Gan Nhiễm Mỡ Cấp Độ 2: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 được xem là thời điểm chuyển tiếp của bệnh, nó biểu hiện cho sự phát triển và sức ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh đang ngày càng tấn công mạnh mẽ. Do đó, người bệnh lúc này sẽ tương đối dễ nhận biết các triệu chứng khó chịu hoặc những thay đổi bất thường của cơ thể. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, nó sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn cuối nguy hiểm hơn.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là gì?
Theo một số thống kê cho rằng, tỉ lệ gan nhiễm mỡ ở nước ta hiện nay đang có xu hướng tăng lên một cách mạnh mẽ. Và bệnh lý này xuất hiện là do tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do một số ảnh hưởng và tác động xấu làm cho chức năng gan bị trì trệ và không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó. Nếu để tình trạng này lâu ngày, dần dần có thể gây ra những biến nguy hiểm.
Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên rằng, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh lý này. Bởi nếu gan nhiễm mỡ được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ càng có cơ hội phục hồi cao. Cụ thể, gan nhiễm mỡ thường chia thành 3 cấp độ và ở giai đoạn 2 (cấp độ 2) chính là giai đoạn chuyển tiếp và rất nhạy cảm.
Nếu người bạn xem thường các dấu hiệu lâm sàng và bỏ qua những thay đổi bất thường của cơ thể trong thời điểm này thì bệnh sẽ rất dễ dàng phát triển một cách nặng hơn và biến chứng sang cấp độ 3. Thậm chí, trong giai đoạn này, bệnh còn có thể dẫn đến đến có nguy cơ mắc phải các bệnh lý suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan trong thời gian rất nhanh chóng.
Gan nhiễm mỡ trong giai đoạn này cần phải có phác đồ điều trị của bác sĩ và người bệnh phải tuân thủ việc sử dụng thuốc cũng như ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, bạn tuyệt đối không được sử dụng thuốc tại nhà vì việc này có thể không làm bệnh thuyên giảm mà còn khiến nó phát triển một cách mạnh mẽ hơn, gây nhiều tác hại cho sức khỏe chung của người bệnh.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ ở cấp độ 2 thường sẽ rõ ràng hơn so với giai đoạn đầu (cấp độ 1). Tuy nhiên, các biểu hiện này cũng cần phải được quan sát kĩ và chú ý thì mới có thể nhận biết được một cách chính xác. Hầu hết các phản ứng dữ dội của bệnh điều chuyển chuyển sang giai đoạn cuối (giai đoạn 3) và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, bạn có thể dựa vào một số đặc trưng sau đây:
- Kích thước gan to dần, khi ấn vào thấy đau: Thông thường, kích thước của gan sẽ tỷ lệ thuận với trọng lượng mỡ mà nó chứa đựng, do đó nếu cảm thấy bụng sưng to và để ý thấy gan ngày càng lớn hơn thì đây chính là cảnh báo cho tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều tại cơ quan này, ngoài ra bạn còn cảm có cảm giác đau nhói khi ấn vào vùng bụng.
- Đau tức hạ sườn bên phải: Đây chính là vị trí của gan và triệu chứng này được xem là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của các bệnh lý về gan mà bạn cần chú ý. Thông thường tình trạng đau nhức sẽ kéo dài và kèm theo tức vùng hạ sườn phải. Điều này cho thấy rằng vùng gan và bụng của bạn đang tích tụ quá nhiều mỡ và gây ra cảm giác đau tức khó chịu.
- Mỡ máu cao: Mỡ máu cao thường sẽ đi kèm với gan nhiễm mỡ. Có thể giải thích điều này bởi cơ chế tự sản xuất, đào thải cholesterol của gan và bắt đầu đẩy chúng vào máu. Theo đó, khi bạn sử dụng quá nhiều thức ăn có chứa chất béo hoặc mỡ từ động vật thì chúng sẽ giải phóng hoàn toàn hàm lượng này vào trong máu, do đó có thể nói rằng hai vấn đề bệnh lý này có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.
- Vàng da, vàng mắt: Cả 2 triệu chứng này thường sẽ biểu hiện rõ khi bạn mắc phải các vấn đề về gan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó sẽ không biểu hiện mạnh mẽ và bạn có thể dựa vào các triệu chứng trên để chủ động đến thăm khám với bác sĩ nhằm tìm ra được giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Chán ăn suy nhược cơ thể: Gan được biết đến là bộ phận có nhiệm vụ đào thải các chất độc hại và tham gia vào quá trình tiêu hóa cũng như trao đổi chất. Khi khối lượng mỡ tích tụ tại bộ phận này quá nhiều sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm và tác động đến việc tạo dịch mật của tế bào gan trở nên kém hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng lâm sàng và nó không phản ánh đầy đủ để các bác sĩ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ nào. Do đó, để chẩn đoán gan nhiễm mỡ cấp độ 2 bạn cần tiến hành một số các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán qua hình ảnh. Trong đó, sinh thiết gan được xem là một trong những phương pháp giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ.
Mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Có thể nói rằng, gan nhiễm mỡ cấp độ 2 chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm về gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do đó, phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian cũng như có khả năng phục hồi cao, từ đó giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý mãn tính nguy hiểm.
Ở giai đoạn 2 là thời điểm chuyển tiếp giữa giai đoạn nhẹ và nặng của bệnh, vì thế nó thường rất nhạy cảm. Nếu mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ độ cấp 1 khả năng phục hồi của người bệnh sẽ có tỉ lệ rất cao, tức là chức năng gan có thể trở lại trạng thái như bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2, khả năng này vẫn có nhưng nó còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện cũng như khả năng phục hồi của chính cơ thể người bệnh.
Hàm lượng mỡ ở thời điểm này đã chiếm từ 10 đến 20% tổng khối lượng gan. Thế nhưng các biểu hiện của bệnh chưa thực sự gây chú ý. Cụ thể, nó chỉ gây ra tình trạng mệt mỏi chán ăn kéo dài và thường sẽ được các bệnh nhân hiểu nhầm là với nhiều bệnh lý khác. Do đó, người thường có thói quen ăn uống không khoa học và sử dụng nhiều bia cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.
Không chỉ trong những trường hợp trên mà đối với những người đang mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, người lười vận động, suy dinh dưỡng hoặc đang sử dụng một số loại thuốc kéo dài trong một thời gian, thì cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ hoặc các vấn đề về gan.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ ở cấp độ 2 thì nó vẫn chưa gây nguy hại nghiêm trọng và chưa làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ chuyển sang cấp độ 3 một cách rất nhanh chóng. Đây chính là tiền đề cho người bệnh mắc phải một số bệnh lý khó điều trị hơn.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có chữa được không?
Hiện nay, tại nước ta và trên thế giới chưa ghi nhận loại thuốc có khả năng đặc trị gan nhiễm mỡ nói chung và gan nhiễm mỡ cấp độ 2 nói riêng. Các bác sĩ đầu ngành cho rằng, bệnh lý này có thể được điều trị thông qua việc kết hợp các liệu pháp y tế, trong đó có sử dụng thuốc. Đồng thời, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày để giúp sức khỏe nhanh chóng được phục hồi.
Xét về liệu pháp y tế, tùy vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, cơ địa của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau đối với mỗi người. Còn về khả năng luyện tập thì căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe, bác sĩ cũng sẽ có những chỉ định phù hợp với bạn và những bài tập giúp bạn nhanh chóng được phục hồi chức năng gan.
Đối với chế độ dinh dưỡng hàng ngày, còn phải đòi hỏi bệnh nhân có được các kiến thức chuyên môn và nắm chắc vấn đề này, bao gồm cả việc ăn và uống. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung thêm một số các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ khôi phục chức năng gan và bổ sung hàm lượng dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 vẫn có thể điều trị được nếu người bệnh được thăm khám và chẩn đoán tình trạng cụ thể, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nhìn chung, gan nhiễm mỡ thường cần bổ sung các thực phẩm có tính mát gan hoặc chứa các chất có khả năng hỗ trợ đào thải độc tố, nhất là các loại rau xanh như diệp hạ châu, trà xanh,…
Song song đó, bạn nên kiêng cữ tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia và các loại đồ uống có ga. Đồng thời, cũng nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, nhất làm mỡ động vật,… Đây là những thực phẩm cung cấp nhiều cholesterol cho cơ thể cần hạn chế để không gây áp lực đến các hoạt động của gan.
Điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 thế nào?
Như đã nói, gan nhiễm mỡ cấp độ 2 hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, nếu xét về góc độ tâm lý người bệnh thường sẽ rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Lúc này, phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ có khả năng giúp bạn phục hồi bệnh một cách hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Quá trình điều trị sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh và sự hỗ trợ của một số loại thuốc
cụ thể như:
Điều trị dựa vào nguyên nhân
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà việc điều trị cũng như phác đồ có thể thay đổi khác nhau cụ thể như:
- Gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng: Trường hợp này người bệnh sẽ được các bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp với chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo khoa học. Các thực phẩm hàng ngày sẽ được sử dụng để có thể góp phần cung cấp các vi chất, cũng như hàm lượng vitamin được khuyến cáo để cơ thể hấp thụ và nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế chất béo (ở tất cả các dạng) vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho chức năng gan.
- Gan nhiễm mỡ do béo phì: Trường hợp này cũng tương tự như trên, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn. Cùng với đó là thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện để sức khỏe để nhanh chóng được phục hồi. Phác đồ điều trị của bác sĩ lúc này cũng sẽ dựa trên sức khỏe cụ thể của bạn.
