Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh và mạch máu thường xảy ra ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng khôn lường như teo cơ, rối loạn chức năng chi hoặc thậm chí là bại liệt.
Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay là hiện tượng tay chân có cảm giác tê, mỏi, nhức dưới da trong xương khớp gây khó chịu và tê nhức chân tay khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và việc vận động cũng trở nên khó khăn hơn.
Hiện tượng này xảy ra do các rễ thần kinh bị chèn ép. Ban đầu, người bệnh sẽ có biểu hiện là các đầu ngón chân và ngón tay có cảm giác tê rần như bị kim châm, kiến bò và thậm chí bị chuột rút. Nếu chủ quan không điều trị, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi cầm nắm và đi đứng.
Nguyên nhân tê bì chân tay
Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh tê bì chân tay xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, bệnh không chỉ xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý mà còn là hệ quả của một số nguyên nhân sinh lý. Việc nắm rõ lý do hình thành bệnh sẽ giúp cho các bác sĩ dễ dàng đưa ra phác đồ diều trị cho phù hợp.
1. Nguyên nhân sinh lý
Chứng tê bì chân tay xảy ra là do hệ quả của một số tác nhân cơ học, chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt thì hiện tượng này sẽ dần thuyên giảm:
- Hoạt động sai tư thế: Điều này khiến cho hệ xương khớp bị tác động do tư thế ngồi hoặc quỳ quá lâu, bắt chéo chân trong thời gian dài, mặc quần hoặc đi tất quá chậc,… vô tình gây áp lực lên dây thần kinh và làm giảm sự lưu thông máu đến tay chân. Lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng tê bì ở các khớp bao gồm khớp tay và chân.
- Do chấn thương: Trước đó bạn đã từng chịu phải những chấn thương nghiêm trọng ở vùng chân hoặc tay do tai nạn, gây áp lực đè nén lên dây thần kinh. Nếu xử lý không đúng cách, phần bị chấn thương sẽ có nguy cơ để lại di chứng về sau và gây ra triệu chứng tê bì chân tay.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, khiến cho cơ thể không kịp thích ứng và gây ra tình trạng rối loạn cảm giác, tê bì chân tay.
- Nhiễm độc: Cơ thể vô tình hít phải hóa chất độc hại hoặc kim loại nặng sẽ làm cản trở dòng chảy của máu đến cơ quan trong cơ thể và gây ra triệu chứng tê bì ở các khớp tay và chân.
- Stress: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân hình thành bệnh. Vì các tế bào thần kinh ở tay, chân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý con người và rất dễ bị tê liệt nếu tâm trạng luôn bất ổn. Hệ quả là sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy tê, ngứa tay chân và cực kỳ khó chịu.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, phần lớn nguyên nhân dẫn tới tê bì chân tay là xuất phát từ những bệnh lý như sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài bao xơ gây chèn ép các dây thần kinh cột sống dẫn tới hiện tượng tê bì ở cả tay và chân, khiến cho cơ thể cảm thấy khó khăn trong vận động.
- Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp gối, khớp chân bị tổn thương do các yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận động và cũng là nguyên nhân gây tê bì chân tay phổ biến.
- Thoái hóa cột sống: Bệnh lý này sẽ khiến cho sụn khớp, đốt sống bị bào mòn và cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức tê bì ở vùng cổ lan xuống tay hoặc từ thắt lưng xuống chân. Tê bì chân tay do thoái hóa cột sống thường xảy ra mỗi đêm hoặc thời tiết thay đổi.
- Rối loạn chuyển hóa: Đây là tình trạng thường gặp ở các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch,… Bệnh lý này sẽ khiến cho người bệnh bị mất dần cảm giác ở tay và chân, nặng hơn thì triệu chứng bị tê tây chân ngày càng một nhiều hơn.
- Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh khiến cho cột sống bị biến dạng và các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép, gây hiện tượng tê tay chân kéo dài. Nếu để lâu thì bệnh sẽ làm tắc nghẽn lưu thông máu và mọi vận động dần trở nên khó khăn hơn.
- Đa xơ cứng: Đây là một dạng rối loạn tự miễn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các tổn thương màng bọc Myelin và dẫn tới tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.
- Xơ vữa động mạch: Bệnh lý này sẽ gây hẹp lòng mạch và chèn ép dây thần kinh dẫn tới chân tay bị tê bì.
- Tim mạch: Khi tim hoạt động kém hiệu quả thì lượng máu sẽ không thể lưu thông tốt trong cơ thể và gây ra hiện tượng tê ở tay và chân kéo dài.
- Viêm đa rễ thần kinh: Hội chứng này xuất hiện khi hệ thần kinh bị tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
- Tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng cholesterone tăng cao sẽ gây ra triệu chứng xơ vữa và khiến cho lượng máu lưu thông đến các cơ quan bị tắc nghẽn, nhất là ở tay và chân, từ đó gây ra hiện tượng tê bì khớp tay hoặc chân.
Triệu chứng của tê bì chân tay
Người mắc bệnh cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng tê bì bì chân tay thông qua các biểu hiện như sau:
- Tê ngứa ở đầu ngón tay, ngón chân: Người bệnh sẽ bắt gặp hiện tượng ở các đầu ngón tay và ngón chân có cảm giác tê nhức, râm ran như kiến bò. Thỉnh thoảng sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu ở khoen ngón tay và ngón chân.
- Chuột rút: Hiện tượng này sẽ diễn ra thường xuyên ngay tại vị trí phổ biến là bắp chân, bàn chân và tình trạng này cũng thường xảy ra khi ngủ.
- Tê buốt cánh tay, cẳng chân: Cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng tê tay chân kèm theo tê buốt khiến cho bàn tay, bàn chân khó cử động. Hiện tượng này còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và làm hạn chế vận động.
- Tay, chân bị mất cảm giác: Hiện tượng tê tay chân kéo dài sẽ khiến cho chân và tay bị mất cảm giác.
- Đau nhức mỏi cơ: Các cơn đau nhức mỏi kéo dài dai dẳng ở các khớp xương khiến cho mọi hoạt động của bạn đều trở nên uể oải và mệt mỏi.
Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ở người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu bệnh đang khởi phát ở mức độ nhẹ thì không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì rất có thể sẽ trở thành triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý về xương khớp như đái tháo đường, hội chứng ống cổ tay và chân, bệnh gút, thoát vị đĩa đệm đa tầng,…
Nếu bệnh không được thăm khám và diều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sông sinh hoạt của người bệnh như:
- Mất cảm giác.
- Các vùng tay chân tê bì bị thiếu máu dẫn tới hoại tử.
- Tê tay chân không may bị đái tháo đường và có những tổn thương ở dây thần kinh ngoại vi ở dưới bàn chân sẽ có nguy cơ phải tháo chân và chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và nhẹ hơn thì có thể làm giảm sức lao động hoặc cắt cưa chi.
Nếu người bệnh bắt gặp triệu chứng tê chân tay đi kèm với những dấu hiệu dưới đây thì cần đến gặp trực tiếp bác sĩ ngay lập tức:
- Tê chân kéo dài trong thời gian liên tục trên khoảng 6 tuần.
- Tê chân có đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác.
- Tê chân kèm theo thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân.
- Chóng mặt, hay quên, dễ nhầm lẫn.
- Bị mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Chứng tê liệt xảy ra sau chấn thương đầu.
- Đau đầu dữ dội, khó thở, co giật.
Chẩn đoán tê bì chân tay
Người bệnh nếu bắt gặp các triệu chứng trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Sau khi thăm hỏi bệnh sử, tiền sử thì các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
- Điện cơ để đo lường mức độ cơ bắp
Phương pháp điều trị chứng tê bì chân tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Thông thường, để quá trình điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp hỗ trợ khác như xoa bóp tay chân, tập vật lý trị liệu.
1. Điều trị tê bì chân tay theo Tây y
Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng do tê bì chân tay gây ra là:
- Thuốc chống trầm cảm: Nhóm thuốc thường được điều trị tê chân do đau cơ và xơ hóa thường là thuốc Milnacipran và thuốc Duloxetine.
- Thuốc corticosteroid: Giúp làm giảm viêm mãn tính và tê liệt tứ chi do bệnh đa xơ cứng.
- Thuốc Gabapentin và Pregabalin: Giúp ngăn chặn và giảm tê chân do đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng và bệnh thần kinh tiểu đường.
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Bao gồm Arcoxia, Ibuprofen,Paracetamol, Bonlutin,… có tác dụng giảm đau và tê tay chân chỉ sau vài giờ sử dụng. Giúp phòng chống được hiện tượng viêm tại các khớp, kiểm soát hiện tượng tê chân hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm là thuốc được chỉ định trong các trường hợp tê bì chân tay kèm theo hiện tượng cứng cơ bắp.
- Vitamin và khoáng chất: Đối với trường hợp tê bì chân tay xảy ra do cơ thể thiếu dưỡng chất thì người bệnh sẽ được cho bổ sung các nhóm vitamin B cùng khoáng chất để bồi bổ sức khỏe kịp thời và cải thiện hệ thần kinh bị tổn thương.
