Các Loại Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Cầm máu, giảm đau tốt nhất
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ là phương pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc Tây có công dụng điều trị trĩ, bạn cần hiểu rõ đặc tính và công dụng của nó để thực hiện điều trị đúng, giúp mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức ở các mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng và xuất huyết. Lâu ngày tạo ra gấp khúc và nhô ra khỏi niêm mạc hậu môn. Vì vậy, khi bị trĩ bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như đi cầu ra máu tươi, ngứa ngáy đau rát hậu môn, đại tiện khó, búi trĩ bị lồi ra khỏi hậu môn,…
Tình trạng này thường xảy ra ở những người có thói quen ăn uống không tốt, bị táo bón kinh niên, ít đi lại, phụ nữ mang thai,… Ban đầu chỉ là cảm giác ngứa rát, lâu dần sẽ bị đi ngoài ra máu, đau rát nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh trĩ nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây khi nào?
Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh trĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, phù hợp với từng mức độ của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc Tây để điều trị tại nhà ở những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, cấp độ 1 – 2, chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Còn những trường hợp bệnh chuyển biến nặng sang giai đoạn 3 – 4, việc điều trị bằng thuốc không thể mang lại hiệu quả thì bắt buộc người bệnh phải áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
Các loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ tốt hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây dùng để điều trị bệnh trĩ, được điều chế dưới các dạng chính là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây rất tốt, thường được bác sĩ kê đơn điều trị.
1. Thuốc bôi điều trị bệnh trĩ
Các loại thuốc bôi điều trị bệnh trĩ có tác dụng điều trị tại chỗ, làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát hậu môn và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Một số loại thuốc bôi điều trị trĩ tốt bạn có thể tham khảo dưới đây:
Thuốc bôi trĩ Proctolog
Thành phần: Thuốc chứa hai thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine
Công dụng:
- Chữa ngứa, đau rát hậu môn
- Giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ cấp
- Chống co thắt cơ cạnh hậu môn, cải thiện các tổn thương do nứt hậu môn
- Tăng trương tĩnh mạch và sức cản của các mạch nhỏ
Cách dùng:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lấy lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên hậu môn
- Nằm nghĩ ngơi trong 15 – 20 phút để thuốc thẩm thấu
- Thực hiện 1 – 2 lần vào buổi sáng và tối
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngất xỉu, chóng mặt, nổi phát ban dưới da, rối loạn da
Giá thành: Giá bán thuốc Proctolog dạng bôi trên thị trường hiện nay có giá là 60.000VNĐ/hộp x 60g
Thuốc bôi trĩ Titanoreine
Thành phần: Trong 20g thuốc trong mỗi tuýp có chứa:
- 2.5g Carraghénates
- 2g Tit
anium dioxide - 2g Zn oxide
- 2g Lidocaine
- Tá dược vừa đủ
Công dụng:
- Giảm đau đớn, nóng rát hậu môn
- Làm co mô trĩ tạm thời
- Tác dụng kháng viêm, ngăn chặn viêm loét hậu môn
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lấy lượng kem vừa đủ bôi lên vùng bị trĩ
- Bôi thuốc vào lúc sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt
- Không dùng quá 4 lần/ngày
Giá thành: 1 tuýp thuốc bôi trĩ Titanoreine có giá dao động từ 200.000 – 300.000VNĐ/tuýp
Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật
Thành phần: Prednissolone, Lidokaine, Allantoin, Vitamin E
Công dụng:
- Giảm đau rát, ngứa ngáy và khó chịu do búi trĩ gây ra, làm co mô trĩ tạm thời
- Hoạt động dựa trên nguyên tác phục hồi các tổ chức mô cơ ở trực tràng bị tổn thương
- Ngăn chặn tín hiệu đau đớn từ dây thần kinh ở da lên não bộ, giảm bớt các mô bị sưng
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm
- Bôi thuốc theo đúng liều lượng chỉ định trên bao bì hoặc là của bác sĩ
- Kiên trì thực hiện, sau 3 – 5 ngày, các búi trĩ sẽ mềm ra và tự động co lại
Giá thành: Hiện nay, trên thị trường giá bán của kem bôi trĩ chữ A của Nhật là 430.000 VNĐ/tuýp
Bệnh trĩ không thể chủ quan – Mách bạn cách xử lý hiệu quả
Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop
Thành phần: Keo ong, Dầu hạt nho, Sáp ong, Bơ hạt mỡ, Dầu cây hoa khói, Tinh dầu bạc hà, Hạt dẻ ngựa, Lô hội
Công dụng:
- Hỗ trợ làm bền thành mạch, chống co thắt, tăng khả năng chịu đựng của thành mạch
- Giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào ở niêm mạc hậu môn
- Chống nhiễm khuẩn hậu môn
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng và lau lại bằng khăn khô
- Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng hậu môn
- Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh có thể bôi 1 – 2 lần/ngày
Giá thành sản phẩm: Hiện nay thuốc bôi Hemorrhostop được sản xuất ở hai nước với mức giá khác nhau
- Tại Mỹ: Có giá khoảng 645.000VNĐ/hộp 100ml
- Tại Nga: Có giá khoảng 375.000VNĐ/hộp 65 ml
2. Thuốc uống điều trị bệnh trĩ
Các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng viêm, giảm tăng sinh mô liên kết, tụ máu tại vị trí bó trĩ,… Thuốc uống điều trị bệnh trĩ được chia thành nhiều loại sau:
Thuốc co mạch
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc co mạch phù hợp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đung chỉ định của bác sĩ, tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Công dụng:
- Thắt chặt các mạch máu, giúp các mạch máu thu nhỏ lại
- Làm teo nhỏ búi trĩ và dần tiêu biến
Các loại thuốc co mạch: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin,…
Tác dụng phụ: Căng thăng, mất ngủ, run, tăng huyết áp,…
Thuốc Hydrocortisone
Công dụng:
- Làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau sưng, khó chịu ngoài da
- Hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ
Cách dùng:
- Được chỉ định sử dụng hạn chế, từ 1 – 4 liều mỗi ngày
- Thời gian sử dụng ngắn và giảm liều lượng khi càng về cuối đợt điều trị
Tác dụng phụ: giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, chóng mặt,…
Thuốc gây tê giảm đau
Thuốc gây tê giảm đau không phải là thuốc điều trị trĩ, thường được chỉ định sử dụng phối hợp với một số phương pháp điều trị, thủ thuật và các loại thuốc khác. Trong quá trình sử dụng,
người bệnh nên chú ý dùng đúng liều lượng, thận trọng với những trường hợp quá mẫn cảm với thuốc.
Công dụng:
- Làm giảm giác đau do cơ vòng hậu môn co thắt mạnh, do viêm hậu môn
- Đây là loại thuốc giảm đau trĩ cấp
Các loại thuốc gây tê giảm đau: Trimebutin (proctolog), Dibucain, Medicone, Lanacane, Nupercainal
Thuốc kháng sinh giảm đau, viêm sưng
Tùy theo từng trường hợp viêm nhiễm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc kháng sinh chỉ định điều trị phù hợp.
Công dụng: Chống lại các vi khuẩn xâm nhập do quá trình viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến: Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, phù Quincke, dị ứng, sốc phản vệ,…
3. Thuốc đặt điều trị bệnh trĩ
Thuốc đặt hậu môn dùng để điều trị bệnh trĩ cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thích hợp để sử dụng cho trường hợp bị trĩ kèm theo bệnh tiêu hóa, mẩn cảm với thuốc uống,… Một số thuốc đặt điều trị trĩ hiệu quả được nhiều người tin dùng là:
Thuốc đặt trĩ Avenoc
Thành phần: Thuốc có thành phần từ cây phỉ, cây dẻ ngựa, cây ca cao…
Công dụng:
- Có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng
Đối tượng sử dụng: Chỉ định sử dụng cho người lớn, thận trọng sử dụng cho những người bị tiểu đường
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón, nôn mửa, khó chịu dạ dày.
Thuốc đặt trĩ Witch Hazel
Thành phần: chủ yếu là chiết xuất từ cây phỉ
Công dụng:
- Tăng cường mạch máu, giảm tình trạng sưng phồng của tĩnh mạch
- Chống viêm, giảm sưng đau và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra
Tác dụng phụ: ngứa và đốt ở hậu môn, sưng mô hậu môn, viêm da và mề đay.
Loại bỏ dứt điểm búi trĩ bằng phương pháp hiệu nghiệm nhất, hàng ngàn người đã khỏi
Thuốc đặt trĩ Calmol
Thành phần: Thuốc có thành phần chính từ kẽm oxide, acetaminophen và cocoa bơ
Tác dụng:
- Giảm kích ứng, giảm tình trạng viêm trĩ
- Hạn chế tình trạng đau ngứa quanh hậu môn và khu vực búi trĩ phát triển
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân quá mẫn acetaminophen
- Thiểu năng tế bào gan
- có tương tác với rượu và một số thuốc khác
Thuốc đặt trĩ Neo Haelar
Thành phần: Thuốc được chiết xuất từ tinh dầu Lupin và một số hợp chất khác
Công dụng:
- Chỉ định sử dụng cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại
- Chống viêm nhiễm
- Thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương do trĩ gây ra
Có thể bạn chưa biết: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Giải pháp chữa bệnh trĩ cho người hiện đại bằng y học cổ truyền
Ưu điểm và nhược điểm của các loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ
Các loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ nói chung, đặc biệt những loại thuốc điều trị trên đây đều có hiệu quả rất nhanh và không thể phủ nhận. Tuy nhiên chúng cũng có những hạn chế nhất định người bệnh cần phải biết để lưu ý lựa chọn cho thích hợp.
Ưu điểm:
- Tác dụng giảm đau – sưng – viêm – ngứa – rát vùng hậu môn tại vị trí búi trĩ nhanh. Người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả tức thì ngay sau khi sử dụng nhất là với các loại thuốc bôi.
- Thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chỉ mang tính tạm thời, triệu chứng bệnh có thể phát tác sau khi dừng thuốc 1 thời gian ngắn. Không điều trị được triệt để gốc bệnh nên bệnh không thể khỏi lâu dài.
- Có thể gây ra tác dụng phụ làm rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,…
- Không thể áp dụng cho trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người già, trẻ em.
Tây y là giải pháp cắt phần ngọn chứ không thể chữa cái gốc trong điều trị bệnh. Nếu việc dùng Tây y trong thời gian dài không mang lại tác dụng như mong muốn hoặc gây mệt mỏi, suy nhược thì người bệnh nên dừng và tham khảo các phương pháp điều trị khác để đảm bảo an toàn, phục hồi toàn diện hơn.
Chương trình VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng: Giới thiệu bài thuốc được tin dùng nhất hiện nay
Xem thêm – Thông tin báo chí
- Báo VTV News: Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ điều trị bệnh trĩ uy tín đến từ chất lượng và sự tận tâm
- Tienphong.vn: Diễn viên Bình Xuyên thoát khỏi bệnh trĩ nhờ bài thuốc đơn giản tại đơn vị có tiếng về YHCT
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ
Để quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh hậu môn và tay sạch sẽ trước khi tiến hành sử dụng thuốc bôi và thuốc đặt, ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Tuân thủ theo liều lượng, chỉ định sử dụng được in trên bao bì hoặc là hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên sư dụng quá liều gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi sử dụng không để thuốc bôi dính vào mắt hoặc là các vị trí mẩn cảm khác.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền,… giúp cải thiện sức khỏe.
- Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nên nín nhịn hoặc ngồi đại tiện quá lâu, cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa. Ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
- Kiêng các loại thực phẩm kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều trị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ không khó điều trị – Hãy can thiệp sớm để tránh biến chứng về sau
Trên đây là thông tin một số loại thuốc Tây điều trị trĩ bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Chữa khỏi bệnh trĩ sau sinh nhờ bài thuốc Đông y thảo dược – người mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết
Đừng bỏ qua
- Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh về bài bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đặc trị bệnh trĩ
- Các phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Xem thêm: Phù nề chân có nguy hiểm không? 7 nguyên nhân phù chân thường gặp
Tin mới nhất
- Nấm Linh Chi Đỏ: Công Dụng và Cách Phân Biệt Thật Giả
- Đau thượng vị lan ra sau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý
- Viêm amidan ở trẻ em: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
- Trải lòng của người phụ nữ nông thôn khi phát hiện viêm cổ tử cung ở độ tuổi ngũ tuần
- Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Các thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất và giá bán
- Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Rất Hay [2019] Hướng Dẫn A-Z
- Ráy tai có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường nguy hiểm cỡ nào?
- Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm thế nào?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm
- Đại lý nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu Quảng Trị và cách chế biến nấm lim xanh rừng
- TIN TỨC UNG THƯ Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?
- TIN TỨC UNG THƯ Sự kết hợp của trí tuệ cổ xưa phương Đông với y học hiện đại (Kì 2)