- Gan nhiễm mỡ do tiểu đường, viêm gan do virus: Khi gan nhiễm mỡ bước vào cấp độ 2, lúc này là cảnh báo cho các biến chứng của bệnh nền đã chuyển sang nghiêm trọng. Vì thế, trước hết bạn cần phải đến các bác sĩ để kiểm tra và khắc phục các bệnh lý trước đó một cách hiệu quả. Cần điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, viêm gan do virus thì mới có thể giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ phát triển lên giai đoạn cuối (giai đoạn 3).
Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
- Thuốc hỗ trợ chuyển hóa lipoprotein: Thường được các bác sĩ chỉ định đối với các bệnh nhân mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ cấp độ 2 nhằm hạn chế quá trình tổng hợp cholesterol nội sinh trong cơ thể. Từ đó, giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp thụ thể để giúp phục hồi chức năng gan một cách hiệu quả.
- Thuốc cung cấp choline: Được chỉ định sử dụng với vai trò hỗ trợ, cung cấp hàm lượng choline cho những đối tượng đang bị thiếu hụt. Ngoài ra, loại vi chất này còn có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng giảm mỡ trong gan và cung cấp các dưỡng chất giúp cho quá trình thải độc diễn ra một cách cách mạnh mẽ hơn.
- Các loại acid amin: Có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó giúp chức năng gan được phục hồi nhanh chóng và duy trì hoạt động ổn định. Đặc biệt, vai trò của nó còn được biết đến với khả năng phục hồi các tế bào bị tổn thương ở gan một cách nhanh chóng.
- Các loại thuốc chứa vitamin B, C, E: Các loại vi chất này đóng nhiệm vụ thúc đẩy quá trình hòa tan chất béo trong gan, ngăn chặn quá trình mỡ hóa gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến các tế bào trong bộ phận này.
Bạn nên biết rằng, việc sử dụng các loại thuốc Tây y chỉ được thực hiện khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và phải trải qua quá trình xét nghiệm cũng như chẩn đoán tình trạng bệnh lý cụ thể. Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, thế nên bạn cần ăn tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và nên báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy có những biểu hiện bất thường.
Phòng ngừa gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Phòng ngừa gan nhiễm mỡ độ 2 không những giúp bảo vệ cho chức năng của gan mà còn đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, nếu phát hiện bệnh này ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1) thì bạn nên tuân thủ một số các nguyên tắc sau đây để ngăn ngừa quá trình phát triển bệnh sang giai đoạn nặng hơn:
- Cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học và lành mạnh. Bạn nên bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ có chứa hàm lượng vitamin cần thiết, một số loại sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mỡ hóa trong gan một cách hiệu.
- Ngừng tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích, nhất là rượu bia hoặc các loại đồ uống có chứa ga hoặc cồn. Bởi lúc này chức năng gan đang bị suy giảm nên việc sử dụng ảnh các loại đồ uống này có thể sẽ khiến cho gan thêm suy yếu và các tác nhân gây bệnh sẽ có khả năng tấn công vào gan với mức độ nhanh chóng.
- Hạn chế việc sử dụng các đồ ăn quá ngọt hoặc các thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại thức ăn nhanh hoặc thức ăn đóng hộp vì chúng thường chứa rất nhiều dầu mỡ và thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý về chuyển hóa (bao gồm tiểu đường,…) hoặc các vấn đề liên quan đến sức đề kháng, tăng lipid máu,… thì tốt nhất nên đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tình trạng bệnh lý này nhằm ngăn ngừa sự phát triển gan nhiễm mỡ lên giai đoạn 2.
- Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày, bạn có thể dành 30 phút để tập luyện. Vì chúng vì có thể sẽ hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng thừa cân béo phì gây ra gan nhiễm mỡ.
- Chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh cũng như tầm soát bệnh khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường là việc cần làm và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Bài viết tổng hợp những thông tin về bệnh lý gan nhiễm mỡ cấp độ 2, hy vọng đã có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết về bệnh lý này. Từ đó, có thể phát hiện cũng như phòng ngừa một cách hiệu quả. Lời khuyên cho bạn là nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2 nói riêng và các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung khác.
Xem thêm: Ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ em và người lớn khác nhau!
Tin mới nhất
- Xét nghiệm kích thích glucagon
- Cách Tăng Miễn Dịch Chống Virus Trong Mùa Dịch COVID-19
- Cách sắc thuốc nấm lim xanh hiệu quả cách sử dụng nấm lim xanh
- Xạ đen ngâm rượu tăng cường sinh lý. Cách ngâm rượu xạ đen 45 độ
- Cách nấu nấm lim xanh Quảng Nam hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
- Tiêm phòng khi mang thai, liều thuốc nhỏ hiệu quả lớn!
- Ung thư môi
- Bà bầu viêm họng uống thuốc gì cho an toàn, hiệu quả?
- Các thuốc điều trị viêm phần phụ và lưu ý khi dùng
- Bà bầu bị quai bị có phải là vấn đề nghiêm trọng?