Rối loạn thần kinh
Tìm hiểu chung
Rối loạn thần kinh là bệnh gì?
Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ảo tưởng hoặc ảo giác. Ảo tưởng là tình trạng nhận thức sai lệch về những việc đang diễn ra xung quanh, còn ảo giác là nhìn thấy hoặc nghe thấy sự vật hay sự việc không tồn tại.
Rối loạn thần kinh là bệnh gì?
Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ảo tưởng hoặc ảo giác. Ảo tưởng là tình trạng nhận thức sai lệch về những việc đang diễn ra xung quanh, còn ảo giác là nhìn thấy hoặc nghe thấy sự vật hay sự việc không tồn tại.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn thần kinh là gì?
Nếu bị rối loạn thần kinh, bạn sẽ mất liên hệ với thực tế. Lối suy nghĩ mất trật tự của bạn thể hiện ở cách nói kỳ quặc như:
- Từ ngữ lộn xộn, không có nghĩa;
- Tư duy ngắt quãng và nói lặp đi lặp lại;
- Liên tục đổi sang các chủ đề không liên quan.
Hành vi của bạn không bình thường, kỳ quặc và không ổn định. Bạn có thể nghe thấy giọng nói bảo bạn làm điều gì đó (ảo thanh). Hơn nữa, bạn cũng có thể nhìn thấy các dấu hiệu hoặc hình ảnh khiến bạn phải làm một việc nào đó (ảo ảnh).
Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh nếu bạn thấy bạn hoặc người thân mất nhận thức với thực tế. Nếu lo ngại mình hoặc người thân bị bệnh có thể gây nguy hiểm, bạn nên đưa đến bệnh viện tâm thần ngay để tránh hậu quả tệ nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn thần kinh là gì?
Nếu bị rối loạn thần kinh, bạn sẽ mất liên hệ với thực tế. Lối suy nghĩ mất trật tự của bạn thể hiện ở cách nói kỳ quặc như:
- Từ ngữ lộn xộn, không có nghĩa;
- Tư duy ngắt quãng và nói lặp đi lặp lại;
- Liên tục đổi sang các chủ đề không liên quan.
Hành vi của bạn không bình thường, kỳ quặc và không ổn định. Bạn có thể nghe thấy giọng nói bảo bạn làm điều gì đó (ảo thanh). Hơn nữa, bạn cũng có thể nhìn thấy các dấu hiệu hoặc hình ảnh khiến bạn phải làm một việc nào đó (ảo ảnh).
Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh nếu bạn thấy bạn hoặc người thân mất nhận thức với thực tế. Nếu lo ngại mình hoặc người thân bị bệnh có thể gây nguy hiểm, bạn nên đưa đến bệnh viện tâm thần ngay để tránh hậu quả tệ nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh là gì?
Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể coi bệnh này là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp gồm tác nhân xã hội, di truyền, môi trường, tâm lý và thể chất.
Các loại thuốc chứa steroid, dùng trong điều trị nhiều bệnh như nhiễm HIV, bệnh Parkinson, bệnh sốt rét, đột quỵ, u não và động kinh có thể gây ra tác dụng phụ là các cơn rối loạn thần kinh. Các chất cấm như LSD (ma túy gây ảo giác cực mạnh), cocaine, rượu bia nồng độ cao, ma túy tổng hợp, bồ đà (marijuana), thuốc tê liều cao (PCP) cũng khiến tâm thần bạn bị biến đổi.
Một số bệnh lý cũng có thể gây rối loạn tâm thần bao gồm: bệnh về não (Parkinson, Huntington), u não, sa sút trí tuệ (bao gồm bệnh Alzheimer), HIV và các bệnh nhiễm trùng khác có thể ảnh hưởng đến não, đột quỵ và một số loại động kinh,…
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh là gì?
Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể coi bệnh này là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp gồm tác nhân xã hội, di truyền, môi trường, tâm lý và thể chất.
Các loại thuốc chứa steroid, dùng trong điều trị nhiều bệnh như nhiễm HIV, bệnh Parkinson, bệnh sốt rét, đột quỵ, u não và động kinh có thể gây ra tác dụng phụ là các cơn rối loạn thần kinh. Các chất cấm như LSD (ma túy gây ảo giác cực mạnh), cocaine, rượu bia nồng độ cao, ma túy tổng hợp, bồ đà (marijuana), thuốc tê liều cao (PCP) cũng khiến tâm thần bạn bị biến đổi.
Một số bệnh lý cũng có thể gây rối loạn tâm thần bao gồm: bệnh về não (Parkinson, Huntington), u não, sa sút trí tuệ (bao gồm bệnh Alzheimer), HIV và các bệnh nhiễm trùng khác có thể ảnh hưởng đến não, đột quỵ và một số loại động kinh,…
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng rối loạn thần kinh?
Tình trạng rối loạn thần kinh còn là triệu chứng chủ yếu của các bệnh về tâm thần bao gồm bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm, chứng rối loạn tâm thần và chứng rối loạn lưỡng cực. Do đó, bệnh nhân rối loạn thần kinh thường gồm:
- Hầu hết những người bị tâm thần phân liệt;
- Người bị rối loạn lưỡng cực trầm cảm (hưng cảm – trầm cảm);
- Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh?
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được yếu tố di truyền cũng góp phần khiến một người có nguy cơ rối loạn thần kinh cao hay không. Nếu bạn có anh/chị sinh đôi bị rối loạn thần kinh thì 50% bạn cũng sẽ bị rối loạn thần kinh. Ngoài ra, nếu ba mẹ hoặc anh em ruột của bạn mắc rối loạn tâm thần, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Trẻ bị đột biến gen, cụ thể là mất nhiễm sắc thể 22q11 sẽ có nguy cơ bị tâm thần phân liệt dẫn đến rối loạn thần kinh.
Những ai thường mắc phải chứng rối loạn thần kinh?
Tình trạng rối loạn thần kinh còn là triệu chứng chủ yếu của các bệnh về tâm thần bao gồm bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm, chứng rối loạn tâm thần và chứng rối loạn lưỡng cực. Do đó, bệnh nhân rối loạn thần kinh thường gồm:
- Hầu hết những người bị tâm thần phân liệt;
- Người bị rối loạn lưỡng cực trầm cảm (hưng cảm – trầm cảm);
- Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh?
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được yếu tố di truyền cũng góp phần khiến một người có nguy cơ rối loạn thần kinh cao hay không. Nếu bạn có anh/chị sinh đôi bị rối loạn thần kinh thì 50% bạn cũng sẽ bị rối loạn thần kinh. Ngoài ra, nếu ba mẹ hoặc anh em ruột của bạn mắc rối loạn tâm thần, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Trẻ bị đột biến gen, cụ thể là mất nhiễm sắc thể 22q11 sẽ có nguy cơ bị tâm thần phân liệt dẫn đến rối loạn thần kinh.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng rối loạn thần kinh?
Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành phương pháp đánh giá tâm lý. Ở phương pháp này. bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, lạm dụng chất gây nghiện cũng khả năng bạo lực hoặc tự tử.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để loại trừ khả năng triệu chứng gây bởi các bệnh y khoa khác bao gồm thử máu và nghiên cứu hình ảnh chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) của não. Sinh thiết tủy sống cũng có thể được thực hiện để kiểm tra bệnh viêm nhiễm, ung thư và các nguyên nhân khác của chứng rối loạn thần kinh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn thần kinh?
Thuốc an thần được dùng để điều trị khẩn cấp nếu người bệnh có hành vi kỳ quái và bất thường. Mục tiêu của dùng thuốc an thần là để ngăn bạn làm hại bản thân hoặc người khác. Các thuốc này bao gồm haloperidol và các thuốc an thần nhẹ để giảm kích động như lorazepam và alprazolam.
Quá trình điều trị sau đó, cũng như cách phòng ngừa, phụ thuộc vào nguyên nhân gốc gây rối loạn. Ví dụ:
- Đối với bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, bạn sẽ cần bác sĩ chuyên khoa thần kinh để điều trị bằng thuốc chống suy nhược và thuốc giảm rối loạn thần kinh;
- Nếu mắc các bệnh như Parkinson và rối loạn động kinh, bạn sẽ dùng thuốc đặc trị theo chỉ định;
- Đối với nghiện rượu hay ma túy, bạn hoặc người nhà cần được khuyên cai nghiện để trị dứt điểm cơn nghiện.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp ích để điều trị nếu bạn bị rối loạn thần kinh do bệnh thần kinh khác. Các bệnh thần kinh thường hình thành do bạn có lối tư duy sai lệch hoặc tiêu cực nào đó trong thời gian dài. Liệu pháp nhận thức giúp bạn tìm ra thói quen trong tiềm thức gây ra bệnh thần kinh đó. Sau đó, liệu pháp hành vi hướng dẫn và tập cho bạn thói quen khác để tránh cách nghĩ đó đi. Khi bạn không còn nghĩ theo cách cũ nữa nghĩa là bạn đã khỏi bệnh.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng rối loạn thần kinh?
Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành phương pháp đánh giá tâm lý. Ở phương pháp này. bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, lạm dụng chất gây nghiện cũng khả năng bạo lực hoặc tự tử.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để loại trừ khả năng triệu chứng gây bởi các bệnh y khoa khác bao gồm thử máu và nghiên cứu hình ảnh chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) của não. Sinh thiết tủy sống cũng có thể được thực hiện để kiểm tra bệnh viêm nhiễm, ung thư và các nguyên nhân khác của chứng rối loạn thần kinh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn thần kinh?
Thuốc an thần được dùng để điều trị khẩn cấp nếu người bệnh có hành vi kỳ quái và bất thường. Mục tiêu của dùng thuốc an thần là để ngăn bạn làm hại bản thân hoặc người khác. Các thuốc này bao gồm haloperidol và các thuốc an thần nhẹ để giảm kích động như lorazepam và alprazolam.
Quá trình điều trị sau đó, cũng như cách phòng ngừa, phụ thuộc vào nguyên nhân gốc gây rối loạn. Ví dụ:
- Đối với bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, bạn sẽ cần bác sĩ chuyên khoa thần kinh để điều trị bằng thuốc chống suy nhược và thuốc giảm rối loạn thần kinh;
- Nếu mắc các bệnh như Parkinson và rối loạn động kinh, bạn sẽ dùng thuốc đặc trị theo chỉ định;
- Đối với nghiện rượu hay ma túy, bạn hoặc người nhà cần được khuyên cai nghiện để trị dứt điểm cơn nghiện.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp ích để điều trị nếu bạn bị rối loạn thần kinh do bệnh thần kinh khác. Các bệnh thần kinh thường hình thành do bạn có lối tư duy sai lệch hoặc tiêu cực nào đó trong thời gian dài. Liệu pháp nhận thức giúp bạn tìm ra thói quen trong tiềm thức gây ra bệnh thần kinh đó. Sau đó, liệu pháp hành vi hướng dẫn và tập cho bạn thói quen khác để tránh cách nghĩ đó đi. Khi bạn không còn nghĩ theo cách cũ nữa nghĩa là bạn đã khỏi bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng rối loạn thần kinh?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Bạn cần một bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để theo dõi tình trạng bệnh lâu dài;
- Gọi bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn phiền hoặc lo âu quá mức;
- Gọi bác sĩ nếu bạn nghe thấy các giọng nói hoặc thấy những thứ không thực sự có ở đó;
- Không dùng chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Rượu bia, amphetamine, cocaine, thuốc ngủ và thuốc an thần đều có hại cho thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng rối loạn thần kinh?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Bạn cần một bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để theo dõi tình trạng bệnh lâu dài;
- Gọi bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn phiền hoặc lo âu quá mức;
- Gọi bác sĩ nếu bạn nghe thấy các giọng nói hoặc thấy những thứ không thực sự có ở đó;
- Không dùng chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Rượu bia, amphetamine, cocaine, thuốc ngủ và thuốc an thần đều có hại cho thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Bật mí 3 cách chữa bệnh trĩ từ quả đu đủ siêu hiệu quả
Tin mới nhất
- Cách chữa mồ hôi tay chân bằng Đông y: Phương pháp hay nhưng ít được chú ý
- Cách dùng lá xạ đen tươi đạt hiệu quả cao. Nhận biết lá xạ đen thật
- Ăn kiêng bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả
- Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
- 16 loại thực phẩm chống mất nước giúp bạn tươi tắn mỗi ngày
- Cách chế biến nấm lim xanh rừng và cách bảo quản nấm lim xanh
- Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có tự hết không?
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ chi tiết nhất
- Trào ngược dạ dày nổi hạch có nguy hiểm không?
- Nấm lim xanh trị bệnh gan được không cách dùng nấm lim chữa bệnh
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước…)
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 5 bài thuốc chữa đau khớp háng hiệu quả, dễ làm
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm bàng quang kẽ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả