Sỏi thận san hô có nguy hiểm không? Chế độ ăn và cách điều trị

Sỏi thận san hô là cặn bệnh tương đối ít khi bắt gặp nhưng lại ẩn chứa những hậu quả khôn lường. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin về bệnh sỏi thận dạng san hô cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách cách phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh.

Sỏi thận san hô là gì?

Trong các bệnh lý sỏi đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến 40% các trường hợp bệnh. Sỏi thận hình thành với nhiều hình thái đa dạng, chủ yếu là do sự lắng cặn sỏi canxi và sỏi hỗn hợp. Một trong những hình thái hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất của sỏi thận đó là sỏi thận dạng san hô.

Sỏi thận san hô là tình trạng các viên sỏi có từ 2 nhánh ở đài thận trở lên, có hình dạng tương tự như san hô. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng do chúng hình thành trên cơ sở nhiễm khuẩn tiết niệu. 

Một số hình dạng của loại sỏi thận san hô

Sỏi thận san hô chỉ xuất hiện ở đài của bể thận, tại các vùng bàng quang hoặc niệu quản sẽ không hình thành các nhánh được. Sỏi thận san hô nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm đài bể thận, suy yếu thận, nhiễm cặn độc toàn thân, từ đó dẫn đến tử vong. 

Đồng thời, sỏi san hô là một dạng sỏi rất khó khăn trong điều trị, ngay cả với phương pháp phẫu thuật nên đòi hỏi người bệnh cần phát hiện kịp thời trước khi kích thước sỏi không quá lớn.

Thành phần cấu tạo sỏi

Thành phần cấu tạo sỏi san hô đài bể thận rất đa dạng. Thường gặp nhất là:

  • Struve
  • Carbonate
  • Apatite
  • Calcium oxalate 
  • Calcium phosphate

Dấu hiệu nhận biết có sỏi 

Những dấu hiệu thường gặp nhất của những trường hợp sỏi thận là:

  • Đau tức vùng lưng, đau quặn khi sỏi to và di chuyển trong thận
  • Sốt cao
  • Đi tiểu khó
  • Tiểu đục
  • Tiểu buốt
  • Tiểu kèm theo máu nhạt,…

Sỏi thận san hô có nguy hiểm không?

Theo nhiều chuyên gia, sỏi thận san hô là căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh tiến triển và kéo dài theo nhiều cấp độ tương ứng với kích thước của các hòn sỏi.

Hình dáng của loại sỏi này thường chia thành nhánh và có kích thước to hơn sỏi bình thường và chỉ hình thành ở đài bể thận nên chúng cũng ẩn chứa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn. 

Hình ảnh chụp X – quang của một bệnh nhân bị sỏi san hô

Khi sỏi san hô trong thận di chuyển sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, viêm đài bể thận, giãn đài bể thận, mưng mủ và áp xe thận. Những biến chứng này sẽ khiến người bệnh đau quặn vùng thận, đau lưng, đau hông, sốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Ngoài những biến chứng gây ra sự kích ứng mạn tính, nhiễm trùng, viêm, sỏi san hô thậm chí còn dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy của hệ thống ống thận.

Vì vậy, nếu người bị bệnh sỏi san hô ở thận nếu không được phẫu thuật loại bỏ sỏi kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm độc toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị sỏi thận san hô

Dựa vào số lượng sỏi, kích thước, thể tích cũng như vị trí của sỏi, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất để loại bỏ sỏi. Một số phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị sỏi thận là dùng thuốc (trường hợp kích thước sỏi nhỏ), tán lấy sỏi (bằng sóng điện từ, laser, nội soi ống mềm bằng laser) và phẫu thuật lấy sỏi.

Dùng thuốc điều trị

Với sỏi thận san hô có kích thước nhỏ, người bệnh không cần thiết phải phẫu thuật lấy sỏi mà có thể dùng thuốc để hạn chế sự phát triển hoặc giảm kích thước sỏi. Một số loại thuốc trị sỏi thận san hô thường được bác sĩ kê đơn sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau: Để giảm các cơn đau quặn thận, có thể sử dụng Diclofenac (Voltaren ống 75mg) tiêm tĩnh mạch, nếu không thuyên giảm có thể sử dụng Morphin. 
  • Thuốc giúp giãn cơ trơn: Buscopan, Drotaverin,… dùng tiêm tĩnh mạch, xoa dịu những cơn đau co thắt. 
  • Thuốc chẹn canxi: Nifedipin, Alpha adrenergic-1, tamsulosin để giảm đau, giảm co thắt cơ trơn, hỗ trợ tống sỏi ra ngoài.
  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ ngày. 
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Kết hợp sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, Quinolon và các Aminosid (tránh dùng Aminosid cho người suy thận)

Phương pháp tán sỏi 

Các phương pháp tán sỏi qua da giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn, giảm chảy máu và nhanh chóng hồi phục sau điều trị.

