Rụng tóc nhiều – Nguyên nhân và các biện pháp điều trị
Hiện tượng số lượng tóc rụng (thường rụng quá 100 sợi mỗi ngày) nhiều hơn lượng tóc mọc ra được gọi là rụng tóc. Rụng tóc nhiều có thể là kết quả của di truyền, thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc hoặc do nhiều yếu tố khác. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng trên, song tỉ lệ nam giới bị rụng tóc cao hơn so với nữ giới.
Rụng tóc là gì? Các dạng rụng tóc phổ biến
Vòng đời của tóc được lập trình thành ba giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn nghỉ ngơi và giai đoạn rụng tóc. Ước tính người bình thường có khoảng 100.000 sợi tóc trên đầu. Trung bình, mỗi ngày sẽ có 25 – 100 sợi bị rụng. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, khi con số sợi tóc rụng quá 100, đây là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
Rụng tóc là thuật ngữ đề cập đến tình trạng số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Các trường hợp tóc rụng nhưng không mọc lại, để lộ mảng trống ở da đầu được gọi là hói.
Có thể chia rụng tóc thành 3 loại:
- Rụng tóc từng vùng – đặc trưng bởi các mảng hói trên đầu.
- Rụng tóc toàn thể – tình trạng da đầu mất hoàn toàn tóc.
- Rụng tóc (lông) toàn thân – mất toàn bộ lông trên cơ thể.
Tình trạng rụng tóc thể mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh việc tùy thuộc vào nguyên nhân. Để biết chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng của chứng rụng tóc
Tùy thuộc vào nguyên nhân, chứng rụng tóc có thể biểu hiện khác nhau trên từng đối tượng. Rụng tóc có thể xảy ra ở da đầu hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, rụng tóc có thể mang tính chất đột ngột hoặc kéo dài…
Các dấu hiệu phổ biến của chứng rụng tóc
- Rụng hơn 100 sợi mỗi ngày.
- Có thể cảm thấy ngứa, nóng rát ở da đầu.
- Một mảng da bị mất tóc, sờ lên có cảm giác mịn, có màu hồng đào, hình tròn.
- Tóc rụng từng vùng.
Thông thường, rụng tóc chỉ ảnh hưởng lên da đầu. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp các bộ phận khác (phổ biến là lông mày, râu) cũng bị tác động:
- Rụng tóc toàn thể: tóc dễ rụng, mỏng đi khi chải tóc.
- Rụng tóc toàn thân: phổ biến ở người hóa trị liệu do ung thư, tuy nhiên tóc có thể mọc lại sau một thời gian.
Bị rụng tóc, khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Rụng tóc đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo nhữn
g bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân. Các trường hợp rụng tóc kéo dài cũng nên đi gặp gỡ chuyên gia để được tư vấn và tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều
Trung bình, mỗi người mất 100 sợi tóc mỗi ngày, tuy nhiên, bạn không cảm nhận được tóc mỏng đi do tóc mới đang được mọc ra đồng thời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, rụng tóc có thể gây báo động nếu chu kỳ mọc tóc bị gián đoạn (tóc bị rụng nhiều hơn so với tóc mọc lại) hoặc khi nang tóc bị phá hủy và bị thay thế thành mô sẹo.
Nguyên nhân chính gây hiện tượng rụng tóc ở người là:
Tiền sử gia đình (di truyền):
Nếu gia đình bạn có người bị rụng tóc, hói đầu thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Rụng tóc do di truyền thường phổ biến hơn ở nam giới. Yếu tố tiền sử gia đình sẽ giúp bạn ước lượng được độ tuổi rụng tóc của bản thân.
Thay đổi nội tiết tố:
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rụng tóc ở người. Khoảng 2/3 nam giới sẽ xuất hiện chứng rụng tóc, hói đầu khi bước vào độ tuổi 60. Lúc này, gene hoặc sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến cho cho tóc bị thoái hóa hóa ở thái dương và rụng.
Không như nam giới, rụng tóc ở nữ giới thường không tập trung tại một điểm cố định mà có xu hướng phân bổ toàn da đầu, khiến cho tóc mỏng đi trông thấy. Rụng tóc ở phụ nữ thường xuất hiện khi bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh. Hiện tượng trên cũng phổ biến ở đối tượng phụ nữ mang thai, sinh nở. Lúc này, các thụ thể androgen (nội tiết tố nam) được kích hoạt, các nang tóc sẽ bị thu nhỏ lại và rụng nhiều hơn thông thường.
Một số đối tượng gặp vấn đề về tuyến giáp cũng làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, tăng nguy cơ rụng tóc.
Căng thẳng:
Khi con người ở trong căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do tính chất công việc, cuộc sống, giảm cân, cơ thể sẽ kích hoạt một loại rụng tóc được gọi là telogen effluvium, gây biến đổi chu kỳ tóc, thúc đẩy qúa quá trình rụng tóc diễn ra sớm và nhanh hơn. Rụng tóc do căng thẳng thường mang tính chất tạm thời. Tóc có thể mọc lại sau khi người bệnh lấy lại tinh thần.
Thuốc và thực phẩm bổ sung:
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh ung thư, trầm cảm, viêm khớp, bệnh lý tim mạch, huyết áp có thể gây tác dụng phụ rụng tóc.
Cơ thể dư thừa vitamin A, thiếu protein, thiếu sắt
Bình quân mỗi ngày cơ thể cần 10.000 IU vitamin A để áp ứng sự phát triển bình thường. Trong khi đó, chỉ 100 gam cà rốt cũng đã cho 16.706 IU. Vì vậy, việc dư thừa vitamin A cũng có thể xảy ra, nhất là những đối tượng bổ sung thực phẩm chức năng, chất bổ trợ. Dư thừa vitamin A có thể khiến cho tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Tóc được cấu tạo từ protein. Thiếu hụt protein trong khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày có thể gây tình trạng tóc khô xơ, chẻ ngọn, hãy rụng…
Ngoài ra, thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng này. Không đủ sắc, cơ thể sẽ không đủ máu để truyền oxy đến tế bào, bao gồm tế bào tóc. Do đó, cơ thể thiếu sắt cũng đồng nghĩa với việc tóc dễ rụng hơn thông thường.
Do các hóa chất tạo kiểu tóc:
Thường xuyên tạo kiểu tóc, đặc biệt là áp dụng các phương pháp như uốn, duỗi, nhuộm… sẽ khiến tóc yếu và dễ bị gãy rụng. Ngoài ra, dùng dầu dưỡng tóc quá thường xuyên cũng có thể gây viêm nang lông, dẫn đến rụng tóc.
Rối loạn cưỡng chế kéo tóc:
Đây là hiện tượng nhiều người có xu hướng kéo lông mày, tóc hoặc bộ phận có lông trên cơ thể.
Xạ trị, hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư:
Một số loại thuốc dùng trong hóa trị, xạ trị được dùng trong điều trị bệnh ung thư có chứa thành phần platinum (bạch kim) và taxane, Carboplatin, docetaxel (Taxotere)… sẽ tác dụng cực mạnh lên tế bào, đặc biệt là nang lông trên cơ thể, khiến chúng bị phá vỡ. Do đó, tóc dễ rụng đi nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn.
Các yếu tố tăng nguy cơ rụng tóc nhiều ở người
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc ở người, bao gồm:
- Tiền sử gia đình: nếu gia đình bạn có người bị rụng tóc, nguy cơ bạn mắc phải là rất cao.
- Tuổi tác: nguy cơ rụng tóc càng tăng khi tuổi càng cao.
- Giảm cân đột ngột
- Bệnh tiểu đường, lupus
- Căng thẳng, lo lắng, áp lực..
- Chế độ dinh dưỡng
- Nhiễm trùng da.
Chẩn đoán rụng tóc như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh rụng tóc bằng cách tham khảo bệnh sử của gia đình của bạn bằng một số câu hỏi và chỉ định thực hiện một số kỹ thuật y tế sau:
- Xét nghiệm máu: giúp chuyên gia xác định rụng tóc có phải là do yếu tố bệnh lý, chẳng hạn như tuyến giáp hay không.
- Thử nghiệm lực kéo: chuyên gia sẽ tiến hành kéo một nắm (khoảng chục sợi tóc) để kiểm tra xem có bao nhiêu sợi bị rụng, từ đó xác định tuổi rụng tóc.
- Sinh thiết da đầu: bác sĩ sẽ lấy mẫu da từ da đầu hoặc vài sợi tóc, gởi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây rụng tóc có phải do nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh ngoài da.
- Kính hiển vi
ánh sáng: cách làm này giúp chuyên gia phát hiện các rối loạn ở trục tóc.
Có những cách điều trị rụng tóc nào hiện nay?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rụng tóc, bạn sẽ được chỉ định các biện pháp khắc phục phù hợp. Một số biện pháp trị chứng rụng tóc phổ biến hiện nay là:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc là giải pháp không thể thiếu trong liệu trình điều trị chứng rụng tóc. Thuốc được dùng có thể là thuốc ngăn rụng tóc, thuốc giảm viêm, ức chế hệ miễn dịch.
Thuốc ngăn rụng tóc
Hai loại thuốc được dùng trong điều trị phổ biến là finasteride (Propecia®) và minoxidil (Rogaine®).
+ Thuốc minoxidil (Rogaine®).
Theo AAD , minoxidil có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị rụng tóc khác. Thuốc được bào chế dưới dạng bọt hoặc chất lỏng, có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc nhanh chóng mọc lại. Khác với finasteride (thuốc trị hói đầu ở nam giới), minoxidil có thể dùng cho cả nam lẫn nữ.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trìn dùng thuốc như kích ứng da đầu và mọc tóc ở các khu vực lân cận, chẳng hạn như trán hoặc mặt.
+ Thuốc finasteride (Propecia®)
Finasteride thường được chỉ định cho nam giới bị chứng hói đầu. Thuốc có khả năng làm chậm tốc độ rụng tóc. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như suy giảm ham muốn, suy giảm chức năng tình dục, ung thư tuyến tiền liệt… tuy nhiên các biểu hiện này rất hiếm gặp.
Thuốc corticosteroid
Ngoài ra, một số loại thuốc kê đơn chứa corticosteroid như prednison cũng có thể chỉ định cho đối tượng bị rụng tóc do rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc nhiễm trùng. Các loại thuốc thuộc nhóm này có công dụng chính là chống viêm và ức chế miễn dịch là chủ yếu.
Tuy nhiên, bệnh nhân điều trị bằng corticosteroid nên đặc biệt thận trọng bởi nếu dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng, thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ, chẳng hạn: tăng nhãn áp, huyết áp cao, dục thủy tinh thể, phù nề và sưng ở chân, mỏng da, bầm tím, viêm họng…
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định cho người bị rụng tóc đỉnh đầu hoặc rụng tóc vĩnh viễn. Phương pháp này cho phép chuyên gia tiến hành cấy và phục hồi tóc trên da đầu.
Trong quá trình cấy tóc, chuyên gia sẽ tiến hành loại bỏ những mảng da nhỏ chứa một ít sợi tóc từ phía sau hoặc bên cạnh da dầu và cấy nang tóc vào phần bị hói. Tuy nhiên, cách làm này thường tốn kém và không thể khắc phục chỉ sau một lần thực hiện.
Điều trị bằng laser
Liệu pháp điều trị rụng tóc bằng laser hoạt động dựa trên nguyên lý lợi dụng ánh sáng để kích thích mọc tóc. Các tia sáng với bước sóng 630nm và 1650nmsẽ tăng cường lưu thông máu, tăng chất dinh dưỡng, dưỡng chất đến tế bào, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Các tia có bước sóng 3460nm sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, tăng mật độ tóc. Tia sáng có bước sóng 4580nm lại có khả năng kích thích hệ thần kinh và bạch huyết, tăng độ bền của mao mạch, cải thiện chức năng mao mạch, từ đó giảm độ nhạy cảm của da đầu và khắc phục được tình trạng rụng tóc.
Thay đổi lối sống và sinh hoạt để ngăn rụng tóc
Với dạng rụng tóc do di truyền, không có biện pháp nào có thể phòng. Tuy nhiên, với các dạng rụng tóc không do di truyền, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng cách thay đổi lối sống, biện pháp sinh hoạt hằng ngày, cụ thể:
- Không kéo tóc mạnh, xoắn tóc.
- Không buộc tóc quá chặt.
- Sử dụng dầu gội có chứa thành phần có khả năng ngăn ngừa rụng tóc. Sau khi làm sạch, để tóc khô tự nhiên và chải nhẹ nhàng bằng lược thưa thay vì chà xát tóc thật mạnh.
- Hạn chế dùng hóa chất, áp dụng phương pháp làm tóc mạnh và thường xuyên như uốn, nhuộm, duỗi, bấm tóc…
- Nếu thuốc điều trị có tác dụng phụ gây rụng tóc, nên tham khảo chuyên gia để được chỉ định thuốc khác phù hợp hơn.
- Che chắn, bảo vệ tóc khỏi ánh sáng mặt trời để ngăn tóc bị xơ, khô, tổn hại.
- Bỏ thuốc lá: một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ hói đầu ở nam giới.
- Nếu bạn đang hóa trị liệu trong điều trị bệnh ung thư, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc dùng mũ làm mát. Mũ này sẽ hạn chế được ảnh hưởng của hóa chất lên tóc.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein cho cơ thể. Các chất này được tìm thấy nhiều trong các loại rau, thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây không có múi…
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ bằng những hoạt động thư giãn hằng ngày như đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, du lịch…
Rụng tóc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại tác động nhiều đến tâm trạng. Để khắc phục, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, cần bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Có thể bạn muốn biết:
- 3 Cách trị rụng tóc bằng vỏ bưởi đơn giản cho hiệu quả cao
- 11 cách trị rụng tóc dân gian hiệu quả bạn nên áp dụng thử
Tin mới nhất
- Ung thư buồng trứng và những điều cần biết
- 5 đối tượng tái phát bệnh gút sau khi sử dụng Hoàng Tiên Đan
- Nấm lim xanh uống như thế nào và cách nấu uống nấm lim xanh rừng
- ĐỊA CHỈ BÁN CÁ NGỰA TƯƠI SỐNG TẠI MỸ CA – CAM RANH – KHÁNH HÒA
- Hội chứng Carcinoid
- Nội soi đại tràng
- Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?
- Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp
- Bệnh viêm da cơ địa đối xứng – Cách nhận biết và điều trị
- Thuốc sỏi thận Nhật Bản: Top 5 loại thuốc đặc trị siêu hiệu quả