Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể bạn chưa biết
Theo ước tính của Globocan, ung thư tuyến tiền liệt được xếp hàng thứ 5 trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Bệnh thường gặp phải ở nam giới từ tuổi trung niên trở lên và có tỷ lệ mắc mới tăng dần trong những năm gần đây. Theo ước tính, trong năm 2020 có khoảng 6200 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có cơ hội điều trị thành công rất cao nếu bạn phát hiện sớm những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt ngay từ giai đoạn đầu.
Theo ước tính của Globocan, ung thư tuyến tiền liệt được xếp hàng thứ 5 trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Bệnh thường gặp phải ở nam giới từ tuổi trung niên trở lên và có tỷ lệ mắc mới tăng dần trong những năm gần đây. Theo ước tính, trong năm 2020 có khoảng 6200 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có cơ hội điều trị thành công rất cao nếu bạn phát hiện sớm những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt ngay từ giai đoạn đầu.
Các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và sẽ không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Một số nam giới hoàn toàn không có triệu chứng (thể ẩn) cho đến khi tình cờ phát hiện bệnh thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán các bệnh lý khác. Vậy, làm sao để nhận biết được bệnh ngay từ sớm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Vậy những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt? Một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng dần theo độ tuổi và phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu trong gia đình có người thân từng được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Khi người bệnh trong gia đình nhỏ hơn 60 tuổi hay có hơn 5 người trong gia đình mắc bệnh, cha hoặc anh bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ của bạn tăng lên gấp 3 lần
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, hút thuốc lá, quan hệ tình dục nhiều cũng được ghi nhận là làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Những người làm việc trong ngành cao su, vải sợi hay tiếp xúc với cadmium dễ bị bệnh hơn.
- Thay đổi di truyền: Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Nhận biết triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u, chúng có thể nằm đè lên và làm co thắt niệu đạo, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu. Một số triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm bao gồm:
- Khó chịu hoặc đau khi ngồi, do tuyến tiền liệt phì đại
- Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
- Khó đi tiểu, khó bắt đầu và dừng lại khi đi tiểu
- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm
- Khó làm rỗng và mất khả năng kiểm soát bàng quang
- Dòng nước tiểu yếu, nhỏ giọt hoặc bị gián đoạn
Các triệu chứng này cũng có thể là do một bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), viêm bàng quang,…gây ra. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường vừa kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và sẽ không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Một số nam giới hoàn toàn không có triệu chứng (thể ẩn) cho đến khi tình cờ phát hiện bệnh thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán các bệnh lý khác. Vậy, làm sao để nhận biết được bệnh ngay từ sớm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Vậy những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt? Một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng dần theo độ tuổi và phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu trong gia đình có người thân từng được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Khi người bệnh trong gia đình nhỏ hơn 60 tuổi hay có hơn 5 người trong gia đình mắc bệnh, cha hoặc anh bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ của bạn tăng lên gấp 3 lần
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, hút thuốc lá, quan hệ tình dục nhiều cũng được ghi nhận là làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Những người làm việc trong ngành cao su, vải sợi hay tiếp xúc với cadmium dễ bị bệnh hơn.
