5 bài thuốc chữa đau khớp háng hiệu quả, dễ làm

Để giảm đau khớp háng, nhiều bệnh nhân có khuynh hướng lựa chọn các bài thuốc từ thảo dược dân gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 5 bài thuốc chữa đau khớp háng đơn giản, dễ thực hiện đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng tại nhà.

Đau khớp háng chỉ tình trạng đau nhức xuất hiện ở một hoặc hai bên khớp háng. Cơn đau có tính chất âm ỉ, đau ngắt quãng hoặc đau kéo dài suốt cả ngày lẫn đêm kèm theo các triệu chứng khác như sưng khớp, nóng đỏ hoặc cứng khớp. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như khả năng đi lại của người bệnh.

Các bài thuốc chữa đau khớp háng trong dân gian luôn được bệnh nhân áp dụng triệt để

Cơn đau khớp háng có thể xuất hiện sau một ngày làm việc, tập luyện thể thao cường độ cao hoặc do bị chấn thương khi té xe, vấp ngã, va đập mạnh vào háng.Tuy nhiên nếu bị đau khớp háng kéo dài, bạn nên thận trọng với các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, gai khớp háng…

Ngoài thuốc giảm đau, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục các cơn đau tại nhà.

Top 5 bài thuốc chữa đau khớp háng

Nhiều bài thuốc dân gian đang được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng tại nhà. Trong đó phổ biến nhất là 5 bài thuốc dưới đây:

1. Chữa đau khớp háng với bài thuốc từ cây trinh nữ

Chiết xuất từ rễ cây trinh nữ có tác dụng chống viêm, an thần, giảm đau, thông tiểu, kích thích lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, dược liệu này thường được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa đau khớp cho các trường hợp bị viêm khớp háng hay thoái hóa khớp háng dưới dạng sắc uống hay thuốc xông.

– Cách 1: Sắc uống

  • Bài 1: Dùng thang thuốc gồm: Rễ cây trinh nữ, rễ cây cúc tần, rễ cây bưởi bung ( mỗi vị 20g), rễ cây cam thảo dây và rễ cây đinh lăng ( mỗi vị 10g). Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc sắc với 500ml nước cho cạn còn 1/2. Gạn thuốc sắc chia uống 3 lần sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
  • Bài 2: Kết hợp rễ trinh nữ, tục cốt đằng, sơn thục, hy thiêm, cây quýt gai, thổ phục linh, sâm nam, dây gắm và hồng đằng mỗi vị 12g. Sắc thuốc uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh, mỗi ngày 1 thang.

Cách 2: Xông hơi

  • Chuẩn bị: Cây trinh nữ và lá lốt mỗi vị 40g, ngải cứu, tía tô, cây hy thiêm, hoắc hương, lá đơn tướng quân mỗi vị 30g, lá dã hương (long lão) 20g, ngọc thụ 15g.
  • Cách dùng thuốc: Cho tất cả các thảo dược trên vào nồi nấu sôi. Dùng một cái chăn chùm kín toàn thân để xông hơi trong 10 – 15 phút. Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi cơn đau khớp háng được cải thiện.

2. Bài thuốc chữa đau khớp háng từ lá lốt

Cây lá lốt khá quen thuộc với mọi người vì nó thường được sử dụng như một loại rau gia vị trong nhiều món ăn. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc có nhiều tác dụng quý, đặc biệt là với những người bị đau khớp háng.

Đông y ghi nhận lá lốt có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng chỉ thống (giảm đau), trừ lạnh, giáng khí, làm ấm khớp. Ngoài ra, một số hoạt chất trong cây còn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp háng – một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau ở khu vực này.

Để chữa đau khớp háng, người bệnh được khuyến khích thường xuyên ăn lá lốt. Ngoài ra có thể dùng nguyên liệu này làm thuốc sắc uống, ngâm chân hay ngâm rượu uống.

– Cách 1: Ngâm chân giảm đau khớp háng bằng lá lốt

  • Chuẩn bị: 1 bó cây lá lốt ( khoảng 100g), dùng toàn thân cây. Chọn những cây già sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu rồi đem cắt thành những khúc ngắn cỡ 1 ngón tay. Tiếp theo, bỏ vào nổi nấu kỹ với 1 lít nước. Gạn nước lá lốt ra chậu, chờ cho nguội bớt rồi nhúng cả hai chân vào ngâm cho đến khi nước nguội hẳn. Trong quá trình thực hiện nên kết hợp mát xa để kích thích lưu thông máu dưới chân, xoa dịu cơn đau khớp háng. Đều đặn ngâm chân mỗi tối trong 1 tuần liền.
Ngâm chân vào nước lá lốt có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau khớp háng

Bài thuốc chữa đau khớp háng bằng lá lốt dạng sắc uống

  • C
    huẩn bị:
    10g lá lốt khô. Có thể dùng 30g lá tươi thay thế
  • Cách thực hiện: Sắc lá lốt với 3 bát nước lấy 1 bát. Uống hết 1 lần sau bữa ăn tối từ 30 phút – 1 tiếng. Nên dùng khi thuốc còn ấm với liệu trình khoảng 10 ngày liên tục.

– Dùng lá lốt ngâm rượu:

  • Chuẩn bị: Thân và rễ cây lá lốt, rượu trắng ngon ( loại trên 40 độ)
  • Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, cắt thành những đoạn ngắn cỡ 1 đốt ngón tay, sau đó lấy rượu trắng tráng qua một lượt. Cuối cùng bỏ cây lá lốt vào trong bình rồi đổ ngập rượu vào ngâm ít nhất 1 tháng.
  • Cách sử dụng: Hàng ngày lấy một ít rượu lá lốt xoa bóp vào khớp háng bị đau và khu vực xung quanh. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

3. Dùng cây ngải cứu làm thuốc điều trị đau khớp háng

Ở các vùng nông thôn, cây ngải cứu thường được người dân trồng bên bờ giếng hoặc quanh nhà để làm rau ăn và sử dụng chữa đau đầu, đau bụng, làm thuốc an thai, giảm đau lưng, nhức mỏi xương khớp.

Trong sách của danh y Tuệ Tĩnh cũng có đề cập, trong thành phần của lá ngải cứu chiếm từ 0,2 – 0,34% là tinh dầu có khả năng giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, một số hoạt chất khác được tìm thấy trong thảo dược này như cineol, tetradecatrilin hay thuyon còn thể hiện khả năng kháng khuẩn, xoa dịu cơn đau thần kinh.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau khớp háng từ cây ngải cứu:

– Bài 1: Ngải cứu kết hợp với giấm

  • Lá ngải cứu sau khi rửa sạch, cho vào cối giã nát
  • Trộn chung với một lượng giấm ăn vừa đủ sao cho hỗn hợp không quá ướt
  • Cho thuốc vào chảo xào nóng lên
  • Bọc hỗn hợp vào một cái khăn mỏng rồi chườm lên xung quanh khớp hàng bị đau trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện như vậy mỗi ngày 3 – 4 lần cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể.

– Bài 2: Ngải cứu rang muối

  • Ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Bỏ ngải cứu vào chảo rang cùng với muối cho đến khi hỗn hợp nóng lên
  • Dùng ngải cứu rang muối chườm vào khu vực cần điều trị tương tự như cách trên.
  • Trong quá trình chườm, nếu hỗn hợp nguội có thể rang nóng trở lại rồi tiếp tục. Mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút là được.

Bài 3: Uống nước ngải cứu chữa đau khớp háng

  • Chuẩn bị 1 bó lá ngải cứu, đem rửa sạch trước khi ngâm với nước muối pha loãng.
  • Xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt
  • Khuấy vào nước lá ngải cứu thêm 2 thìa mật ong rồi chia uống vào buổi sáng và buổi chiều tối.

4. Bài thuốc trị đau khớp háng bằng dây ruột gà

Dây ruột gà hay còn gọi là ba kích – một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa các bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả chứng đau khớp háng. Vị thuốc này được biết đến với tác dụng chỉ thống, khu phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt, cải thiện chức năng thận,

Ngoài tác dụng chữa đau khớp háng, dây ruột gà còn được sử dụng để điều trị viêm khớp, tê bì các chi, yếu gân cơ.

