Viêm xoang bướm và những biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm xoang bướm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh này dễ phát triển thành bệnh mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Muốn phòng tránh hay trị dứt điểm thì trước hết cần phải nắm được tất cả thông tin cần thiết về căn bệnh viêm xoang bướm.
1. Thế nào là viêm xoang bướm?
– Xoang bướm thuộc nhóm xoang sau, vị trí nằm sâu dưới nền sọ và có liên quan tới phần sau của ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang và tuyến yên. Xoang bướm là xoang nằm sâu nhất trong tất cả các xoang, muốn chuẩn đoán chính xác bệnh cần rất nhiều phương tiện lâm sàng hiện đại như: nội soi, chụp C.T…
– Chuẩn đoán viêm xoang bướm rất khó các triệu chứng của viêm xoang bướm thường không rõ ràng và thường gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác với triệu chứng không rõ ràng.
Xoang bướm có 6 thành:
– Thành trước: hay thành mũi, là thành tiếp cận nội soi và phẫu thuật, ranh giới mặt trước hai xoang là vách ngăn mũi. Thành trước tạo nên phần sau của vòm họng một hành lang rộng 5-6cm. Thành trước có lỗ thông xoang bướm.
– Thành sau:Thành sau tương ứng với tầng sau của đáy sọ qua đó liên quan với xoang tĩnh mạch chẩm ngang, các cơ quan dưới nhện.
– Thành dưới: Thành dưới là trần của vòm họng, ở đây có dây thần kinh Vidien nằm sát vào xương ở sùi vòm (V.A) nếu là trẻ con, loa vòi nhĩ ở hai bên. Mặt này hướng xuống thanh quản và miệng thực quản
– Thành trên:Thành trên tương ứng với tầng giữa và tầng trước của đáy sọ. Thành trên tiếp xúc với tuyến yên và vùng dưới đồi thị, ở phía trước tuyến yên có giao thoa thị giác.
– Thành hên hay thành ngoài:
- Phần sau của thành sau hốc mắt.
- Cực trong của khe bướm, ở phía dưới ống thị.
- Ống thị với thần kinh thị giác và đọng mạch mắt.
2. Nguyên nhân gây ra viêm xoang bướm
– Nguyên nhân gây viêm xoang bướm tương tự như nguyên nhân gây các xoang khác. Thường là do sự bít tắc lỗ thông xoang được cho là nguyên nhân thường nhất dẫn tới viêm xoang. Lỗ thông xoang thường bị tắc trong cả viêm xoang cấp và mạn tính.
Những yếu tố gây ra viêm xoang bướm:
– Những người làm nông nghiệp hoặc tiếp xúc thường xuyên với các mặt hàng nông sản
– Nấm Aspergillus khi xâm nhập vào mũi xoang thường nằm yên tại chỗ, chỉ gây bệnh khi có những điều kiện thuận lợi: đó là yếu tố làm mất không khí trong các hốc xoang và giảm sự dẫn lưu xoang: Tắc lỗ thông mũi xoang do viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi xoang mạn tính, vẹo vách ngăn mũi, polype mũi…
– Bất thường về cấu trúc giải phẫu gây ảnh hưởng tới sự phức hợp lỗ thông xoang như vẹo vách ngăn mũi, kén hơi cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi trên, kén hơi vách ngăn mũi
– Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, pô-lýp mũi.
– Khối u ở vòm họng hoặc u sàn sọ.
– Rối loạn miễn dịch thông thường (giảm IgA, IgG và những immunoglobulin khác) AIDS, bệnh tiểu đường.
– Bệnh xơ nang (Cystic íibrosis).
– Rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát, hội chứng Kartagener
– Khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm
– Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản
– Do việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh đặc biệt là dùngthuốc aspirin nhưng không dung nạp thuốc.
– Thời tiết lạnh giá cũng có khả năng cao dẫn tới bệnh viêm xoang do cơ địa tác dụng lại với môi trường.
