Đau vùng thượng vị từng cơn là bệnh gì? Làm sao khắc phục?
Đau vùng thượng vị từng cơn là triệu chứng khởi phát ở vùng bụng trên rốn và dưới xương ức mang tính chu kỳ. Đây được xem là tình trạng có mức độ nghiêm trọng, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày,… cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhận biết đau vùng thượng vị từng cơn
Thượng vị được xác định vùng bụng giữa nằm ở trên rốn và dưới xương ức. Đây là vị trí của dạ dày và một vài cơ quan tiêu hóa khác như đầu ruột non (tá tràng), cuối thực quản, tuyến mật, tuyến tụy,… Đau vùng thượng vị từng cơn là triệu chứng khá phổ biến, khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng này thường được nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:
- Đau thượng vị ở mức độ nặng và quặn thành từng cơn
- Cơn đau thường có xu hướng bùng phát đột ngột và tự thuyên giảm và tái lại hoặc cơn đau kéo dài dai dẳng.
- Đau vùng thượng vị từng cơn thường đi kèm với một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy,… tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Đau vùng thượng vị từng cơn là biểu hiện cho thấy các cơ quan tiêu hóa, bao gồm dạ dày bị tổn thương nặng nề. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân khởi phát cụ thể để áp dụng các biện pháp xử lý đúng cách. Trường hợp chủ quan có thể khiến triệu chứng tiến triển nặng nề và phát sinh những biến chứng nguy hiểm.
Đau vùng thượng vị từng cơn là bệnh gì?
Vùng thượng vị là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng. Do đó, tình trạng đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu nhận biết những bệnh lý sau:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý đặc trưng với tình trạng đau thượng vị từng cơn, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa, khó tiêu,… Viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát khi tình trạng niêm ở tá tràng và dạ dày bị tổn thương, loét do tác động của pepsin, HCl trong dịch vị và chất kích thích từ thức ăn, nước uống.
Khi mới khởi phát, bệnh lý chỉ gây ra cơn đau nhẹ tại vùng thượng vị. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám và điều trị thời, vết loét viêm ăn sâu vào niêm mạc và khiến tình trạng đau tiến triển nặng nề và gây đau thượng vị từng cơn. Đây là dấu hiệu nhận thấy, vết loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng chuyển biến nặng. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
2. Xuất huyết dạ dày
Tình trạng đau thượng vị từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày – hiện tượng chảy máu từ niêm mạc dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để tránh mất quá nhiều máu, choáng và tử vong. Xuất huyết dạ dày có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, vết loét niêm mạc dạ dày tá tràng chuyển biến nặng dẫn đến vỡ và chảy máu là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết dạ dày.
Xuất huyết dạ dày thường đi kèm với một số triệu chứng đau thượng vị, mức độ đau nặng, khởi phát đột ngột và nặng dần theo thời gian. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến vùng bụng giữa, bụng dưới và sau lưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải những biểu hiện khác như bã nôn có màu đỏ sẫm hoặc màu cà phê, sốt nhẹ, đại tiện ra phân đen,…
3. Viêm túi mật cấp tính
Viêm túi mật cấp tính xảy ra khi túi mật bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, phổ biến nhất là tình trạng sỏi tắc nghẽn và làm viêm nhiễm ống dẫn + túi mật. Những triệu chứng của bệnh viêm túi mật cấp tính có xu hướng bùng phát đột ngột, mức độ nặng nề và rất dễ nhận biết.
Bệnh lý gây ra cơn đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị và hạ sườn phải, cơn đau thường khởi phát đột ngột và tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,… Do đó, bạn cần chú ý theo dõi những biểu hiện đi kèm để xác định nguyên nhân gây khởi phát cơn đau vùng thượng vị.
4. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là thuật ngữ đề cập đến tình trạng các triệu chứng xuất hiện khi dung nạp những thực phẩm, thức uống chứa nấm, độc tố, virus, ký sinh trùng,… Trúng thực có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp t
hời.
Ngộ độc thực phẩm thường gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày. Người bệnh cũng có thể bị đau ở vùng bụng dưới và giữa hoặc khởi phát ở vùng thượng vị. Trong trường hợp bị trúng thực nặng, cơn đau tiến triển dữ dội, đau thành từng cơn kèm theo sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu,…
5. Những bệnh lý đường tiêu hóa khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng đau thượng vị thành từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiêu khác như:
- Trào ngược dạ dày thực quản hoặc loét thực quản
- Xuất huyết tiêu hóa trên (có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày, tá tràng)
- Bệnh Crohn
- Thủng dạ dày
- Các bệnh về gan, tuyến tụy
- Hội chứng Mallory Weiss
Đau vùng thượng vị từng cơn có nguy hiểm không?
Đau vùng thượng vị từng cơn là triệu chứng diễn tiến ở mức độ nặng. Thức tế, những bệnh lý tiêu hóa có mức độ nhẹ và chỉ gây ra các cơn đau ở mức độ nhẹ và trung bình. Hơn nữa, đau thượng vị do thói quen ăn uống kém khoa học, sinh hoạt không hợp lý cũng chỉ gây ra cơn đau mức độ vừa phải, hiếm khi đau quặn thành từng cơn.
Do đó, tình trạng này cảnh báo dạ dày nói riêng và những cơ quan tiêu hóa khác nói chung đang bị tổn thương nặng nề. Ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị để làm giảm những biểu hiện điển hình của bệnh lý. Điều này có thể gây ra tình trạng phát hiện bệnh muộn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Cách khắc phục đau vùng thượng vị từng cơn
Vùng thượng vị đau từng cơn là triệu chứng có mức độ nặng nề. Đây được xem là dấu hiệu nhận biết những cơ quan tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng cần được tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Mặc dù không phổ biến nhưng có một số trường hợp gặp những biến chứng nguy hiểm do chủ quan không tiến hành chữa trị.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Không giống với tình trạng đau thượng vị thông thường, đau thành từng cơn là biểu hiện có mức độ nặng. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời. Tuy theo nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc áp dụng những thủ thuật qua kỹ thuật nội soi hoặc phẫu thuật.
Đa số những trường hợp bệnh lý gây ra triệu chứng đau vùng thượng vị từng cơn đều đáp ứng tốt với biện pháp điều trị thuyên giảm hẳn sau một thời gian. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến dạ dày và những cơ quan tiêu hóa bị thương tổn nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà
Trường hợp chưa thể đến bệnh viện ngay, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà để làm dịu cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Ưu điểm của biện pháp này là lành tính, an toàn, có thể áp dụng với nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
Dưới đây là một số cách giảm đau thượng vị từng cơn tại nhà được nhiều người bệnh thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực:
- Chườm ấm/ chườm lạnh: Đây được xem là biện pháp giúp làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị nhanh chóng, dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Thông thường, bạn nên chườm ấm để giúp cơ trơn dạ dày và thực quản được thư giãn, từ đó cải thiện cơn đau dạ dày co bóp quá mức. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu dạ dày, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm lạnh giúp co mạch máu và giảm tốc độ xuất huyết.
- Dùng trà thảo mộc cải thiện: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng chống viêm, làm loãng axit dạ dày và cải thiện tình trạng co bóp quá mức của dạ dày. Ngoài ra, một số loại trà như trà cam thảo, trả mật ong, trà gừng, bạc hà,… còn giúp cải thiện cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh sử dụng những loại trà chứa nhiều caffeine và tanin như trà đen, trà xanh,…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi điều độ là một trong những cách giúp cải thiện cơn đau vùng thượng vị hiệu quả. Khi nằm nghỉ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để ngăn không cho dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản và cổ họng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể làm dịu cơn đau bằng cách nằm co người lại để giảm áp lực lên thực quản, dạ dày
và tá tràng.
Những mẹo giảm đau thượng vị từng cơn chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân khởi phát. Do đó, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nặng nề.
3. Thay đổi lối sống sinh hoạt
Đây được xem là biện pháp cải thiện tình trạng đau thượng vị từng cơn hiệu quả nhất. Thay đổi lối sống sinh hoạt tuy không có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng nhưng giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ các phương pháp chữa trị đạt được kết quả tốt nhất và phòng ngừa tái phát lâu dài.
Ngoài ra, lối sống sinh hoạt lành mạnh còn hạn chế các bệnh lý đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và góp phần phòng ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ, tiêu chảy,…
Dưới đây là cách xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh và phòng ngừa tình trạng đau thượng vị từng cơn:
- Thay đổi các thói quen ăn uống kém khoa học như ăn quá nhanh, ăn uống quá mức, ăn khuya, vận động mạnh hoặc nằm yên ngay sau khi ăn.
- Hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm khó tiêu, thức uống gây tăng áp lực lên dạ dày, đường ruột như đồ hộp, thức ăn được chế biến sẵn, thức ăn nhanh, chứa nhiều gia vị cay nóng, đường, muối, trà đặc, cà phê, bia rượu, nước có gas,…
- Bổ sung những thực phẩm lành mạnh tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa nói riêng như rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, thịt trắng, nước,…
- Chủ động kiểm soát căng thẳng quá mức, áp lực, lo âu sẽ giúp làm dịu cơn đau thượng vị và phòng ngừa triệu chứng tái phát. Vì vậy, bạn nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo giấc ngủ, tránh thức khuya, suy nghĩ quá mức,…
- Những hoạt động thể chất không chỉ tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể mà còn tăng cường độ dẻo dai của xương khớp và điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện hoạt động tiêu hóa. Nhờ đó, giúp cải thiện triệu chứng đau thượng vị từng cơn.
- Một số nhóm thuốc có thể khiến vùng niêm mạc dạ dày, thực quản bị tổn thương. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là những loại thuốc giảm đau, chống viêm.
Đau thượng vị từng cơn là tình trạng có mức độ nặng, cảnh báo các vấn đề sức khỏe ở dạ dày cũng như những cơ quan tiêu hóa khác. Chính vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nặng nề.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau thượng vị ợ hơi, buồn nôn … là triệu chứng của bệnh gì?
- 7 Cách giảm đau thượng vị nhanh, dễ áp dụng tại nhà
- Đau thượng vị lan ra sau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
Xem thêm: Công dụng của Tổ Yến và cách dùng đạt hiệu quả cao nhất
Tin mới nhất
- Ung thư bàng quang
- Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ
- Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ là bị gì, liệu có nguy hiểm gì không?
- Trinh nữ hoàng cung: Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm
- Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?
- Vảy nến toàn thân: Bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm
- Rò luân nhĩ
- Bị đau thượng vị khi đói: Dạ dày đang bị bệnh gì?
- Uống thuốc sỏi thận nào tốt, nhanh khỏi? Tìm hiểu những thuốc trị sỏi thận phổ biến