- Thay đổi di truyền: Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Nhận biết triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u, chúng có thể nằm đè lên và làm co thắt niệu đạo, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu. Một số triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm bao gồm:
- Khó chịu hoặc đau khi ngồi, do tuyến tiền liệt phì đại
- Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
- Khó đi tiểu, khó bắt đầu và dừng lại khi đi tiểu
- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm
- Khó làm rỗng và mất khả năng kiểm soát bàng quang
- Dòng nước tiểu yếu, nhỏ giọt hoặc bị gián đoạn
Các triệu chứng này cũng có thể là do một bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), viêm bàng quang,…gây ra. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường vừa kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Dấu hiệu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt đã tiến triển, lan rộng hoặc di căn
Ung thư tuyến tiền liệt có thể lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt và hình thành nhiều khối u ác tính ở các cơ quan hoặc vùng lân cận. Một số triệu chứng của ung thư di căn có thể kể đến như:
- Nếu ung thư di căn xương, bạn thường bị đau xương không thuyên giảm và có thể dẫn đến gãy xương. Nếu di căn đến cột sống, khối u sẽ chèn ép các dây thần kinh tại đây và gây đau nhức lưng, hông thường xuyên, nặng hơn có thể gây yếu liệt hai chi dưới, tiểu tiện không tự chủ
- Nếu ung thư di căn đến phổi, bạn có thể bị ho, khó thở, thở khò khè hoặc đôi khi là ho ra
máu. - Ung thư tuyến tiền liệt khi xâm lấn đến bàng quang và niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng như khó đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
- Ung thư xâm lấn đến trực tràng sẽ làm thay đổi thói quen đi tiêu, có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
- Bí tiểu mạn tính hoặc tiểu không kiểm soát do cơ vòng bị phá hủy
- Sưng tấy, tê hoặc phù nề ở chân, bàn chân
- Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng ở cơ quan sinh dục như đau tinh hoàn, rối loạn cương dương, đau khi xuất tinh…
- Tế bào ung thư có thể lan rộng đến các hạch bạch huyết vùng bẹn hoặc hạch cổ
Ngoài ra, ở giai đoạn muộn, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng toàn thân khác như:
- Mệt mỏi, xanh xao
- Chán ăn, giảm cân một cách bất thường không rõ nguyên nhân
- Cơ thể nhức mỏi
- Thiếu máu
Ung thư tuyến tiền liệt tái phát gây nên triệu chứng gì?
Ung thư tuyến tiền liệt có thể tái phát sau điều trị. Khi bệnh xuất hiện trở lại tại khu vực xung quanh tuyến tiền liệt thì được xem là tái phát tại chỗ, tại vùng. Còn nếu khối u tái phát được tìm thấy ở một cơ quan khác trên cơ thể thì gọi là ung thư tái phát di căn xa.
Nếu ung thư lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt thì có thể chúng sẽ phát triển trong các hạch bạch huyết lân cận ở vùng bẹn, hoặc thậm chí là hạch di căn xa như ở cổ. Ngoài ra, khối u cũng sẽ xâm lấn vỏ bao tuyến tiền liệt, bàng quang, túi tinh, cơ vòng hậu môn, trực tràng… , cuối cùng có xu hướng di căn đến xương và phổi.
Dấu hiệu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt đã tiến triển, lan rộng hoặc di căn
Ung thư tuyến tiền liệt có thể lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt và hình thành nhiều khối u ác tính ở các cơ quan hoặc vùng lân cận. Một số triệu chứng của ung thư di căn có thể kể đến như:
- Nếu ung thư di căn xương, bạn thường bị đau xương không thuyên giảm và có thể dẫn đến gãy xương. Nếu di căn đến cột sống, khối u sẽ chèn ép các dây thần kinh tại đây và gây đau nhức lưng, hông thường xuyên, nặng hơn có thể gây yếu liệt hai chi dưới, tiểu tiện không tự chủ
- Nếu ung thư di căn đến phổi, bạn có thể bị ho, khó thở, thở khò khè hoặc đôi khi là ho ra
máu. - Ung thư tuyến tiền liệt khi xâm lấn đến bàng quang và niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng như khó đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
- Ung thư xâm lấn đến trực tràng sẽ làm thay đổi thói quen đi tiêu, có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
- Bí tiểu mạn tính hoặc tiểu không kiểm soát do cơ vòng bị phá hủy
- Sưng tấy, tê hoặc phù nề ở chân, bàn chân
- Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng ở cơ quan sinh dục như đau tinh hoàn, rối loạn cương dương, đau khi xuất tinh…
- Tế bào ung thư có thể lan rộng đến các hạch bạch huyết vùng bẹn hoặc hạch cổ
Ngoài ra, ở giai đoạn muộn, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng toàn thân khác như:
- Mệt mỏi, xanh xao
- Chán ăn, giảm cân một cách bất thường không rõ nguyên nhân
- Cơ thể nhức mỏi
- Thiếu máu
Ung thư tuyến tiền liệt tái phát gây nên triệu chứng gì?
Ung thư tuyến tiền liệt có thể tái phát sau điều trị. Khi bệnh xuất hiện trở lại tại khu vực xung quanh tuyến tiền liệt thì được xem là tái phát tại chỗ, tại vùng. Còn nếu khối u tái phát được tìm thấy ở một cơ quan khác trên cơ thể thì gọi là ung thư tái phát di căn xa.
Nếu ung thư lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt thì có thể chúng sẽ phát triển trong các hạch bạch huyết lân cận ở vùng bẹn, hoặc thậm chí là hạch di căn xa như ở cổ. Ngoài ra, khối u cũng sẽ xâm lấn vỏ bao tuyến tiền liệt, bàng quang, túi tinh, cơ vòng hậu môn, trực tràng… , cuối cùng có xu hướng di căn đến xương và phổi.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh ung thư tuyến tiền liệt tái phát là sự gia tăng nồng độ PSA trong máu.
Để tìm hiểu thêm về định lượng PSA, bạn có thể tham khảo bài viết “Định lượng PSA”
Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt tái phát sẽ tương tự như ở lần xuất hiện đầu tiên và phụ thuộc nhiều vào vị trí của chúng cũng như việc khối u đã di căn đến cơ quan nào trong cơ thể. Do đó, dù đã điều trị thành công, bạn cũng không được chủ quan vì bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Kết luận
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp phải ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh thường phát triển chậm, có cơ hội chữa trị thành công rất cao nếu được thăm khám sớm và phát hiện triệu chứng kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt vừa kể trên và lên lịch thăm khám trực tràng thường niên, cũng như kiểm tra định lương PSA định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với nam giới trên 50 tuổi hoặc trên 45 tuổi nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt. Thời gian thực hiện sẽ khác nhau tùy theo nhóm nguy cơ của bạn. Việc tiến hành làm xét nghiệm PSA định kỳ vô cùng quan trọng trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, cũng như giúp bác sĩ đánh giá được khả năng tái phát của bệnh.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để nhận biết sớm các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt. Đừng chủ quan trước những dấu hiệu này nhé.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh ung thư tuyến tiền liệt tái phát là sự gia tăng nồng độ PSA trong máu.
Để tìm hiểu thêm về định lượng PSA, bạn có thể tham khảo bài viết “Định lượng PSA”
Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt tái phát sẽ tương tự như ở lần xuất hiện đầu tiên và phụ thuộc nhiều vào vị trí của chúng cũng như việc khối u đã di căn đến cơ quan nào trong cơ thể. Do đó, dù đã điều trị thành công, bạn cũng không được chủ quan vì bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Kết luận
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp phải ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh thường phát triển chậm, có cơ hội chữa trị thành công rất cao nếu được thăm khám sớm và phát hiện triệu chứng kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt vừa kể trên và lên lịch thăm khám trực tràng thường niên, cũng như kiểm tra định lương PSA định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với nam giới trên 50 tuổi hoặc trên 45 tuổi nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt. Thời gian thực hiện sẽ khác nhau tùy theo nhóm nguy cơ của bạn. Việc tiến hành làm xét nghiệm PSA định kỳ vô cùng quan trọng trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, cũng như giúp bác sĩ đánh giá được khả năng tái phát của bệnh.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để nhận biết sớm các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt. Đừng chủ quan trước những dấu hiệu này nhé.
Tin mới nhất
- Cách chữa chướng bụng đầy hơi bằng 10 mẹo dân gian
- Các cách trị tràn dịch khớp gối hiệu quả nhất áp dụng phổ biến
- Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?
- Cây xạ đen wekipedia nói gì về chúng? Những tác dụng của xạ đen
- Tác hại của cây xạ đen là gì? Sử dụng xạ đen như thế nào mới tốt?
- Viêm khớp vảy nến
- Cách trị dị ứng da mặt bằng khổ qua hiệu quả nhanh chóng
- Ung thư hạch và những điều bạn chưa biết
- 10 bí quyết làm đẹp với trà xanh bạn nên thử
- Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
Video
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Cách dùng xạ đen chữa bệnh hiệu quả. Hình ảnh, công dụng cây xạ đen
- Cách chế biến bảo quản nấm lim xanh Cách làm sạch nấm lim xanh và cách sơ chế chế biến nấm lim rừng
- Thị trường và giá 1kg cây xạ đen Bán cây xạ đen trên thị trường giá bao nhiêu? Mua xạ đen tốt ở đâu?
- TIN TỨC UNG THƯ Bà bầu ăn được quả mây Thái không? Xem ngay để biết nhé!