Thiếu máu do thiếu sắt
Tìm hiểu chung
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng phổ biến của bệnh thiếu máu. Bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt cung cấp hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Hồng cầu là các tế bào trong máu giúp mang oxy đến các mô của cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng phổ biến của bệnh thiếu máu. Bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt cung cấp hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Hồng cầu là các tế bào trong máu giúp mang oxy đến các mô của cơ thể.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Triệu chứng chính của thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi
- Chóng mặt
- Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nặng có thể gây khó thở và khiến da nhợt nhạt. Bệnh kéo dài gây đau miệng, khó nuốt và móng tay mềm, cong.
Một số triệu chứng khác thiếu máu thiếu sắt ít xảy ra hơn như muốn ăn thức ăn cứng giòn, đá viên hay ăn những thứ kỳ lạ như bụi bẩn hoặc đất sét (gọi là hội chứng pica).
Bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy mình hoặc trẻ có dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nêu trên, bạn nên đi khám hoặc nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Thiếu sắt không phải bệnh bạn có thể tự chữa tại nhà, vì vậy tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp thay vì tự ý uống viên bổ sung sắt. Nếu uống thuốc bổ sung sắt quá liều sẽ đẫn đến lượng sắt dư thừa trong cơ thể và gây hại cho gan hoặc dẫn đến các biến chứng chết người khác.
Triệu chứng chính của thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi
- Chóng mặt
- Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nặng có thể gây khó thở và khiến da nhợt nhạt. Bệnh kéo dài gây đau miệng, khó nuốt và móng tay mềm, cong.
Một số triệu chứng khác thiếu máu thiếu sắt ít xảy ra hơn như muốn ăn thức ăn cứng giòn, đá viên hay ăn những thứ kỳ lạ như bụi bẩn hoặc đất sét (gọi là hội chứng pica).
Bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy mình hoặc trẻ có dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nêu trên, bạn nên đi khám hoặc nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Thiếu sắt không phải bệnh bạn có thể tự chữa tại nhà, vì vậy tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp thay vì tự ý uống viên bổ sung sắt. Nếu uống thuốc bổ sung sắt quá liều sẽ đẫn đến lượng sắt dư thừa trong cơ thể và gây hại cho gan hoặc dẫn đến các biến chứng chết người khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu do thiếu sắt?
Khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ, chất sắt bên trong được tái sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Do đó, nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường là mất máu nhiều dẫn đến tăng nhu cầu chất sắt để tạo thêm các tế bào máu thay thế lượng máu đã mất. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc bệnh nếu chế độ ăn uống quá ít chất sắt dẫn đến cơ thể không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, còn có trường hợp cơ thể không có khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
Mất máu
Khi mất máu, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, u xơ hoặc chảy máu tử cung là những nguyên nhân làm mất chất sắt. Mất máu trong lúc sinh con cũng là một trường hợp làm giảm chất sắt ở phụ nữ.
Chảy máu trong cũng dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt. Đây là dạng mất máu không phải lúc nào cũng dễ phát hiện và nó có thể diễn biến từ từ. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu trong là:
- Chảy máu do lở loét, bướu đại tràng hoặc ung thư ruột kết
- Thường xuyên sử
dụng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen và naproxen) - Chảy máu đường tiết niệu.
Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Chế độ ăn uống không đủ chất
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh.
Thai nhi trong bụng mẹ hoặc trẻ nhỏ thường rất khó hấp thụ đủ chất sắt trong bữa ăn hằng ngày. Khi phát triển cơ thể, nhu cầu hấp thụ chất sắt mới tăng theo.
Không có khả năng hấp thụ chất sắt
Thậm chí nếu nạp đủ chất sắt từ thực phẩm, có trường hợp cơ thể lại không thể hấp thụ chúng. Điều này có thể do bạn phải trải qua phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
Các đơn thuốc kê toa làm giảm axit trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.
Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu do thiếu sắt?
Khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ, chất sắt bên trong được tái sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Do đó, nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường là mất máu nhiều dẫn đến tăng nhu cầu chất sắt để tạo thêm các tế bào máu thay thế lượng máu đã mất. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc bệnh nếu chế độ ăn uống quá ít chất sắt dẫn đến cơ thể không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, còn có trường hợp cơ thể không có khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
Mất máu
Khi mất máu, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, u xơ hoặc chảy máu tử cung là những nguyên nhân làm mất chất sắt. Mất máu trong lúc sinh con cũng là một trường hợp làm giảm chất sắt ở phụ nữ.
Chảy máu trong cũng dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt. Đây là dạng mất máu không phải lúc nào cũng dễ phát hiện và nó có thể diễn biến từ từ. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu trong là:
- Chảy máu do lở loét, bướu đại tràng hoặc ung thư ruột kết
- Thường xuyên sử
dụng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen và naproxen) - Chảy máu đường tiết niệu.
Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Chế độ ăn uống không đủ chất
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh.
Thai nhi trong bụng mẹ hoặc trẻ nhỏ thường rất khó hấp thụ đủ chất sắt trong bữa ăn hằng ngày. Khi phát triển cơ thể, nhu cầu hấp thụ chất sắt mới tăng theo.
Không có khả năng hấp thụ chất sắt
Thậm chí nếu nạp đủ chất sắt từ thực phẩm, có trường hợp cơ thể lại không thể hấp thụ chúng. Điều này có thể do bạn phải trải qua phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
Các đơn thuốc kê toa làm giảm axit trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.
Nguy cơ
Những ai thường mắc phải thiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu)?
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ là hai nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thiếu máu.
Thiếu máu là một bệnh phổ biến nhưng dễ điều trị, chỉ xảy ra khi bạn không hấp thụ đủ chất sắt cho cơ thể. Nồng độ chất sắt thấp thường do mất máu, ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể bạn không có khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
- Giới tính: phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng
- Độ tuổi: trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt;
- Ăn chay: những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác;
- Hiến máu thường xuyên: hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những ai thường mắc phải thiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu)?
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ là hai nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thiếu máu.
Thiếu máu là một bệnh phổ biến nhưng dễ điều trị, chỉ xảy ra khi bạn không hấp thụ đủ chất sắt cho cơ thể. Nồng độ chất sắt thấp thường do mất máu, ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể bạn không có khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
- Giới tính: phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng
- Độ tuổi: trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt;
- Ăn chay: những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác;
- Hiến máu thường xuyên: hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt?
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm công thức máu để kiểm tra:
- Kích thước và hình dạng hồng cầu: khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu sẽ nhỏ hơn và màu nhạt hơn bình thường;
- Dung tích hồng cầu: dung tích hồng cầu là tỉ lệ hồng cầu trong máu của bạn. Ở tuổi trường thành, tỉ lệ bình thường là từ 38.8% – 50% ở nam giới và từ 34.9% – 44.5% ở phụ nữ. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo độ tuổi;
- Lượng hemoglobin: nếu bạn có lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường tức là bạn đang bị thiếu máu. Lượng hemoglobin bình thường dao động trong khoảng 13.5 g/dl đến 17.5 g/dl ở nam giới và 12.0g/dl đến 15.5 g/dl ở nữ giới;
- Protein ferritin: đây là loại protein giúp cơ thể bạn lưu trữ chất sắt. Lượng ferritin thấp thường tương đương nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể bạn cũng thấp.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kiểm tra tủy xương. Trong xét nghiệm này, một chuyên gia huyết học sẽ trích một mẫu nhỏ của tủy xương từ vị trí gần hông và sẽ nghiên cứu nó dưới kính hiển vi để xác định nồng độ sắt và loại trừ các rối loạn máu có thể gây ra thiếu máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu máu do thiếu sắt?
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt?
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm công thức máu để kiểm tra:
- Kích thước và hình dạng hồng cầu: khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu sẽ nhỏ hơn và màu nhạt hơn bình thường;
- Dung tích hồng cầu: dung tích hồng cầu là tỉ lệ hồng cầu trong máu của bạn. Ở tuổi trường thành, tỉ lệ bình thường là từ 38.8% – 50% ở nam giới và từ 34.9% – 44.5% ở phụ nữ. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo độ tuổi;
- Lượng hemoglobin: nếu bạn có lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường tức là bạn đang bị thiếu máu. Lượng hemoglobin bình thường dao động trong khoảng 13.5 g/dl đến 17.5 g/dl ở nam giới và 12.0g/dl đến 15.5 g/dl ở nữ giới;
- Protein ferritin: đây là loại protein giúp cơ thể bạn lưu trữ chất sắt. Lượng ferritin thấp thường tương đương nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể bạn cũng thấp.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kiểm tra tủy xương. Trong xét nghiệm này, một chuyên gia huyết học sẽ trích một mẫu nhỏ của tủy xương từ vị trí gần hông và sẽ nghiên cứu nó dưới kính hiển vi để xác định nồng độ sắt và loại trừ các rối loạn máu có thể gây ra thiếu máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu máu do thiếu sắt?
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của chứng thiếu máu. Thông thường, người bệnh sẽ cần bổ sung thêm sắt từ thuốc và sẽ được dùng ít nhất một lần mỗi ngày trong vòng 3-6 tháng.
Nếu phương pháp bổ sung sắt không làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể của bạn, có khả năng chứng thiếu máu ở bạn là do xuất huyết hay một vấn đề hấp thụ chất sắt mà bác sĩ sẽ cần phải chẩn đoán thêm. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các phương pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh và các thuốc khác để điều trị loét dạ dày tá tràng
- Phẫu thuật cắt bỏ polyp chảy máu, khối u hoặc u xơ tử cung
- Người bệnh bị thiếu máu nặng có thể cần được truyền sắt qua tĩnh mạch hoặc tiếp máu nhanh chóng.
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của chứng thiếu máu. Thông thường, người bệnh sẽ cần bổ sung thêm sắt từ thuốc và sẽ được dùng ít nhất một lần mỗi ngày trong vòng 3-6 tháng.
Nếu phương pháp bổ sung sắt không làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể của bạn, có khả năng chứng thiếu máu ở bạn là do xuất huyết hay một vấn đề hấp thụ chất sắt mà bác sĩ sẽ cần phải chẩn đoán thêm. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các phương pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh và các thuốc khác để điều trị loét dạ dày tá tràng
- Phẫu thuật cắt bỏ polyp chảy máu, khối u hoặc u xơ tử cung
- Người bệnh bị thiếu máu nặng có thể cần được truyền sắt qua tĩnh mạch hoặc tiếp máu nhanh chóng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
- Bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ
- Dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh nếu bạn đang mang thai. Tiếp tục dùng vitamin tổng hợp nếu bạn đang cho con bú
- Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu sắt như thịt, đậu và rau xanh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
- Bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ
- Dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh nếu bạn đang mang thai. Tiếp tục dùng vitamin tổng hợp nếu bạn đang cho con bú
- Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu sắt như thịt, đậu và rau xanh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Bàng quang hoạt động quá mức
Tin mới nhất
- Hạt xạ đen mua ở đâu? Hướng dẫn gieo trồng hạt xạ đen đúng kỹ thuật
- Top 11 loại thuốc dạ dày Nhật Bản hiệu quả, được ưa chuộng nhất hiện nay
- 12 lý do tại sao bạn nên yêu một cô nàng gần gũi với cha
- Tràn dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
- Thận yếu: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý quan trọng
- Bị tê tay thường xuyên do đâu? Giải pháp điều trị
- Rụng tóc ở nam giới: Nguyên nhân cùng 5 mẹo ngăn ngừa từ thiên nhiên
- Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có nguy hiểm không?
- Gù cột sống
- 5 Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô nhiều người áp dụng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Hướng Dẫn 3 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Đơn Giản
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mách mẹ cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi để con phát triển toàn diện
- Nấm lim xanh tự nhiên Công dụng của nấm lim xanh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
- TIN TỨC UNG THƯ BẠN NÊN BIẾT Bệnh ung thư phổi có hỗ trợ chữa trị được không sống được bao lâu?