Rễ cây ruột gà có tác dụng giảm đau tự nhiên nên được sử dụng làm thuốc chữa đau khớp háng

– Cách 1:

  • Chuẩn bị 12g rễ ruột gà, 12g thạch thiềm (phòng kỷ), 10g khúc khắc
  • Cách dùng: Tán tất cả thành bột, hãm với nước sôi uống vài lần trong ngày thay cho trà.

– Cách 2:

  • Chuẩn bị: Rễ ruột gà 12g, hắc phụ chế, khương thanh, quế chi mỗi vị 8g.
  • Cách dùng: Thái nhỏ thuốc, phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc với nửa lít nước, chia làm 2 lần dùng. Một liệu trình nên kiên trì uống bài thuốc chữa đau khớp háng này trong 2 tuần liên tục để thấy được hiệu quả rõ ràng.

– Cách 3: 

  • Chuẩn bị: Rễ ruột gà, địa hoàng, chó đẻ, huyết phong, thổ phục linh, hầu khương, rau má, khương thanh, đan sâm, rễ cây qua lâu, thạch cao mỗi vị 12g, cam thảo 4g, bách chiểu 8g.
  • Cách sử dụng: Sắc uống theo cách tương tự như bài trên.

5. Bài thuốc chữa đau khớp háng bằng cây cỏ xước

Cây cỏ xước được dân gian sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên cho chứng đau khớp háng và các bệnh lý khác về xương khớp như viêm khớp, bệnh gout, đau lưng, viêm đa khớp dạng thấp… Dùng thảo dược này đúng cách có thể giúp đẩy lùi cơn đau khớp háng tại nhà, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc giảm đau có hại.

Cách sử dụng bài thuốc chữa đau khớp háng từ cây cỏ xước như sau:

  • Cây cỏ xước chặt đoạn ngắn, phơi khô để dùng dần
  • Mỗi ngày lấy 10g cho vào ấm và đổ thêm 150ml nước sôi vào
  • Đợi khoảng 20 phút sau có thể rót ra uống dần
  • Mỗi ngày có thể dùng cây cỏ xước với liều lượng 30 – 80g khô

Lưu ý khi dùng bài thuốc chữa đau khớp háng tại nhà

Các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, cần dùng lâu dài mới thấy được hiệu quả. Trước khi áp dụng, người bệnh nên đi khám để tìm hiểu nguồn gốc của cơn đau và tiến hành điều trị triệt để nhằm ngăn chặn tình trạng đau khớp háng tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú trọng nhiều hơn đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và các thói quen trong đời sống hàng ngày để tổn thương trong khớp háng bình phục nhanh hơn. Cụ thể:

  • Tránh vận động khớp háng một cách liên tục hoặc quá đột ngột
  • Làm việc vừa sức, tránh bưng bê vật nặng khiến khớp háng phải chịu thêm áp lực.
  • Phụ nữ bị đau khớp háng nên hạn chế mang giày cao gót
  • hạn chế tối đa những va đập mạnh vào khớp háng
  • Nghỉ ngơi nhiều trong những ngày bị đau khớp háng nặng. Khi cơn đau đã thuyên giảm thì có thể đứng lên đi lại, tập luyện nhẹ nhàng để tránh bị cứng khớp.
  • Giảm cân đối với các t
    rường hợp có dấu hiệu dư thừa cân nặng. Điều này sẽ giúp hạn chế được sức nặng đè nén lên khớp háng, qua đó đẩy nhanh hiệu quả của các bài thuốc chữa đau khớp háng.
  • Nói không với thuốc lá và bia rượu. Tăng cường các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp. Chẳng hạn như vitamin C ( cam, bưởi, chanh, đu đủ, dâu, rau lá xanh…), canxi ( sữa, trứng, tôm, cua ), omega 3 ( cá hồi, hạt lanh, cá tuyết, đậu nành, hạt óc chó ).
  • Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp tự nhiên như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước ấm cũng giúp hỗ trợ giảm đau khớp háng hiệu quả hơn.

Thông tin thuocdantoc.vn cung cấp trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Bạn nên tham khảo thêm

  • Cách xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau khớp háng
  • Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
  • Kiêng ăn những thực phẩm này sẽ có lợi cho người bị đau khớp háng

Xem thêm: Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!