Ung thư amidan và những điều bạn phải biết
Ung thư amidan hiện nay đang là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chính bởi những triệu chứng mơ hồ của bệnh mà nhiều người vẫn hay lầm tưởng ung thư amidan với những bệnh nhẹ nhàng khác. Nếu như bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ung thư amidan là một trong những căn bệnh đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn. Bởi trong những năm gần đây tỉ lệ mắc ung thư amidan trong cộng đồng đang gia tăng nhanh chóng.
Cũng giống như một số loại ung thư nguy hiểm khác, ung thư amidan là một căn bệnh giấu triệu chứng. Ở những giai đoạn sớm, hầu như không có bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh được biểu hiện ra bên ngoài.
Các tế bào ung thư phát triển một cách âm thầm, mà người bệnh không hề hay biết. Chỉ đến khi khối u phát triển mạnh thì các triệu chứng mới dần được bộc lộ.
Việc phát hiện bệnh muộn gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị, đặc biệt là trường hợp ung thư amidan giai đoạn cuối. Điều trị ung thư amidan giai đoạn cuối vốn là một cuộc chiến không cân sức. Và hiển nhiên bên yếu thế hơn là bản thân người bệnh và người điều trị.
Bệnh ban đầu có cảm giác đau họng gây khó nuốt và nuốt đau nhưng nó cũng có cảm giác giống viêm họng đơn giản thường tự hết trong vài ngày, ngay cả khi không dùng thuốc.
Tuy nhiên đó chỉ là những triệu chứng mới của bệnh nên nhiều người dễ mắc sai lầm và chủ quan nên không điều trị bệnh kịp thời. Để tới khi bệnh tiến triễn nặng mới tới bệnh viện điều trị khi đó ung thư đã vào tới giai đoạn muộn khó chữa trị.
Vì đây là một căn bệnh nguy hiểm và cần có các biện pháp can thiệp kịp thời, nên cách tốt nhất là mỗi người nên biết rõ các triệu chứng mà bệnh gây ra để tự mình phát hiện sớm nhất, bảo vệ sức khỏe của mình nhé
Ung thư amidan thường là tổn thương loét, sùi phát sinh chủ yếu do biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ hoặc mô lympho.
1 . Nguyên nhân gây ung thư amidan
Ung thư amidan là một loại ung thư vùng họng và chiếm tỉ lệ nhỏ từ 0,5 – 1,5%, thường gặp nhất ở độ tuổi trên 30. Hiên nay, chưa thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng ung thưu amidan có thể xuất phát chủ yếu do những tác nhân sau:
– Khói thuốc lá: hút nhiều thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động, hít phải hơi thuốc lá quá nhiều cũng tăng nguy cơ bị các bệnh về hệ hô hấp, ngoài ung thư phổi còn có ung thư amidan.
– Rượu bia và một số các chất kích thích khác gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt gây ra căn bệnh ung thư này.
– Virus HPV: một loại virus gây u nhú ở người chủ yếu lây qua đường tình dục cũng nằm trong danh sách nghi vấn. Chủng virus tuýp 2, 11, 16 và đặc biệt 16 thường gây ra bệnh nhất.
– Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mắc các bệnh về đường hô hấp mà không chữa trị kịp thời và dứt điểm như viêm amidan, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần; môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi và các chất độc hại cũng là một trong những lý do đẩy nhanh tới ung thư amidan.
2 . Đối tượng có thể bị ung thư amidan
Nhiều người cho rằng, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng ít uống rượu và hút thuốc nên sẽ không bao giờ bị mắc ung thư amiđan. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác.
Cụ thể, với những người ở độ tuổi 30 hoặc 40, ngay cả một số người ngoài 20 tuổi không hút thuốc, không có tiền sử lạm dụng rượu cũng có thể mắc bệnh này. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa quan hệ bằng đường miệng và ung thư amiđan. Vi rút HPV-16 chính là thủ phạm của việc này.
Dù chưa có bằng chứng chính xác, các nhà khoa học cho rằng các loại vi rút này còn có khả năng truyền từ miệng sang miệng.
3.Triệu chứng bệnh ung thư amidan
Trước đây, nói tới bệnh ung thư amidan thường rất hiếm, có khi rất ít người biết về căn bệnh này. Tuy nhiên thời điểm hiện tại thì bệnh ung thư amidan đã trở nên phổ biến hơn cả trong các loại ung thư vùng miệng.
Chính vì tỷ lệ ngày càng gia tăng đe dọa tới sức khỏe con người nên bệnh được liệt vào danh sách những căn bệnh cần phòng tránh và cảnh giác cao nhất hiện nay. Rất nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng bệnh viêm amidan và triệu chứng ung thư amidan, tuy nhiên các triệu chứng này hoàn toàn không giống nhau đâu các bạn nhé.
Ngay sau đây là một số triệu chứng sớm báo hiệu bệnh viêm amidan mà bạn không nên bỏ qua.
+ Những triệu chứng sớm có thể là đau đầu thường là đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ. Dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng.
+ Triệu chứng thần kinh: hay gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não trong trường hợp bệnh nhân đến muộn như: có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.
+ Triệu chứng mũi xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay gặp nhất là chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do ung thư xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.
+ Triệu chứng tai (khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi): có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần (do bị tắc vòi Eustache). Có thể gặp ung thư tai giữa cùng bên do bội nhiễm.
+ Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát.
Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có ung thư quanh hạch, di động hạn chế dần. Sau cố định dính vào cơ, da.
+ Xuất hiện cơn đau : Các cơn đau ở vùng họng hầu là những triệu chứng điển hình xuất hiện sớm nhất của bệnh ung thư amidan, và các cơn đau thường có xu hướng tăng lên theo thời gian và nặng hơn hẳn so với các bệnh viêm họng viêm amidan.
Vì thế nếu như bạn thấy cơn đau kéo dài thì nên đi chuẩn đoán tại bệnh viện chuyên khoa sớm.
+ Khó nói, mất tiếng: Khi bị bệnh ung thư amidan thì tại vùng amidan sẽ gây sưng gây chèn ép vào sợi thanh quản làm ảnh hưởng tới giọng nói, gây khàn tiếng mất giọng.
+ Chảy máu vùng amidan: Nếu như bệnh viêm amidan bình thường thì sẽ không gặp phải tình trạng chảy máu vùng amidan vì thế khi thấy chảy máu bất thường tại vùng amidan thì nguy cơ bị viêm amidan là khá cao.
Nhất là trường hợp ho khạc ra máu lẫn dịch hoặc máu tươi khi đó bệnh cũng đã rơi vào trường hợp bệnh nặng cần tới bệnh viện nhanh chóng.
+ Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Ở cổ họng của người bệnh sẽ thấy xuất hiện hạch bạch huyết có kích thước bằng ngón tay cái có thể di động qua lại vùng cổ, trường hợp viêm amidan cũng có thể xuất hiện tình trạng này, tuy nhiên mức độ đau và sưng thường nhẹ hơn hẳn so với ung thư amidan.
+ Đau, di căn tế bào ung thư sang vùng lân cận: Cơn đau không chỉ tại vùng ung thư mà còn đau lan sang vùng hầu họng, lan đến tai. Nhiều trường hợp tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác sẽ xuất hiện những cơn đau và triệu chứng nghiêm trọng tại vùng bị ung thư.
Triệu chứng thực thể:
Soi mũi trước không có gì đặc biệt.Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.
Triệu chứng toàn thân:
Thể trạng đã suy giảm, kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm, hay bị sốt do bội nhiễm.
Triệu chứng cơ năng và thực thể:
Tùy theo hướng lan của khối u sẽ xuất hiệncác triệu chứng khác nhau.
Lan ra phía trước:Thường gặp khối u ở nóc vòm, cửa mũi sau.
U lan vào hốc mũi gây nên ngạt tắc mũi. Lúc đầu ngạt một bên về sau khối u phát triển lấp kín cửa mũi sau gây ngạt tắc hai bên mũi, nói giọng mũi. Chảy mũi mủ có mùi hôi rõ, thường lẫn tia máu, có khi chảy máu cam.
Khám mũi: Thấy khối u sùi, ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy máu.
Lan ra hai bên: Khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustache ra tai giữa.
Ù tai, nghe kém một bên rõ rệt.
Đau trong tai lan ra vùng xương chũm.
Chảy mủ tai lẫn máu, có mùi thối, có khi lẫn mảnh tổ chức hoại tử.
Soi tai: màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.
Lan xuống dưới:
U lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu là ảnh hưởng đến giọng nói (giọng mũi hở), nuốt hay bị sặc.U có thể tới miệng, thường ở sau trụ sau của amiđan.Có thể gặp hội chứng Trotter: điếc, khít hàm, liệt màn hầu.
Lan lên trên:
Ung thư lan lên nền sọ gây các hội chứng nội sọ như: tăng áp lực nội sọ và các hội chứng thần kinh khu trú.
Các triệu chứng khác:
Một số triệu chứng khác có thể dễ gặp phải ở bệnh ung thư amidan đó là người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sụt giảm cân nhanh chóng, da xanh xao.
Ung thư amidan là một căn bệnh nguy hiểm mà không phải ai cũng nắm rõ. Khi ung thư amidan đã di căn ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân có thể bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân…
Tuy chưa chắc xuất hiện các triệu chứng trên đã phải là của ung thư amidan, cũng có thể gặp ở những bệnh lý lành tính khác của tai mũi họng ví dụ như viêm amidan, khó phát amidan…nhưng cần có tư tưởng đề cao cảnh giác. và tới bệnh viện khám ngay khi thấy có những biểu hiện lạ xuất hiện.
Trên đây là một số triệu chứng chính của bệnh ung thư amidan mà mọi người nên biết để biết, nếu như thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường như ở trên thì bạn nên tới bệnh viện nhờ bác sĩ chuẩn đoán, xét nghiệm phát hiện bệnh ung thư sớm.
Việc phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm quyết định nhiều tới thời gian cũng như tỷ lệ khỏi bệnh. Hãy cảnh giác với các triệu chứng trên.
Nhiều người vì thấy các triệu chứng của nhẹ nên dễ xem thường nghĩ đây chỉ là căn bệnh lành tính, ít ai mới đầu có thể nghĩ mình có thể mắc phải ung thư amidan, tuy nhiên nếu như bạn không quan tâm tới các vấn đề nhỏ thì khi lớn bạn muốn quan tâm cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, nhiều người rất chủ quan vì thấy amiđan bị tổn thương cứ nghĩ là viêm amiđan. Mặt khác, viêm amiđan lại là bệnh quá phổ biến trong dân số, chiếm đến 45% trong tổng số bệnh nhân phẫu thuật vùng tai mũi họng, khiến nhiều người chủ quan xem là chuyện nhỏ. Trong khi đó, triệu chứng để phân biệt giữa ung thư amiđan với viêm loét amiđan, đau vùng amiđan lại khá mơ hồ.
Dù viêm amiđan và ung thư amiđan khó có thể phân biệt nhưng không phải là hết cách. Viêm amiđan thường do nhu mô amiđan viêm nhiễm, trong khi ung thư lại do tế bào ác tính sản sinh ở các nhu mô amiđan.
Ở bệnh nhân viêm amiđan, nếu bị cấp tính, thường sốt, đau họng một bên hoặc hai bên, khó nuốt, khó thở. Nếu bị viêm amiđan mạn tính thường khạc ra những hạt bã đậu (giống hạt cơm tấm, cơm nát) có mùi rất hôi. Hạch ở cổ sưng to, đau và sẽ xẹp, biến mất sau khi uống thuốc.
Trong khi, ở bệnh nhân ung thư, biểu hiện bệnh tiềm tàng: không sốt, ít sốt, chỉ có cảm giác nuốt vướng, cổ có hạch nhưng lại không đau, không sưng. Nếu uống thuốc, hạch cũng không mất đi, ngược lại ngày càng cứng và to ra.
4.Cách điều trị ung thư amidan hiện nay
– Điều trị phẫu thuật:
Tùy thuộc vào kích cỡ khối u mà có phương án phẫu thuật phù hợp nhất. Nó thường được áp dụng đối với các khối u có kích thước lớn. Phẫu thuật có thể phải cắt bỏ một phần cuống lưỡi hoặc vòm miệng mềm.
Sau đó, tái tạo lại những cơ quan này bằng các mô lấy từ phần khác trong cơ thể. Đòi hỏi kinh nghiệm bởi phẫu thuật trường hợp này rất phức tạp.
Các phương pháp điều trị ung thư amidan, nhất là phẫu thuật dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn về thay đổi giọng nói và cần sợ trợ giúp của trị liệu.
Bởi vậy, ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để xác định tình trạng và có phương án xử trí kịp thời, tránh hiện tượng di căn nguy hiểm.
Bạn có thể được phẫu thuật để loại bỏ một phần họng nơi xuất hiện khối u. Có nhiều dạng phẫu thuật khác nhau. Một phần họng của bạn được cắt bỏ phụ thuộc vào kích cỡ chính xác của khối u.
Nếu khối u nhỏ, bạn chỉ cần thực hiện phẫu thuật đơn giản bằng cách gây mê cục bộ hoặc mổ lazer và không cần ớ lại bệnh viện. Nhưng đối với những khối u phát triển to hơn, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật phức tạp hơn và cần ở lại bệnh viện trong vài ngày.
Đối với những ca phẫu thuật phức tạp nhất, bạn có thể phải có cắt bỏ một phần vòm miệng mềm hoặc cuống lưỡi và tái tạo lại bằng mô lấy từ phần khác trong cơ thể.
Tất cả các phương pháp điều trị đều có phản ứng phụ. Đôi khi, phẫu thuật vùng họng gây ra sưng tấy và khiến người bệnh khó thở. Nếu gặp trường hợp này bác sĩ phẫu thuật sẽ cần mở một lỗ trong khí quản, tại phần cuối cổ.
Thủ thuật này được gọi là phương pháp mở thông khí quản và cho phép bạn thở bình thường cho đến khi chỗ sưng tấy xẹp đi. Đây chỉ là phương pháp tạm thời và sẽ được bỏ đi khi vết thương của bạn lành lại.
Một số phương pháp phẫu thuật ở họng có thể ảnh hưởng tới giọng nói của bạn. Bạn vẫn có thể nói bình thường nhưng đó thực sự là một quá trình khó khăn. Để tạo ra âm thanh, chúng ta sử dụng họng, vòm miệng, môi, mũi, miệng và lưỡi.
Nếu bạn phải phẫu thuật bất cứ phần nào, giọng nói của bạn sẽ bị thay đổi. Điều này có lẽ không quá nghiêm trọng và có thể chỉ xảy ra tạm thời.
Tuy nhiên đôi khi sự thay đổi là vĩnh viễn. Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì trong việc phát âm thì chuyên gia tư liệu giọng nói sẽ giúp bạn kiểm soát vấn đề này.
– Điều trị hóa trị:
Sử dụng các dược phẩm nhằm làm giảm kích thước khối u. Thường được tiến hành trước khi phẫu thuật, phương pháp này ít dùng nhưng có thể kết hợp xạ trị để tăng tỉ lệ thành công của ca bệnh.
– Điều trị xạ trị:
Thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng. Hoặc đối với các khối u có kích thước nhỏ thì chỉ cần điều trị xạ trị là đủ.
–Kết hợp hóa trị và sạ trị:
Ung thư giai đoạn cuối gây ra các triệu chứng như là đau đớn, chảy máu và khó nuốt. Bạn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc hoá trị hoặc kết hợp cả hai để giúp kiểm soát các triệu chứng này.
Bạn có thể được điều trị bằng hoá trị hoặc xạ trị hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để làm teo khối u.Phương pháp này được gọi là giảm giai đoạn bệnh. Nếu khối u teo lại, sau đó bạn có thể phẫu thuật để loại bỏ nó hoàn toàn.
Có các phương pháp điều trị thử nghiệm khác đang được nghiên cứu, ví dụ phương pháp quang động trị liệu (PDT). Đối với phương pháp này, bạn phải uống một loại thuốc có tác dụng tấn công tập trung vào các tế bào ung thư. Loại thuốc này sẽ vô hại cho đến khi có tia sáng toả ra trong các tế bào ung thư. Sau đó nó được bật lên và tiêu diệt các tế bào ung thư.
– Điều trị ung thư amidan giai đoạn cuối:
Điều trị ung thư amidan giai đoạn cuối sẽ áp dụng phối hợp hai phương pháp là phẫu thuật và xạ trị liệu. Bác sỹ có thể lựa chọn phẫu thuật trước rồi tiến hành xạ trị hoặc tiến hành xạ trị rồi mới phẫu thuật. Hiện nay đang có một phương pháp mới được rất nhiều người thầy thuốc lựa chọn đó là hóa xạ trị đồng thời. Đây cũng được coi là một phát minh tiến bộ làm tăng hiệu quả trong điều trị ung thư amidan giai đoạn cuối.
Phẫu thuật sẽ lấy toàn bộ các tổn thương amidn và hố amidan đồng thời có thể nọa hạch cổ 1 bên hoặc 2 bên sau đó nếu phẫu thuật chưa an toàn hoặc hạch cổ dương tính có thể kết hợp xạ trị sau khi mổ.
Tỉ lệ thành công của sự kết hợp các phương pháp trên ở những giai đoạn sớm thường là rất cao ( tỉ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm là 100%). Tuy nhiên ở ung thư amidan giai đoạn cuối thì không được như vậy. Mức độ tiến triển bệnh càng nặng, càng về những giai đoạn sau thì tỉ lệ điều trị thành công sẽ càng bị thu hẹp về phần trăm. Ở bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn cuối tỉ lệ thành công của các phương pháp điều trị giảm xuống còn 25%.
Nói như vậy để thấy trong điều trị ung thư aimdan, việc chẩn đoán sớm bệnh là một việc vô cùng ý nghĩa đối với bệnh nhân.
5.Dinh dưỡng cho người bị ung thư amidan
Thực phẩm cần tránh:
Đồ chiên rán
Thực phẩm có hàm lượng calo cao
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị
Đồ uống chứa hàm lượng axit cao như nước cam, nước chanh…
Các chất kích thích cay nóng như bia, rượu cũng gây trở ngại lớn trong quá trình lành bệnh
Thực phẩm, món ăn nên ăn:
Người bệnh ung thư amiđan nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
Sau phẫu thuật ung thư amiđan, nếu không chữa trị tận gốc thì có thể gây tái phát ung thư. Thói quen ăn uống cũng rất quan trọng làm giảm quá trình này. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo…
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách khắc phục
Tin mới nhất
- Triệu chứng đổ mồ hôi nhiều ở bà bầu
- Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày (có video hướng dẫn)
- Công dụng cây xạ đen. Cách dùng và bảo quản cây xạ đen khoa học
- Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?
- Nấm Linh Chi “đồng hành” cùng cuộc chiến chống ung thư
- Nhồi máu cơ tim
- Đau vùng thượng vị từng cơn là bệnh gì? Làm sao khắc phục?
- Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày (bao tử)
- 14 Cách chữa đau họng cho bà bầu bằng tự nhiện an toàn tại nhà
- Mua bán sỉ lẻ bột tam thất bắc uy tín giá 2.800.000 VNĐ/1kg
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Ho kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ Tìm hiểu về tình trạng đại tràng co thắt và cách chữa hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ 10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? TOP thực phẩm “vàng” bạn nên biết