2. Điều trị tê bì chân tay bằng các mẹo dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn cũng có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà để làm thành các bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tê bì chân tay như:
- Sử dụng nghệ và mật ong: Nghệ tươi rửa sạch, đem nghiền thành bột. Sau đó cho 1 muỗng cafe bột nghệ và một ít mật ong hòa tan cùng ly sữa dùng để uống mỗi ngày 1 lần.
- Sử dụng lá cỏ xước: Rửa sạch 20g cỏ xước và đem phơi khô. Sau đó, dùng dao băm nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước. Dùng lượng nước thu được để uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
- Sử dụng dầu dừa: Lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ để làm nóng lên. Sau đó xoa bóp dầu dừa lên tay và chân sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của tê bì chân tay.
3. Một số bài tập nhẹ hỗ trợ điều trị tê bì chân tay
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập nhẹ để hỗ trợ điều trị chứng tê bì chân tay để giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh như:
- Bài tập giãn cơ: Xòe rộng các ngón tay và chân hết cỡ rồi sau đó nắm hoặc gập lại. Thực hiện động tác này mỗi ngày 5 phút. Bài tập này có tác dụng giải phóng cơ tay chân cũng như khớp nối ngón tay chân.
- Vận động lưu thông khí huyết: Tiến hành xoa 2 bàn tay vào nhau cho đến khi nóng ấm. Tiếp tục dùng tay xoa dọc từ cẳng chân xuống bàn chân và từ cẳng tay tới mu bàn tay. Thực hiện động tác này mỗi ngày khoảng 2, 3 lần.
- Bài tập nắm tay: Căng bàn tay hết cỡ cho đến khi cảm nhận hơi mỏi. Sau đó nắm chạt tay lại và đặt ngón cái lên trên ngón trỏ. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 45 giây và lặp lại động tác này mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
- Xoa bóp tay chân trước khi ngủ: Trước khi ngủ, người bệnh nên xoa bóp vùng cẳng và cổ tay chân cho tới khi cảm nhận được sự ấm nóng. Điều này sẽ giúp cho máu được lưu thông và giãn cơ khớp rất tốt.
Cách chăm sóc bệnh tê bì chân tay tại nhà
Để khắc phục chứng tê bì chân tay, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc như sau:
- Chườm lạnh: Chườm khăn lạnh hoặc đá lạnh vào chân và bàn chân khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
- Chườm ấm: Chườm nhiệt ấm sẽ làm nới lỏng các cơ bị cứng, đau hoặc căng, giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh.
- Tắm muối Epsom: Bạn có thể tắm nước muối Epsom có chứa magie sẽ giúp giảm tê chân ở người bệnh và tăng lưu lượng máu để máu lưu thông.
- Tập thể dục: Mỗi ngày vận động cơ thể bằng cách tập các bài thể dục như yoga, aerobic,… làm thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau và tê chân hiệu quả.
- Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu: Hạn chế không cúi người xuống để nhấc vật nặng hoặc ngồi xổm, đi dép chật và không để cho tay chân bị lạnh.
- Giảm stress: Thường xuyên căng thẳng sẽ khiến cho các triệu chứng về rối loạn hệ thần kinh trung ương trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nói chuyện với bạn bè,…
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như vitamin nhóm B, vittamin C, Glucosamin,… để có thể làm giảm viêm mãn tính và giảm đau.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh tay bì chân tay giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán cũng như cung cấp phác đồ điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm: Ung thư phổi gia đoạn cuối có lây không và sống được bao lâu?
Tin mới nhất
- Hội chứng đau đầu mất ngủ triền miên có tác hại gì? Lý do bị mất ngủ
- Khó ngủ, nằm trằn trọc hoài nên làm gì?
- Trung tâm Thuốc dân tộc chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch Corona (nCoV)
- Top Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Thương Hiệu Anh Phương
- Cordycepin Là Gì? Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cordycepin
- Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị
- Hướng dẫn cách bấm huyệt trị đau dạ dày chính xác ngay tại nhà
- Hiểu về làn da – Các bước dưỡng da sạch mịn hoàn hảo
- Điều trị vảy nến: Những cách đạt hiệu quả cao, giảm tái phát
- Nấm lim xanh tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan hiệu quả ra sao?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu ăn rau muống được không? Đọc ngay để có câu trả lời
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị xuất tinh sớm bằng thuốc nam với các dược liệu rẻ tiền
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết