Chăm sóc sau mổ sỏi mật – Ăn uống, sinh hoạt…
Mổ sỏi mật là một phẫu thuật đơn giản, ít biến chứng, hiếm có trường hợp tái phát sau mổ sỏi. Sau khi mổ sỏi mật, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy. Bao gồm việc chăm sóc vết mổ, bổ sung dinh dưỡng, vận động và phòng ngừa biến chứng.
Sau mổ sỏi mật, bao lâu thì sinh hoạt bình thường?
Phẫu thuật nội soi sỏi túi mật là phương pháp can thiệp ngoại khoa ít gây xâm lấn. Bằng cách tạo các lỗ nhỏ để dụng cụ nội soi thông qua để thao tác lấy sỏi túi mật. Khác với phương pháp mổ mở thông thường, đối với mổ sỏi mật thì người bệnh có thể ra về sau 1- 3 ngày nằm viện. Phẫu thuật này cũng không gây chảy máu nhiều và đau đớn như phương pháp mổ hở.
Hầu hết tất cả các trường hợp sau khi mổ sỏi túi mật đều ra về ngay ngày hôm sau. Những sinh hoạt bình thường có thể diễn ra chỉ khoảng sau 2 tuần. Ở mỗi người bệnh sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, cũng như sức chịu đựng của mỗi người. Để hồi phục nhanh thì cơ bản, bệnh nhân cần hạn chế các công việc nặng, mang vác trong vòng 2 – 3 tháng. Đối với người già, người mắc phải các bệnh huyết áp hoặc tiểu đường, cần dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Trong thời gian này nên kết hợp vận động điều độ, ăn uống đủ chất thì vết mổ mới nhanh lành, hoạt động của cơ quan trong cơ thể mới đi vào bình thường.
Trong trường hợp người bệnh bị cắt toàn bộ túi mật, cần có thời gian để cơ thể thích nghi với sự thiếu sót mới. Bởi vì trong thời gian đầu, do dịch mật sẽ trực tiếp đi xuống ruột nên người bệnh có thể gặp một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… Khi cơ thể dần thích nghi với sự thiếu vắng thông qua việc gan bài tiết dịch mật trùng với bữa ăn thì các triệu chứng trên cũng dần biến mất. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy người sau phẫu thuật cắt túi mật bị giảm tuổi thọ. Quan trọng hơn cả là người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ, chú ý chăm sóc sau mổ sỏi mật để cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng sớm nhất.
Những biểu hiện bình thường sau phẫu thuật sỏi túi mật
Sau khi mổ sỏi túi mật, người bệnh sẽ bị đau trong 2 – 3 ngày tiếp theo do thuốc giảm đau hết tác dụng. Cơn đau này là biểu hiện bình thường, đồng thời bệnh nhân cũng có những biểu hiện khác như mệt mỏi, đau bụng, yếu cơ, các vấn đề về tiêu hóa. Đây được cho là những dấu hiệu bình thường sau khi can thiệp ngoại khoa.
-
Đau nhức, mệt mỏi: Tình trạng cơ thể trở nên mất sức, mệt mỏi là biểu hiện thường gặp dưới tác động của các loại thuốc gây mê và thuốc giảm đau. Thông thường đối với người lớn tuổi, tình trạng mệt mỏi sẽ kéo dài hơn, sau 4 – 5 ngày sẽ mau chóng lấy lại thể trạng bìn
h thường. -
Đau bụng và vai: Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bệnh nhân sẽ được bơm khí CO2 vào bụng để tạo khoảng trống trong bụng khi phẫu thuật cắt túi mật. Dưới tác động của giảm đau thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu trong thời gian mới vừa mổ, sau đó mới có các triệu chứng đau nhức kể trên.
-
Tiêu chảy: Sau phẫu thuật mổ sỏi mật, lượng mật được gan tiết ra sẽ không được xử lý triệt để tại mật mà có thể rò rỉ xuống ruột. Điều này gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy. Thông thường tiêu chảy chỉ xảy ra trong vài ngày đầu, nếu tiêu chảy kéo dài thì bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Biến chứng sau mổ sỏi túi mật
Thời gian từ 7 – 0 ngày sau mổ là giai đoạn người bệnh, cũng như người thân cần chú ý chăm sóc nhất. Do thời gian này vùng mổ vẫn đang trong giai đoạn hồi phục, bất kỳ sơ sót nào cũng có thể dẫn đến biến chứng. Trong đó những biến chứng phổ biến gồm có:
Dấu hiệu nhiễm trùng
Sau mổ sỏi mật, bạn cần luôn để mắt theo dõi và chăm sóc vết khâu trong những ngày đầu tiên. Khi các dấu hiệu tiến triển bất thường kéo dài thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được theo dõi và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Một số dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ sỏi mật cần lưu ý như:
- Vùng vết mổ bị sưng tấy, màu đỏ hơn
- Xuất hiện mủ hoặc chảy máu ở vết mổ
- Khi sờ vào vết mổ thấy nóng, đau nhức.
- Có mùi khó chịu ở vết mổ
- Sốt 38°C hoặc cao hơn
- Bụng chướng.
Chảy máu sau mổ
Tình trạng chảy máu sau môi có thể xuất phát từ tổn thương lớp niêm mạc, bung vết mổ khi người bệnh vận động mạnh. Thay băng thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cũng sẽ làm giảm được nguy cơ trên. Nếu máu vẫn tiếp tục rò rỉ, vùng da xanh tái, cần thông báo với bác sĩ ngay.
Rò rỉ mật
Sau phẫu thuật, lượng mật có thể bị ra ngoài nhưng chỉ chiếm từ 1 – 2%. Nếu như tình trạng này xảy ra, bạn có thể được chỉ định mổ lại để hút dịch mật và sau đó rửa sạch lại các cơ quan lân cận trong khoang bụng. Tình trạng rò rỉ mật cần được giải quyết nhanh chóng để tránh gây nhiễm trùng phúc mạc, điều này có thể đe dọa đến tính mạng.
Viêm phúc mạc mật
Dấu hiệu của viêm phúc mạc mật là sốt cao, bụng gồng cứng, có các triệu chứng viêm phúc mạc. Nguyên nhân viêm phúc mạc có thể là do rò rỉ mật, người bệnh cần bù nước, điện giải, hạ sốt, hoặc cần thiết có thể mổ để mổ cấp cứu.
Sót sỏi
Trong phẫu thuật nội soi sỏi mật, nguyên tắc cơ bản là lấy hết sỏi, nhưng vẫn có những trường hợp soi quá nhỏ hoặc chèn ép vào mạch máu, bị cơ quan che lấp không thể lấy hết nên vẫn còn sót sỏi. Trong trường hợp này người bệnh có thể bơm dưới áp lực hoặc pha tiêm Heparin, các nhóm thuốc làm tan sỏi…
Tổn thương ruột và mạch máu
Phẫu thuật nội soi cần đến các dụng cụ giúp loại bỏ túi mật, khi thao tác chúng có thể làm tổn thương các cơ quan xung quanh như ruột và mạch máu. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng chúng cũng nằm trong nhóm nguy cơ gây viêm sau mổ sỏi mật Tuy nhiên, có thể yên tâm vì đây là một biến chứng hiếm gặp và thường được xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật.
Rủi ro gây mê toàn thân
Để thực hiện phẫu thuật mổ nội soi sỏi túi mật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Đa số các trường hợp được gây mê đều không có phản ứng đáng ngại, tuy nhiên với một số người có cơ địa nhạy cảm, hoặc có vấn đề về huyết áp có thể phát sinh biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như dị ứng thuốc và tử vong. Tuy nhiên nếu bạn có thể trạng tốt, không bị thừa cân, béo phì thì có thể yên tâm không có phản ứng này.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối). Phổ biến là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở tĩnh mạch chân. Do đó trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu đi tất nén để phòng ngừa biến chứng này.
Hội chứng sau cắt túi mật
Trung bình có khoảng 15% người gặp phải các
triệu chứng tương tự như sỏi túi mật gây ra, gồm có đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da và mắt (bệnh vàng da), sốt cao… Đây là những dấu hiệu của hội chứng sau cắt túi mật. Tình trạng này có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc sỏi còn sót lại ở đường mật. Tuy nhiên có thể yên tâm vì triệu chứng không nguy hiểm và không ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.