3. Triệu chứng của viêm xoang trán
a. Viêm xoang bướm cấp tính
Bệnh nhân bị cảm cúm 5-6 ngày, sang tuần lễ thứ hai bệnh nhân lại bị nhức đầu ngày càng tăng dần, nhức vùng đỉnh đầu đau sâu trong ổ mắt lan ra vùng chẩm hoặc nhức một bên trán lan ra thái dương xuống gáy (đau như đội nón chật). Nhức theo nhịp mạch, cơn đau tăng lên khi đầu di chuyển. Các thuốc giảm đau thông thường ít có hiệu quả. Sốt 38-40°C, nhưng không hằng định. Chảy mũi nhầy xuống họng.
b. Triệu chứng viêm xoang bướm mạn
Bệnh nhân nhức đầu âm ỉ liên tục hoặc từng cơn vùng đỉnh, chẩm hoặc thái dương không rõ giờ giấc. Cảm giác vướng đờm ở cửa mũi sau phải khịt khạc ra đờm đặc hoặc đằng hắng. Đờm thường có nhiều vào lúc 3-4 giờ khuya hay sáng sớm lúc thức dậy. Mắt nhìn thây mờ dần Tính tình thay đổi, hay cáu gắt, biếng ăn, kém ngủ, lười suy nghĩ, ngại lao động Soi mũi sau: mủ chảy từ ngách sàng-bướm xuống thùnh sau họng
c. Triệu chứng viêm xoang bướm khác
– Chảy dịch mũi: Đối với viêm xoang bướm, chảy dịch mũi là một trong các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh. Viêm xoang bướm, dịch tiết xoang thường chảy xuống mũi và họng. Triệu chứng viêm xoang bướm này làm cho người bệnh luôn có cảm giác khụt khịt mũi hoặc lờ đờ ở cổ họng và muốn khạc nhổ.
– Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên. Nghẹt mũi khiến người bệnh ngửi không thấy mùi, khó thở, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
– Đau nhức đầu: là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nhức đầu thường thấy trong tai mũi họng là bệnh lý viêm xoang, nhất là viêm xoang bướm. Đau đầu trong viêm xoang bướm thường kèm theo cảm giác chóng mặt, choáng váng nếu như ngiêng về phía trước.
– Ảnh hưởng đến khí phế quản: Ho sặc sụa về đêm do mủ chảy xuống khí-phế quản. Viêm khí phế quản xuất tiết.
– Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Do người bệnh nuốt mủ, nhầy nên thường bị buồn nôn, chóng mặt cộng với nhức.
– Ảnh hưởng đến răng: Đau dây V2. Đau ở răng hàm trên, ở má, ở thái dương làm bệnh nhân nghĩ đên đau do răng và nhổ răng có khi nhổ hết nửa hàm răng phải đeo hàm răng giả nhưng đau vân tồn tại sau khi nhổ.
– Ảnh hưởng đến mắt: Do ảnh hưởng đến giao thoa thị giác, gây viêm thị thần kinh hoặc nhãn cầu, về sau sẽ teo gai thị.
– Ảnh hưởng đén thần kinh: Nhức đầu dữ dội kéo dài kèm theo buồn mửa, chóng mặt và không có triệu chứng tai mũi họng làm dễ lầm với tăng áp lực nội sọ do u não.
– Ảnh hưởng đến tấm thần: Bệnh nhân dễ xúc động, hay cắu gắt, không vui vẻ, khó nhớ, mau quên, suy nhược thần kinh.
– Giả thấp khớp: Đau vùng chẩm lan xuống gáy, xuống vai cộng với mỏi cổ dễ lầm với viêm khớp đốt sống cổ nhưng ấn đốt sống cổ không có điểm đau rõ, các lỗ liên hợp binh thường trên phim cột sống cổ.
– Ảnh hưởng tới thân nhiệt: Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị bị ảnh hưởng thân nhiệt: sốt không rõ nguyên nhân hoặc hạ thân nhiệt.
- Viêm xoang dị ứng thời tiết
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang sàng sau
Viêm xoang bướm có nguy hiểm không?
– Xoang bướm có vị trí khá đặc biệt nên viêm xoang bướm nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm. Các dấu hiệu dễ gặp phải như đau vùng mặt, ngứa ở họng, viêm họng do dịch mủ chảy ngược xuống, dịch cũng có thể chảy ngược ra ngoài, có khi bị sưng mí mắt, mờ mắt.
– Viêm xoang bướm cũng như các loại viêm xoang khác việc điều trị dứt điểm khá khó khăn. Bệnh kéo dài lâu gây ra hiện tượng bào mòn xương, gây ra các biến chứng khôn lường đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu bệnh xoang này xuất hiện đột ngột, tới tấp sẽ dẫn đến tình trạng sốc, người bệnh sốt cao nhanh chóng, cơ thể run lẩy bẩy vì rét, tinh thần có lúc bị mơ hồ, liên tục kêu đau nhức đầu. Quan sát nhãn cầu thì thấy có biểu hiện lồi, chuyển động khó khăn, có gai mắt nề. Trường hợp này cần tức tốc đưa người bệnh vào bệnh viện để đưa kháng sinh ức chế bệnh, chậm trễ có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
4. Các cách điều trị bệnh viêm xoang bướm
Đầu tiên cần xác định nguyên nhân từ đó xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong quá trình điều trị viêm xoang bướm cần lưu ý tới chế độ chăm sóc, ăn uống và môi trường sống hàng ngày. Một số biện pháp điều trị viêm xoang bướm hiện nay.
Nếu bệnh nhẹ có thể chữa tại nhà, sử dụng các phương pháp dân gian để chữa bệnh (sông cây giao và cỏ ngũ sắc)
Một số cách điều trị viêm xoang bướm hiện nay:
Dùng thủ thuật:
– Trong các trường hợp bệnh nhẹ khi phát hiện sớm thì chỉ cần rửa xoang, làm sạch mũi.
– Bạn có thể chữa viêm xoang bằng nước muối như sau: chuẩn bị nước muối sinh lý ấm, sau đó, nghiêng mặt 45 độ và bơm nước muối sinh lý vào. Xì nhẹ và dùng khăn sạch lau. Thực hiện mỗi bên 2 lần và đổi.
– Hoặc có thể hít hơi nước nóng để làm loãng dịch, thông thoáng xoang. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Dùng thuốc:
Các loại thuốc kháng sinh, thuốc co mạch, chống dị ứng…được chỉ định áp dụng nhằm giảm nhanh các triệu chứng của viêm xoang.
Phẫu thuật:
Khi việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, cũng như chẩn đoán có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thì can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật là cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng không phải là cách chữa trị dứt điểm bệnh.
– Điều trị viêm xoang bướm bằng nội khoa bao gồm: Thông xoang bướm bằng que bông tẩm thuốc co mạch, thuốc kháng viêm corcoticoides tại chỗ hoặc toàn thân. Kháng dị ứng được sử dụng khi viêm xoang bướm có liên quan đến dị ứng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ đặt ra khi có bằng chứng về nhiễm khuẩn.
– Điều trị viêm xoang bướm bằng ngoại khoa chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại. Phương pháp can thiệt ngoại khoa thường sử dụng là mở thông xoang bướn qua nội soi, đồng thời với việc giải quyết các nguyên nhân gây cản trở sự thông thoáng của xoang bướm như cắt gai vách ngăn mũi, cắt kén hơi cuốn mũi giữa, cuốn mũi trên
Trên đây là tất cả thông tin hữu ích về căn bệnh viêm xoang bướm. Mong rằng những kiến thức y học này sẽ giúp cho các bạn tránh khỏi căn bệnh vô cùng khó chịu này
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Tin mới nhất
- Làm thế nào để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh?
- Đau bụng về đêm: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện
- Bào ngư: 7 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- Có nên dùng nước súc miệng không? Dùng sao cho hiệu quả?
- Tìm lời giải cho vô sinh không biết được nguyên nhân
- Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình và lưu ý
- Xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị
- Các bệnh về Họng thường gặp và cách xử lý
- 9 Thuốc đau dạ dày an toàn cho phụ nữ mang thai an toàn, hiệu quả
- Những điều bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 cần biết
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Chữa sỏi mật: Tổng hợp những cách hiệu quả nhất từ xưa đến nay
- TIN TỨC UNG THƯ 4 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Dạng Bột
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 15+ Cách trị viêm xoang mũi dân gian an toàn áp dụng ngay tại nhà
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Lá xạ đen tươi có tác dụng gì? Cách sử dụng lá xạ đen nấu uống