Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất
Siêu âm Doppler, chụp động mạch não, CT – scan, lưu huyết não đồ… là những xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não thường được sử dụng. Vậy các xét nghiệm này có đặc điểm gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất
Thiếu máu não là bệnh lý không phải hiếm gặp. Nó xảy ra khi lưu lượng máu tới não bị giảm, khiến cho lượng oxy và chất dinh dưỡng được cung cấp cho não cũng giảm theo. Hệ quả là các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấ trúc, sự tồn tại và phát triển của cả hệ thần kinh trung ương.
Bệnh thường do các yếu tố như huyết áp thấp, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu, xơ vữa động mạch… gây nên. Lúc này, thiếu máu não thường gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tê bì chân tay, suy giảm trí nhớ.
Nhiều người thường chủ quan và cho rằng những dấu hiệu này chỉ là nhất thời, không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và để tình trạng này kéo dài, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, tử vong. Do đó, phát hiện và điều trị sớm là điều cần làm giúp bảo đảm an toàn cho bản thân.
Để việc điều trị mang lại hiệu quả, chẩn đoán chính xác bệnh lý là điều cần làm trước tiên. Những xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não thường được chỉ định gồm có:
1. Chụp CT scan sọ não
Chụp CT scan sọ não hay chụp cắt lớp não là phương pháp sử dụng tia X để chụp đầu và mặt. Nó thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau đầu.
Chỉ định
Phương pháp này thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý:
- Các vấn đề trong chuyên khoa thần kinh như thiếu máu não, khối u, phù não…
- Dị tật bẩm sinh ở vùng não
- Nhiễm trùng não, viêm não, viêm màng não, áp xe não, lao não, lao màng não.
- Não úng thủy
- Tai biến mạch máu não, kể cả tai biến thoáng qua hoặc tai biến với những dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt người, liệt nửa người, thất ngôn…
- Tổn thương vùng đầu và mặt
- Với các trường hợp đột quỵ hoặc chảy máu não sẽ được chỉ định chụp CT scan não.
- Những người có các dấu hiệu thần kinh như động kinh, co giật, đau nửa đầu, chóng mặt…
- Các triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn.
Ngoài ra, chụp CT scan sọ não có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra các tình trạng sau:
- Ngất xỉu, đau đầu, đặc biệt là với các trường hợp có những biểu hiện nhất định.
- Các trường hợp mắc vấn đề về thính lực, thị lực, có cảm giác ngứa, tê ran, khó khăn trong giao tiếp, nuốt thức ăn.
- Suy nghĩ và hành vi có sự thay đổi
Quy trình thực hiện
Trước khi thực hiện chụp CT scan sọ não, bệnh nhân cần làm các thủ tục cần thiết. Thông báo với các nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của bản thân. Bệnh nhân nên nhịn ăn trong khoảng 4 – 6 tiếng trước khi tiêm thuốc cản quang. Có thể uống nước trước khi chụp khoảng 2 tiếng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn những điều cần thiết.
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não được thực hiện thông qua các bước sau:
- Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa trên bàn chụp, hoặc theo một số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán.
- Quá trình chụp cắt lớp vi tính có thể kéo dài từ 3 – 5 phút. Có một số trường hợp phải thực hiện lâu hơn, có thể là 15, 30 hoặc 45 phút. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được các nhân viên y tế giải thích lý do.
- Bệnh nhân cần nằm yên trong khi chụp.
- Với những người có sử dụng thuốc cản quang sẽ thấy nóng rát dọc theo tay hoặc mặt khi bơm thuốc. Do đó việc nằm yên là điều rất cần thiết để mang lại chất lượng hình ảnh tốt.
Sau khi chụp CT – scan sọ não, bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường. Nếu như không thực hiện thêm các xét nghiệm khác, có thể ăn uống bình thường. Nhưng với những người phải dùng đến thuốc cản quang, cần phải uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.
Trường hợp thấy có những dấu hiệu bất thường sau khi chụp CT scan sọ não như: Ngứa, buồn nôn, mệt, sốt, khó thở… phải liên hệ với các cơ sở y tế để được xử lý.
2. Siêu âm Doppeler xuyên sọ – xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não
Siêu âm Doppeler xuyên sọ là phương pháp xét nghiệm thiếu máu não rất phổ biến. Đây là kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, không đau. Nó sử dụng sóng siêu âm thanh tần số cao để vừa đo lưu lượng vừa xác định hướng dòng máu chảy trong mạch máu não.
Trong cơ thể, não đóng vai trò điều khiển hoạt động của hầu hết các cơ quan khác. Để các hoạt động diễn ra bình thường, não cần ít nhất 20% lượng oxy được cung cấp bởi tim thông qua mạng lưới mạch máu. Nếu máu ở não quá nhiều sẽ gây tăng áp lực nội sọ. Nhưng lượng máu quá ít, nhu mô không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nó sẽ bị mất chức năng và bị hoại tử.
Do đó, siêu âm Doppeler xuyên sọ sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được những vấn đề bất thường trong não như: Các yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu não, thoái hóa, tắc nghẽn động mạch…
Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não bằng siêu âm Doppeler xuyên sọ là phương pháp không xâm lấn. Vì thế, bác sĩ chỉ sử dụng một đầu dò để di chuyển xung quanh đến những vị trí khác nhau của hộp sọ. Lúc này, các sóng siêu âm dội lại qua các tế bào hồng cầu đi trong các mạch máu và nhờ đó sẽ đo được tốc độ dòng máu.
Một ưu điểm nữa của phương pháp này là tiện dụng vì nó có thể xách tay. Bác sĩ có thể thực hiện luôn tại giường bệnh và người bệnh cũng sẽ giữ được sự tỉnh táo.
Chỉ định
Không chỉ là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não, siêu âm Doppeler xuyên sọ còn được chỉ định cho những trường hợp khác. Cụ thể như:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng áp phổi
- Thuyên tắc mạch máu
- Bệnh đái tháo đường
- Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao
- Mắc các bệnh lý về tim mạch
- Một số ít trường hợp còn được khuyến nghị cho những người bệnh đã từng chấn thương ở đầu.
Quy trình thực hiện
Bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, không cần phải nhịn ăn, dùng thuốc mê hoặc bất kỳ một sự chuẩn bị đặc biệt nào. Các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị thu nhỏ, gọi là đầu dò để kết nối với máy tính xách tay. Thông qua những hình dữ liệu thu được từ thiết bị dò, các bác sĩ hoặc những kỹ thuật viên sẽ xác định được lượng máu chảy trong các mạch máu não.
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ dùng một hay nhiều đầu dò khác nhau để đặt trực tiếp lên vùng đầu của bệnh nhân. Các vị trí đặt đầu dò thường là thái dương, nền sọ ở phía sau vùng cổ, trên mí mắt người bệnh đã khép kín. Trước khi đặt đầu dò, làn da đầu của người bệnh được thoa một lượng gel nhỏ. Điều này sẽ giúp quá trình siêu âm trở nên dễ dàng hơn.
Ở mỗi vị trí khác nhau, người thực hiện sẽ chú ý điều chỉnh hướng của đầu dò để các sóng siêu âm hướng đúng về phía mạch máu được kiểm tra. Thời gian cho mỗi lần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não bằng siêu âm Doppeler xuyên sọ thường kéo dài khoảng 30 – 60 phút. Sau khi thực hiện xong, chất gel trên da sẽ được rửa sạch, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác như cộng hưởng từ sọ não, chụp cắt lớp vi tính…
Thông qua những kết quả thu được, bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý: Phình động mạch não, xuất huyết dưới nhện, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu hồng cầu hình liềm, đột quỵ hoặc bị thiếu máu thoáng qua…
3. Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA)
Đây là phương pháp xét nghiệm không sử dụng tia X hoặc thuốc đối quang để khảo sát mạch máu. Thay vào đó, MRA là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến không xâm lấn, sử dụng một loại máy quét chuyên dụng để có thể chụp lại những hình ảnh của mạch máu. Tiếp đó, hình ảnh này được tái tạo lại trên không gian 3 chiều bằng phần mềm máy tính.
Dựa vào các hình ảnh 3 chiều mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác những vấn đề gặp phải ở bên trong não như bị hẹp mạch trong hoặc ngoài sọ, phình động mạch, nguy cơ đột quỵ…
Chỉ định
Ngoài xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não, chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) còn được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Người bị đau đầu thường xuyên: MRA giúp đánh giá khả năng tuần hoàn của mạch máu não, phát hiện được các bất thường. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện được các tình trạng như u não, bất thường bẩm sinh, tai biến mạch máu não…
- Chẩn đoán các vấn đề không bình thường của mạch máu não: Phương pháp MRA rất hữu ích trong việc tầm soát những bệnh như đột quỵ, phình mạch máu não, hẹp/ tắc động mạch não… ở những người không có triệu chứng.
- Các trường hợp bị nhồi máu giai đoạn tối cấp tính: So với phương pháp chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ mạch máu não có thể chẩn đoán sớm hơn các nhồi máu não. MRA kết hợp với chụp tưới máu não sẽ giúp chẩn đoán rất sớm tình trạng nhồi máu não tối cấp. Đồng thời, giúp phát hiện được tình trạng tắc, hẹp mạch máu não để có biện pháp can thiệp sớm.
- Đối với các trường hợp bị u não, chụp cộng hưởng từ mạch máu não giúp khảo sát tưới máu khối u và xác định các mạch máu nuôi u.
Chống chỉ định
- Những người đang sử dụng các thiết bị điện tử ở trên cơ thể, chẳng hạn như: Máy chống rung, máy cấy ghép ốc tai, máy điều hòa nhịp tim…
- Các bệnh nhân mắc bệnh nặng, cần có những thiết bị hồi sức bên cạnh
- Sử dụng những kẹp phẫu thuật bằng kim loại trên 6 tháng
Ngoài ra, MRA còn có thể chống chỉ định với một số trường hợp khác không được đề cập trên đây. Hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu thêm về vấn đề này.
4. Đo lưu huyết não – phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não
Để xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não, ngoài các phương pháp trên, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đo lưu huyết não:
Lịch sử hình thành
Máy đo lưu huyết não được nhà khoa học Schulter chế tạo ra năm 1921. Nhưng do chưa hoàn thiện nên trong khi thực nghiệm đã gây ra các tai biến. Do đó, nó đã bị bỏ qua trong một thời gian dài.
Mãi cho đến năm 1950, khi Polzer và Shufried nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh kỹ thuật ghi lưu tuyến não và nghiên cứu sâu hơn về tuần hoàn não thì mới được bắt đầu ứng dụng. Cho đến nay, phương pháp đo lưu tuyến não đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, trở thành phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có giá trị cao để đánh giá trạng thái tuần hoàn não.
Các khái niệm cơ bản
Cơ thể chúng ta có tính dẫn điện, các vật dẫn điện lại đều có điện trở (trở kháng). Do các hằng số khác trong cơ thể là nhất định, nên thời điểm ghi điện trở của mô chỉ có thể phụ thuộc vào dòng máu chảy qua các mô. Chính vì thế, theo dõi điện trở của mô sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn máu đi qua các mô đó.
Trong khi đó, sọ não của người lại có cấu trúc nhiều thành phần, có tuần hoàn của cả da, xương sọ, cơ. Tuần hoàn của mỗi thành phần lại được gắn với từng điện cực và được ghi lại trên đường biểu diễn khác nhau. Vì thế, khi đo được sự thay đổi điện trở của não thì có thể thể hiện được cả tuần hoàn của máu khi đi qua các tổ chức dưới đa, da đầu, xương sọ.
Tuy nhiên, so với lưu lượng tuần hoàn máu qua não, lưu lượng đi qua các cơ quan này không đáng kể. Nếu lượng máu qua não tăng, điện trở của não giảm và tăng cường độ dòng điện. Ngược lại, khi lượng máu qua não giảm thì điện trở tăng và giảm cường độ dòng điện.
Lưu huyết não đồ được thể hiện bằng việc ghi lại đường biểu diễn trên điện trở của mạch máu não khi sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao 30KHz và cường độ yếu 1mA đi qua.
Mục đích
Huyết động là một thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não. Nó thể hiện được tốc độ và cả cường độ của dòng máu lên não. Trong khi đó, trạng thái chức năng mạch máu não là tình trạng tăng trương mạch.
Các bác sĩ sẽ dựa vào đường ghi của lưu huyết não thu được để đánh giá huyết động trong não và xác định các trạng thái biến đổi chức năng tuần hoàn não.
Nguyên lý sử dụng
Đo lưu huyết não sử dụng các nguyên lý sau:
- Điện trở Wheatstone (REG 1)
- Nguyên tắc ghi lưu huyết não 2 (REG 2) dùng kỹ thuật của Rodler và Lechner
Phương pháp đo lưu huyết não có khá nhiều ưu điểm như an toàn, không gây hại cho người bệnh, có thể tiến hành ngay cả khi bệnh nhân mắc các bệnh lý nặng. Đồng thời, khi ghi lưu huyết não có thể thực hiện nhiều liệu pháp sinh lý.