Tổn thương ống mật
Được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Tổn thương ống mật làm ống mật bị giãn, bị rách, nếu như mật rò rỉ ra ngoài sẽ dẫn đến tổn thương gan. Do đó trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định chụp X – quang đường mật.Trong trường hợp ống mật bị thương và được phát hiện trong quá trình phẫu thuật sẽ được can thiệp ngay lập tức. Trong một số trường hợp thì người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hình ngay để giảm thiểu nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Lưu ý chăm sóc sau mổ sỏi mật đúng cách
Những lưu ý chăm sóc sau mổ sỏi mật được các bác sĩ khuyến khích bao gồm chăm sóc vết mổ, nghỉ ngơi – vận động và bổ sung dinh dưỡng. Người bệnh lưu ý thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Chăm sóc vết khâu sau mổ cắt túi mật
Nếu như vết mổ sau phẫu thuật không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là nguy cơ nhiễm trùng máu. Người bệnh nên cố gắng giữ cho vết khâu luôn khô ráo (ít nhất 48 giờ sau phẫu thuật) và đảm bảo bề mặt vết mổ được sạch sẽ, đồng thời bạn cũng nên kiểm tra vết khâu mỗi ngày để phát hiện bất kỳ nguy cơ nhiễm trùng nào.
Cần thận trọng nếu bạn nhận thấy vết mổ có dấu hiệu ửng đỏ, sưng đau bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đa số các bệnh viện hiện nay sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ, các bác sỹ sẽ cho bạn biết khi nào cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ. Đa số đối với những vết mũi khâu ở bụng, bạn phải đi cắt chỉ trong vòng 7 – 10 ngày.
Chế độ dinh dưỡng sau mổ sỏi mật
Thời gian 1 – 2 ngày sau mổ bệnh nhân không nên ăn gì để tránh tạo gánh nặng lên hệ thống tiêu hóa. Bạn có thể dùng bữa trở lại khi được bác sĩ cho phép, nhưng ban đầu bệnh nhân chỉ được dùng các món lỏng như cháo, các món súp, sữa,… Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh cho người bệnh sỏi mật gồm có:
-
Ăn nhạt: Trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật mổ sỏi túi mật, người bệnh chỉ nên ăn nhạt để việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Sau đó bạn có thể bắt đầu lại với chế độ ăn uống cân bằng cùng nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc.
-
Ăn ít chất béo: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn ít chất béo, hạn chế các nguồn cholesterol tối đa, với khoảng 40 – 50 gram chất béo mỗi ngày. Trong đó những nhóm chất béo an toàn gồm có: sữa tách kem và sữa chua không béo, các nhóm thịt nạc, cá, các loại gia cầm, thức uống không chứa cồn.
-
Chọn chất béo chưa bão hòa: Sau khi mổ sỏi mật, người bệnh nên ưu tiên nhóm chất béo chưa bão hòa, chủ yếu đến từ thực vật như dầu ô liu và dầu cá. Đây cũng là những nhóm chất béo hỗ trợ tốt cho người bệnh sau cắt túi mật. Bởi vì cơ thể lúc này vẫn rất vần đến nguồn chất béo lành mạnh, đây là cơ sở để gan tăng cường sản xuất dịch mật phục vụ trao đổi chất.
- Tránh thực phẩm giàu cholesterol: Người bệnh cần tiết giảm nguồn thực phẩm giàu cholesterol ở mức tối đa, chủ yếu có trong trứng, thịt mỡ, một số loại hải sản, đồng thời cũng nên tránh các loại thực phẩm chiên, thức ăn nhanh và các loại chất béo, nội tạng động vật vì chúng làm tăng nguy cơ tái phát sỏi mật.
Hệ tiêu hóa của người vừa mới cắt bỏ túi mật có thể bị xáo trộn bởi những bất thường về số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa. Do chức năng chính của túi mật là nơi chứa mật và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Thế nên trong giai đoạn này, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để duy trì sức khỏe tốt.
Chế độ nghỉ ngơi và luyện tập
Để tránh các tác động làm tổn thương vết mổ, sau phẫu thuật bệnh nhân cần nghỉ dưỡng 80% thời gian, còn lại dành cho các hoạt động ăn uống, vệ sinh và đi lại trong nhà (nếu vết mổ hết chảy máu). Trong tuần nghỉ ngơi đầu tiên, bệnh nhân nên ra khỏi giường và đi lại nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp hoạt động máu lưu thông tốt hơn giúp cho vết mổ nhanh lành.
Sau 2 tuần, bạn có thể vận động và đi lại bình thường nhưng vẫn nên chọn các bài tập vừa sức, duy trì mức cân nặng hợp lý, đồng thời làm tăng vận động đường mật để tăng cường hoạt động của gan và mật.
Có nên tắm sau khi mổ sỏi mật?
Các bác sĩ đã khẳng định rằng người bệnh có thể tắm sau khi phẫu thuật 48 tiếng. Việc vệ sinh vết mổ và cơ thể là rất cần thiết vì cơ thể bẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý là tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên ngâm mình trong bồn tắm. Ngoài ra nên tắm nước ấm nóng thay vì nước lạnh, do mới mổ xong nên cơ thể sẽ rất yếu và dễ bị bệnh. Sau khi tắm bệnh nhân sử dụng khăn sạch để lau khô vết mổ, tránh sử dụng chung khăn bình thường.
Ngoài ra, thời gian còn lại người bệnh cần hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước lạnh, đồng thời cũng nên tránh vận động mạnh để cơ thể không bị ra mồ hôi làm ẩm ướt vùng băng vết thương. Người dùng cũng có thể sử dụng các loại băng gạc không thấm nước (hoặc bất kỳ vật gì có thể chống thấm nước, như găng tay hoặc túi nilon) để phủ lên vết khâu khi tắm. Trong trường hợp vô tình làm ướt vết khâu, hãy lau khô bằng khăn sạch.
Khi tắm hoặc vệ sinh vùng vết khâu, bệnh nhân hoặc người nhà nên tránh làm xước các vết khâu. Để có thể hồi phục nhanh nhất, bệnh nhân cần phải cử động nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với nước mưa, mồ hôi, bùn, cát và sơn. Cho đến khi vết khâu lành hẳn thì bạn chỉ nên tắm bằng nước sạch, hạn chế sử dụng các loại xà phòng có hóa chất.
Sau khi tuân thủ những yêu cầu trên, cuối cùng bệnh nhân cần đi tái khám định kỳ sau mổ sỏi mật 3 – 6 tháng/lần. Bằng cách này sẽ giúp người bệnh theo dõi được sự phát triển của sỏi mật và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp điều trị tốt hơn.
Nếu trong quá trình hồi phục, người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt và ớn lạnh, da hoặc mắt chuyển sang màu vàng, đau quặn ở vùng bụng trên, ngay dưới lồng ngực bên phải… Lúc này bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay phòng tránh biến chứng nhiễm trùng xảy ra.
Trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc sau mổ sỏi mật. Người bệnh cần đề phòng trường hợp nhiễm trùng vết mổ vì đây là cơ sở phát sinh nhiều biến chứng khác. Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ để có thời gian hồi phục nhanh nhất. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Tin mới nhất
- Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm
- Khớp cổ chân bị tràn dịch sưng phù phải làm sao ?
- Viêm dạ dày Hp – mối lo sợ cho người mắc bệnh dạ dày
- Điểm danh giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của đậu phộng
- Chứng mất ngủ ở người cao huyết áp: Điều trị và lưu ý
- Thanh Hầu Bổ Phế Thang: Giải pháp DỨT HẲN ho khan, do dai dẳng, ho về đêm
- Bà bầu ra khí hư màu vàng có sao không?
- Cẩn thận khi sử dụng khăn ướt để bảo vệ làn da
- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống – Hình ảnh, dấu hiệu & điều trị
- Hậu môn nhân tạo: Những điều quan trọng bạn cần biết
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Não cá vàng: Chứng suy giảm trí nhớ khiến bạn trở nên… ngốc nghếch
- Bài viết mới TOP 10 thuốc đau xương khớp tốt nhất hiện nay [Có giá]
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN 10+ Thuốc trị nấm da tốt nhất giúp điều trị bệnh nhanh chóng
- TIN TỨC UNG THƯ Tiểu đêm tiểu rắt do đâu? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh