sử dụng.
Fucoidan Nhật Bản bào chế dạng viên nang
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961