Nội soi tán sỏi thận qua da bằng sóng điện từ, laser là một phương pháp điều trị đặc biệt để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một cây kim chọc qua vùng lưng vào trong thận.

Hình ảnh mô phỏng Phương pháp tán sỏi thận giúp phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật

Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nới rộng thành kích thước mong muốn bằng dụng cụ nong. Để qua đó cho phép đưa vào máy nội soi vào tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành các mảnh vụn nhỏ và bị hút ra ngoài. Sau đó, cũng qua đường hầm, một ống thông thận sẽ được thiết lập để giúp việc chụp kiểm tra sau mổ dễ dàng hơn và sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ.

Trong một số trường hợp, có thể còn sót lại các mảnh sỏi nhỏ nên cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể để xử lý triệt để.

Phẫu thuật lấy sỏi

Sỏi thận san hô thường phá hủy hầu hết các chức năng thận, do đó, phẫu thuật cắt thận để lấy sỏi san hô được coi là phương pháp điều trị tốt nhất và có tỷ lệ tái phát bệnh thấp.

Phương pháp phẫu thuật mở này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay dù có hiệu quả cao nhưng lại ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu hồi phục sau phẫu thuật. Chi phí cho một ca phẫu thuật mổ hở lấy sỏi thận thường dao động từ 2 – 5 triệu đồng.

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang – giải pháp hàng đầu XÓA TAN sỏi thận san hô

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận là một bài thuốc được đánh giá rất cao trong giới YHCT về hiệu quả chữa sỏi thận san hô. Bài thuốc này được phục dựng và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện và Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Dựa theo những công thức bào chế thuốc được ghi chép trong cuốn: “Châu Bản triều Nguyễn”, TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cùng đội ngũ nghiên cứu đã bào chế thành công bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận với nhiều điểm nổi trội.

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang chữa bệnh sỏi thận được bào chế từ 3 bài thuốc nhỏ:

  • Nhất Nam Tiêu Thạch Hoàn đặc trị sỏi tiết niệu thành phần dược liệu dùng để bào chế thuốc bao gồm: Kim tiền thảo, Thạch vĩ, Hạt chuối, Chi tử, Chỉ xác, Ô dược, Sa tiền tử, Ngưu tất, Xích thược, Hồng hoa, Râu mèo
  • Nhất Nam Bổ Thận Hoàn dược liệu chính gồm: Sinh địa, Hoài sơn, Liên nhục, Kỷ tử, Quy bản, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử…
  • Nhất Nam Giải Độc Hoàn gồm một số thành phần như: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Khổ sâm, Bán biên liên, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa

Dùng Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận mang lại công hiệu như: 

  • Bài thạch, khí hóa bàng quang, lợi tiểu
  • Bổ thận, lưu thông khí huyết
  • Thanh nhiệt, giải độc, trị táo thấp, tiêu viêm, giảm đau

Xem thêm: Nhất Nam Tiêu Thạch Khang trị sỏi thận giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Từ khi đưa vào ứng dụng điều trị sỏi thận, Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đã chứng minh được hiệu quả vượt trội của nó. Người bệnh dùng thuốc cũng dành rất nhiều lời khen cho bài thuốc quý này.

Khách hàng đánh giá về bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Xem ngay: Video bệnh nhân chia sẻ về quá trình dùng Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận

Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi thận san hô đã và đang mở ra hướng đi mới trong điều trị sỏi theo YHCT. Bài thuốc này giúp cho người bệnh không cần phẫu thuật, giảm đau đớn và đặc biệt là tránh khỏi nguy cơ tái phát sỏi sau điều trị.

Bệnh nhân có nhu cầu điều trị sỏi thận san hô có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: www.nhatnamyvien.com
  • Facebook: Nhất Nam y Viện
  • Email: lienhe@nhatnamyvien.com

Liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện để bác sĩ giúp bạn dập tắt nỗi lo sỏi thận

Người bệnh sỏi thận san hô kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm có thể thúc đẩy hoặc ức chế các tác nhân gây sỏi san hô.

Sỏi thận san hô kiêng ăn gì?

Các thực phẩm hàng ngày dưới đây có thể thúc đẩy sự hình thành và phát triển sỏi nên người bệnh sỏi thận cần hạn chế ăn:

Muối ăn

Sự dư thừa thành phần natri trong muối ăn sẽ gây tích nước phù nề, tăng nồng độ canxi trong nước tiểu khiến kích thước sỏi thận dễ tăng nhanh. Do đó, người bệnh nên ăn nhạt hơn, lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày không quá 2,3g.

Ngoài ra, không ăn các đồ ăn đóng hộp chứa nhiều hơn 20% natri, các loại dưa muối, cà muối,…

Protein động vật

Thành phần Purin có trong nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt lợn,… dễ dàng làm tăng chuyển hóa và bài tiết axit uric trong nước tiểu. Từ đó, nguy cơ bị sỏi thận san hô, sỏi axit uric sẽ tăng lên. 

Theo khuyến cáo, người bị sỏi san hô không nên ăn nhiều hơn 150g thịt các loại mỗi ngày.

Các chất kích thích, đồ uống có gas

Lạm dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ mất nước làm giảm chức năng lọc tại cầu thận, tăng nguy cơ tạo sỏi.

Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga khi bị sỏi thận

Ngoài ra, các thành phần acid photphoric, chất phụ gia, đường hóa học, chất bảo quản có trong các đồ uống có gas sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng đường tiết niệu, dễ tạo sỏi, làm tăng gánh nặng cho thận.

Vitamin C liều cao

Vitamin C liều cao có khả năng tạo sỏi thận rất lớn. Bởi vậy, các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo người bị sỏi thận san hô không nên bổ sung vitamin C liều cao để tránh tạo sỏi mới. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C tự nhiên từ các loại rau củ quả tươi và chỉ dùng viên uống vitamin C khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Sỏi san hô nên ăn gì?

Một vài thực phẩm nên bổ sung đối với bệnh nhân sỏi thận:

Ăn nhiều các loại rau củ quả

Bổ sung nhiều chất xơ và các vitamin là cách tốt nhất để cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ sỏi thận. Đặc biệt các loại quả như cam, chanh, quýt,  bưởi, táo, lê có chứa hoạt chất citrat chống kết tinh sỏi hiệu quả.

Một số loại rau củ tốt khi cho người bị sỏi là súp lơ, bầu, bí, bắp cải,…

Thực phẩm chứa canxi

Đa số các trường hợp đều bị sỏi thận canxi, bởi vậy mọi người hầu hết đã kiêng hoàn toàn canxi trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, việc kiêng khem canxi quá mức sẽ gây phản tác dụng. 

Bổ sung đủ, không nên kiêng khem quá mức canxi khi bị sỏi san hô

Khi hình thành sỏi gây viêm tiết niệu và sỏi san hô (sỏi struvite), người bệnh nên duy trì bổ sung canxi tự nhiên từ thực phẩm để cơ thể dễ phân giải như hải sản, tôm, cua, cá,… với liều lượng trong khoảng 800 – 1200mg/ ngày. 

Tuyệt đối không tự ý bổ sung các viên uống chứa canxi sẽ làm bệnh tình nguy hiểm hơn.

Cân đối Oxalat 

Oxalat cũng giống như canxi, đòi hỏi cơ thể phải nạp một lượng cần thiết để phục vụ hoạt động nuôi dưỡng tế bào. Bởi vậy, khi bị sỏi thận, người bệnh nên cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất. 

Xem thêm

Sỏi thận 6mm có phải mổ không? Sỏi thận 7 ly, 8 ly nguy hiểm thế nào?

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày dành cho bệnh nhân

Để phòng tránh và ức chế tăng kích thước sỏi thận san hô, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Uống nhiều nước: Thiếu nước làm tăng nguy cơ bị sỏi thận nên cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày với người bị sỏi thận và 1,5 – 2 lít nước/ ngày với người bình thường. 
  • Ngoài nước lọc, nên bổ sung một số loại nước ép trái cây, nước canh để hỗ trợ quá trình lọc cặn
  • Kiên trì tập luyện các bài thể dục thể thao vừa sức để cải thiện, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, có kế hoạch, tránh stress, căng thẳng
  • Vệ sinh sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng đường tiểu
  • Nghiêm chỉnh tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám để phát hiện sự tích tụ trở lại của sỏi san hô kịp thời

Do sỏi thận san hô là căn bệnh có diễn biến âm thầm, và rất nguy hiểm nên bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm và có những phương án điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Màu sắc của tinh trùng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!