Tuy nhiên, nó cũng các hạn chế bởi không phải lúc nào ghi lưu huyết não cũng mang lại kết quả chính xác về tình trạng lưu lượng tuần hoàn máu của não bộ. Ngoài ra, việc ghi đo có thể gây ra tình trạng sai số.
5. Chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Để xét nghiệm thiếu máu não, kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng thường được chỉ định. Đây là kỹ thuật sử dụng hệ thống tia X để chụp hình mạch máu. Mục đích của nó là nhằm nghiên cứu các mạch máu, từ đó xác định chính xác hơn các tổn thương và bệnh lý mạch máu trước khi điều trị.
Quy trình thực hiện
Trước khi tiến hành chụp mạch số hóa xóa nền DSA, bệnh nhân sẽ được hưỡng dẫn những việc cần làm. Người bệnh cần nhịn ăn, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm khác như: Ghi điện tâm đồ, chụp X – quang phổi, xét nghiệm máu…
- Bệnh nhân được tiêm chất nhuộm huỳnh quang gọi là chất cản quang. Nó có tác dụng làm cho các mạch máu được sáng lên. Chất cản quang khi đưa vào cơ thể sẽ không gây ra tác hại nào và được thải ra bằng đường tiểu tiện sau đó.
- Chiếu tia X xuyên qua cơ thể người bệnh và các hình ảnh được thu về bằng bầu tăng sáng. Giữa bầu tăng sáng và video camera được đặt một ống kính, tác dụng cả nó là giới hạn lại cường độ ánh sáng truyền đến camera.
- Các mạch máu cần chụp sẽ được tiêm thuốc cản quang qua da thông qua ống thông luồn vào động mạch đùi.
- Sau khi tiêm thuốc cản quang, máy sẽ thu lại hình ảnh động trong một khoảng thời gian nhất định được cài đặt sẵn. Nếu chưa có chất cản quang làm nền, ảnh thu nhận được sẽ được bộ phận xử lý hình ảnh lấy và tiến hành loại trừ ảnh nền và ảnh thu được khi có chất cản quang. Đây chính là cấu trúc giải phẫu tĩnh giống nhau ở cả 2 ảnh.
Ứng dụng
Ứng dụng của kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền DSA trong chẩn đoán và can thiệp gồm có:
- Phát hiện các bất thường trong mạch máu não, thăm dò chữa trị điện sinh lý, ung thư gan, u tử cung, u não.
- Có thể đánh giá được những dị thường của động mạch thận, động mạch chi, động mạch chủ, động mạch thận, các động mạch ngoại biên…
- Đặt máy tạo nhịp, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy dị vật trong hệ tuần hoàn, siêu âm lồng mạch, buồng tim.
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não bằng chụp mạch số hóa xóa nền DSA giúp phát hiện sớm, chính xác các vấn đề bất thường của dòng máu. Từ đó, có những hướng điều trị chính xác các bệnh lý cơ thể gặp phải. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật chụp xâm lấn, có thể gây ra các tai biến không đáng có. Vì vậy, cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình thực hiện.
Trên đây là những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não thường được áp dụng. Hiểu rõ các thông tin về những kỹ thuật xét nghiệm này sẽ giúp các bệnh nhân chủ động hơn trong việc thăm khám bệnh.
Xem thêm: Ho gà ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tin mới nhất
- Cây xạ đen có tác dụng gì? Công dụng của cây xạ đen chữa ung thư
- TƯ TƯỞNG CỦA LÃO TRANG VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN P1
- CHẤM DỨT viêm họng, viêm amidan, ho với phác đồ thảo dược Thanh hầu bổ phế thang
- Bật mí cách nhanh có thai mà bạn nên tìm hiểu
- Cách chữa trị viêm thanh quản cấp tính và mãn tính
- 8 thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh
- Mổ cận thị bằng Lasik, nên hay không nên?
- Người Cao Huyết Áp Có Nên Dùng Nấm Linh Chi
- Top 20+ cách trị đau đầu khi uống rượu bia tại nhà hiệu quả nhất
- Cây thuốc quanh ta: Lá lốt và các món ăn bài thuốc từ Lá Lốt