Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 đủ chất và bổ dưỡng
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 đủ chất và bổ dưỡng, dưỡng chất cần thiết protein, canxi, sắt…món ăn tôm tươi xào rau hẹ, cháo sò biển, rau chân vịt..
- Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh thoát kiếp “cò hương” nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp mẹ bầu bị tiểu đường cải thiện sức khỏe
- Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào là đúng cách?
- Ăn gì lợi sữa mà không tăng cân sau khi sinh
- 4 loại nước bà bầu nên uống vào mỗi sáng
Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống người mẹ cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…
Để phát triển bộ xương của thai nhi, thai phụ cần ăn nhiều trứng gà, cà rốt, rau chân vịt, rong biển, sữa bò…
Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4, các bà bầu có thể tham khảo và chọn dùng:
Phải chú ý ăn nhiều cá, trứng, hạnh nhân, vừng, thịt nạt,… Uống 500 – 600 ml sữa mỗi ngày là cách tốt nhất để bổ sung canxi.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của thai nhi, thai phụ phải tăng cường hấp thu protein mỗi ngày. Mang thai ở thời kỳ giữa rất dễ bị thiếu máu, thai phụ cần phải chú ý bổ sung thêm chất sắt.
Trong giai đoạn này, việc hấp thu chất xơ là rất quan trọng. Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.
Trong giai đoạn mang thai ở thời kỳ giữa, cảm giác thèm ăn tương đối mạnh, nhưng thai phụ phải khống chế lượng ăn vào cho hợp lý, không quên theo dõi và khống chế thể trọng của mình. Thể trọng tăng quá nhanh sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, thể trọng mỗi tuần nên tăng khoảng 300 – 400g, không nên vượt quá 500g.
Trong chế độ ăn hàng ngày khi mang thai tháng thứ 4, cần chú ý bổ sung đầy đủ chất béo, hydratcacbon, protein, chất xơ, vitamin, …
1. Protein phong phú
Protein chính là chất cơ bản của thai nhi, góp phần cấu thành cở thể của thai nhi. Khi protein được cung cấp đầy đủ, não thai nhi sẽ phát triển toàn diện, an toàn hơn. Protein cũng góp phần giúp thỏa mãn rất nhiều yêu cầu cho sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu.
Mang thai tháng thứ 4, lượng protein cần cho cơ thể mỗi ngày là 85g.
2. Canxi – dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Mang thai tháng thứ 4, cần bổ sung nhiều can xi cho mẹ bầu vì đây là giai đoạn hình thành xương thai nhi. Nếu không cung cấp đúng lượng canxi cần thiết, trẻ sinh ra dễ có nguy cơ còi xương, loãng xương.
3. Sắt tạo máu cho bà bầu tháng thứ 4
Trọng lượng thai nhi giảm hay ngừng tăng một phần do mẹ bầu thiếu sắt, thiếu máu. Với những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, có thể dẫn đến sinh non, thậm chí thai chết lưu rất nguy hiểm. 1,5g canxi, 15mg sắt là lượng canxi và sắt tối thiểu của mẹ bầu cần hấp thu mỗi ngày.
Có thể bỏ sung sắt bằng lòng đỏ trứng, sữa, gan, … hay bổ sung bằng các loại thuốc sắt, thuốc canxi.
Mang thai tháng thứ 4 cần bổ sung các loại vitamin
4. Thức ăn giàu vitamin
Thức ăn chứa vitamin phong phú là: lòng đỏ trứng, cà rốt, nũ cốc, rau, quả tươi, …
Cơ thể mẹ bầu và thai nhi nói chung là cần tất cả các loại vitamin khi mang thai tháng thứ 4 này.
Vitamin A sẽ giúp tăng sức đề kháng ở mẹ bầu, bên cạnh đó là sự phát triển ổn định, đều đặn ở thai nhi; vitamin B đặc biệt tốt cho quá trình sinh sữa, điều tiết hệ tiêu hóa cho mẹ bầu; …
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng 4
Để phát triển bộ xương của thai nhi, thai phụ cần ăn nhiều trứng gà, cà rốt, rau chân vịt, rong biển, sữa bò… Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng, các bà bầu có thể tham khảo và chọn dùng:
1. Tôm tươi xào rau hẹ
Nguyên liệu:
- Rau hẹ: 250g
- Tôm tươi: 150g
- Muối ăn: 3g
- Dầu ăn lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
- Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.
- Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.
- Hành cắt khúc, gừng thái lát.
Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho tôm và rau hẹ vào, liên tục đảo đều, nêm gia vị cho vừa. Đến khi tôm chín, cho ra đĩa.
Đặc điểm món ăn: Thơm ngon, bổ huyết, dưỡng khí.
2. Cháo sò biển dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Nguyên liệu:
Thịt sò biển tươi: 100g
Gạo nếp: 120g
Thịt ba chỉ: 50g
Rượu gia vị: 10ml
Hành, tỏi đập dập: 25g
Bột hồ tiêu: 1,5g
Muối tinh: 11g
Mỡ lợn chín: 2,5g
Cách chế biến:
Gạo nếp vo, đãi sạch, thịt lợn thái sợi nhỏ, thịt sò biển rửa sạch.
Đổ gạo nếp vào nồi, đợi cháo chín nở ra thì cho thịt lợn, thịt sò biển, muối, rượu, mỡ lợn vào nấu cùng thành cháo. Sau đó, cho tỏi, bột hồ tiêu vào là được.
Đặc điểm: Món ăn tuơi ngon, giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với người thiếu vitaminD.
3. Rau chân vịt, đậu phụ rán
Nguyên liệu:
Rau chân vịt: 500g
Đậu phụ: 3 bìa
Dầu thực vật, xì dầu, đường, muối gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng già, cho đậu phụ vào rán vàng. Rau xào chín, cho lẫn vào cùng với đậu đã rán, nêm gia vị và để 1-2 phút là được.
Đặc điểm: Thơm ngon, giàu vitamin.
Bà bầu nên ăn phong phú các loại thức ăn, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
4. Khoai tây nướng phô mai cho bà bầu
Món khoai nướng này có thể ăn kèm thịt nướng, cá nướng và chút rau củ xào. Bữa cơm nhanh gọn, bạn cũng có thể chuẩn bị một xuất cơm thế này cho bữa trưa, rất tiện lợi
– Nguyên liệu:
- 5 củ khoai tây.
- Muối tiêu.
- Bột tỏi.
- Phô mai parmesancheese.
- Dầu ăn.
– Cách làm:
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao khía nhiều lát mỏng trên thân củ khoai. Chỉ cắt sâu nhưng không đứt rời từng lát.
Sau khi cắt xếp khoai lên khay nướng, tưới đẫm dầu ăn sau đó rắc muối tiêu và bột tỏi lên các củ khoai. Cố gắng rắc thật đều và bôi một chút giữa các lát khoai.
Bật lò lên 225 độ C, cho khoai vào nướng 30 phút. Tiếp đó lấy khoai ra rắc phô mai bào lên trên, cho khoai trở lại lò nướng thêm 15 phút nữa để phô mai chảy ra. Nếu thích giòn có thể nướng thêm một chút cho mặt phô mai khô đi.
Nếu muốn ăn kèm Cá nướng thì thực hiện cũng không khó, bạn có thể dùng cá hồi đông lạnh thì chi việc rã đông cá, tưới dầu ăn lên thịt cá, rắc muối tiêu để 15 phút cho ngấm. Bọc cá vào giấy bạc rồi tưới 2 thìa rượu vang lên. Gói kín lại, cho vào lò nướng 20 phút là được.
Sắp khoai, cá và rau xào lên đĩa, thêm chén cơm trắng nóng hổi nữa là hoàn hảo rồi.
5. Tôm tươi xào rau hẹ
– Nguyên liệu:
- Rau hẹ: 250g.
- Tôm tươi: 150g.
- Muối ăn: 3g.
- Dầu ăn lượng vừa đủ.
– Cách chế biến:
- Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.
- Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.
- Hành cắt khúc, gừng thái lát.
Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho tôm và rau hẹ vào, liên tục đảo đều, nêm gia vị cho vừa. Đến khi tôm chín, cho ra đĩa.
Xem thêm: 6 thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn
Tin mới nhất
- Nổi mẩn ngứa thành mảng cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Uống rượu nổi mề đay có nguy hiểm không? Cần làm gì?
- Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư xương
- Bán lá xạ đen ở đâu uy tín? Địa chỉ mua cây giống xạ đen tại Hà Nội
- Cây xạ đen wikipedia: Đặc điểm và công dụng hỗ trợ điều trị bệnh
- 5 triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn nhất định phải biết
- Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục
- Chủ quan với u hốc mắt, mất thị lực lúc nào không hay!
- Đặt ống thông tim
- Những Thực Phẩm Tăng Cường Sức Đề Kháng Trong Mùa Dịch