Đau bụng kinh uống thuốc gì giảm khó chịu mà vẫn an toàn?

Thuốc giảm đau bụng kinh là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng tân dược có thể gây tác dụng phụ nếu chị em lựa chọn sai loại thuốc. Vậy đau bụng kinh uống thuốc gì? Nếu đang tìm hiểu vấn đề này, bạn đọc không nên bỏ qua những thông tin sau đây.

Đau bụng kinh uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Thuốc tân dược là giải pháp được nhiều chị em nghĩ đến đầu tiên khi bị đau bụng kinh. Hiệu lực của thuốc rất nhanh, chỉ khoảng sau 30 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đi rất nhiều.

Chị em nên dựa vào mức độ đau nhức để lựa chọn loại thuốc phù hợp với thể trạng. Muốn làm giảm cơn đau khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng những loại thuốc như:

Thuốc Mefenamic Acid Stada 500mg

Đây là một trong những sản phẩm được ưu tiên sử dụng hiện nay. Nó được chỉ định phổ biến trong những trường hợp bị đau bụng từ nhẹ đến trung bình.

Mefenamic Acid Stada 500mg có tác dụng điều trị chứng đau ở phụ nữ sau sinh, đối tượng mới làm phẫu thuật, nhức đầu, đau răng, đau nhức xương khớp.

Đau bụng kinh uống thuốc gì? Câu trả lời là Mefenamic Acid Stada

Loại thuốc này được xếp vào nhóm kháng viêm không chứa steroid. Nó hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp axit béo không bão hòa thúc đầy phản ứng viêm trong cơ thể là Prostaglandin.

Một số tác dụng phụ của thuốc là: buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn thị giác,… Những đối tượng không nên sử dụng là người bị suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngay cả trẻ nhỏ dưới 12 tuổi hoặc bệnh nhân bị dị ứng với thành phần bào chế cũng không được uống thuốc.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 500mg
  • Sử dụng trong hoặc ngay sau khi ăn
  • Không được uống quá 1 tuần khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc khắc phục đau bụng kinh Fenaflam

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén màu hồng bởi công ty sản xuất Dược Hậu Giang. Fenaflam có thành phần chính là Diclofenac 25mg. Tác dụng của thuốc là giảm đau bụng kinh hoặc viêm đau cấp tính liên quan đến sản phụ khoa, nha khoa, bệnh lý tai mũi họng.

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng là người từng bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay sau khi dùng thuốc ức chế prostaglandin. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa, suy gan thận, suy tim ứ máu cũng không nên điều trị.

Trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau thượng vị dạ dày,… Nếu gặp phải phản ứng quá nghiêm trọng, bạn nên ngưng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.

Cách sử dụng:

  • Uống 1 – 2 viên/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần
  • Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát, bạn nên sử dụng trước khi ăn.

Thuốc chữa đau bụng Cataflam

Tên gọi khác của loại thuốc này là thuốc đau bụng kinh màu hồng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có hàm lượng 25mg và 50mg.

Thành phần chính của thuốc gồm diclofenac potassium có khả năng hạn chế sự tổng hợp prostaglandin. Từ đó, chị em sẽ đẩy lùi các cơn đau bụng kinh, đau răng, đau sau phẫu thuật.

Loại thuốc này phù hợp với người bị đau bụng ở mức từ trung bình đến nghiêm trọng. Nhưng nếu đang có tiền sử bị nổi mề đay, viêm loét dạ dày thì không nên uống thuốc.

Cách sử dụng:

  • Trị đau bụng kinh nguyên phát: Uống 50 – 150mg, chia làm 3 lần/ ngày, sử dụng tối đa 200mg/ ngày.
  • Chữa đau bụng kinh với người trưởng thành: chia làm 2 – 3 lần, uống đủ 100 – 150mg/ ngày. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống thuốc là 4 tiếng.

Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

Thuốc được sản xuất bởi Công ty United Pharma của Việt Nam. Dolfenal chứa thành phần Acid mefenamic 500mg có thể giảm viêm, hạ sốt và làm dịu cơn đau bằng cách ức chế sản xuất prostaglandin trong cơ thể.

Loại thuốc này thường xuyên được kê đơn cho đối tượng bị đau bụng từ nhẹ tới trung bình. Mặt khác, thuốc cũng được sử dụng để trị tình trạng đau răng, đau nửa đầu hoặc đau toàn thân.

Một trong những loại thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả là Dolfenal

Đối tượng chống chỉ định với Dolfenal là người có biểu hiện suy giảm chức năng gan, thận hoặc gặp vấn đề về dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Uống 3 viên/ ngày, mỗi lần 1 viên
  • Liệu trình uống thuốc không kéo dài quá 1 tuần

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau khá phổ biến và hoàn toàn có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh. Thuốc có thể hạn chế sản xuất chất gây ra tín hiệu đau ở não bộ và giảm đau bằng cách chống lại tình trạng co thắt của cơ trơn tại tử cung.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi, viên nén hoặc thuốc tiêm. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp paracetamol với ibuprofen nhằm giảm các cơn đau.

Mỗi đợt trị đau bụng kéo dài không quá 5 này ở trẻ em, còn người lớn là 10 ngày. Thuốc có thể gây hại cho thận, gan, dạ dày nên chị không được lạm dụng.

Cách dùng:

  • Uống 325 – 650mg sau mỗi 4 tiếng – 6 tiếng
  • Nên sử dụng sau khi ăn

Thuốc chữa đau bụng kinh Diclofenac

Đây là thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid có khả năng giảm đau bụng kinh nhanh chóng.

Diclofenac hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt tính của cyclogenesis – enzyme xúc tác cho quá trình sản xuất chất gây viêm prostaglandin trong cơ thể.

Bạn nên cẩn trọng với những tác dụng phụ của thuốc như: viêm loét bao tử, tăng men gan, suy gan, tiêu chảy, buồn nôn, đau thượng vị,… Nếu sử dụng thuốc quá liều, sức khỏe của chị em sẽ bị đe dọa.

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng thuốc Diclofenac

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 50 – 150ml, mỗi ngày 2 – 3 lần với liều khởi đầu. Trường hợp bị đau dữ dội sẽ tăng liều lên 200mg.
  • Trẻ nhỏ 14 – 17 tuổi: dao động từ 75 – 100mg, uống 2 – 3 lần/ ngày.

Hyoscinum

Hyoscinum có thể giảm đau nhờ cơ chế giãn cơ và chống co thắt cơ trơn trong tử cung. Nó cũng được chỉ định trong trường hợp bị đau tại đường tiêu hóa hoặc bàng quan có liên quan tới co thắt cơ. Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cho bé gái từ 12 tuổi trở lên.

Nếu bị dị ứng với thuốc hoặc chuẩn bị làm phẫu thuật, hãy thông báo với bác sĩ. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng sau chị em cũng nên liên hệ với chuyên gia: tăng nhãn áp, tiểu khó, mắc bệnh tim, tắc nghẽn dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Uống thuốc sau khi ăn
  • Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 2 viên hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.

Khắc phục đau bụng kinh bằng thuốc nam

Ngoài các loại thuốc tây y, chị em có thể tìm đến giải pháp an toàn hơn là thuốc nam. Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, chủ yếu sử dụng thành phần tự nhiên nên không ảnh hưởng tới sức khỏe. Những bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ xa xưa có thể kể đến:

Chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc từ lá ngải cứu

Đặc điểm của ngải cứu là tính ấm, chống ứ trệ máu, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng điều hòa kinh nguyệt và tránh bị rong kinh.

Cách chữa bệnh bằng lá ngải cứu

  • Sắc nước: Cho 6 – 12g lá ngải cứu đun với lượng nước vừa đủ. Chia thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày
  • Chườm nóng: Sao ngải cứu tươi với 200g muối hột. Bọc hỗn hợp với vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng bụng dưới trong 15 phút. Nếu bụng vẫn bị đau, bạn hãy chườm nóng 3 – 4 lần.
Đáp án cho câu hỏi đau bụng kinh uống thuốc gì là bài thuốc từ lá ngải cứu

Bài thuốc khắc phục cơn đau bụng từ gừng

Một trong những phương thuốc kháng viêm và giảm đau tự nhiên là gừng. Thảo dược có tác dụng chống đau bụng kinh, kích thích lưu thông máu, tán huyết và đào thải máu kinh đều đặn.

Có hai cách giảm đau bụng kinh bằng gừng:

  • Pha trà gừng: bạn có thể mua trà gừng pha sẵn để uống hàng ngày. Nếu không, chị em hãy đun một ấm nước sôi và cho vài lát gừng vào ấm, hãm trong vài phút rồi sử dụng bình thường.
  • Xoa bóp bằng rượu gừng: Giã nát khoảng 1kg gừng rồi cho vào bình thủy tinh. Ngâm gừng với 2 lít rượu trắng 40 độ trong 2 tuần. Mỗi lần bị đau bụng, bạn hãy đổ ít rượu ra lòng bàn tay và xoa đều vùng bụng dưới khoảng 10 phút để làm dịu cơn đau.

Giảm đau bụng kinh bằng đậu đen kết hợp hoa hồng

Bài thuốc này phù hợp với đối tượng bị đau bụng kinh do hàn thấp hoặc huyết ứ khí trệ. Dấu hiệu nhận biết điển hình là đau tức, căng chướng bụng, cơn đau xuất hiện trong ngày hành kinh, một số đối tượng còn thấy cục máu kinh bầm đen.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu gồm: đậu đen (30g), hoa hồng (60g), đường đỏ.
  • Rang chín đậu đen, sắc chung với hoa hồng và 500ml nước cho đến khi hỗn hợp chín nhừ.
  • Lọc nước và bỏ bã, thêm đậu đỏ sao cho vị ngọt vừa đủ.
  • Chia thuốc thành 2 lần và uống liên tục trong 3 ngày trước chu kỳ hành kinh.

Cách chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc từ nghệ đen

Nghệ đen có tính ôn, giúp hành khí, giảm đau và kích thích lưu thông máu. Theo Đông y, thảo dược này thường xuyên được áp dụng để điều trị các bệnh đau dạ dày, khó tiêu, nôn trớ, thiếu máu, đau bụng kinh.

Theo đông y, nghệ đen có rất nhiều tác dụng chữa các vấn đề về kinh nguyệt phái nữ

Cách thực hiện:

  • Kết hợp 20g nghệ đen với 16g sung úy và 8g ngải cứu
  • Sắc chung hỗn hợp với 600ml nước sao cho nước cạn còn 1/3
  • Chia thuốc vào các buổi sáng và tối trước khi ăn.
  • Bạn nên sử dụng thuốc trước kỳ hành kinh 5 – 7 ngày

Xem thêm

Đau bụng kinh nên uống gì? Top 11 loại nước tốt cho sức khỏe phái nữ

Có nên uống thuốc khi bị đau bụng kinh không?

Tử cung được tạo thành từ các cơ nên khi tới chu kỳ hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển thêm một lớp mô chứa đầy mạch máu và chất dinh dưỡng để chuẩn bị điều kiện cho phôi thai đậu.

Nếu quá trình thụ thai không diễn ra, nội tiết sẽ có sự thay đổi để hình thành kỳ kinh nguyệt và giải phóng prostaglandin. Chất hóa học này khiến cơ trơn trong tử cung co bóp nhằm đẩy lớp niêm mạc có nhiều mạch máu không được sử dụng ra bên ngoài và hình thành chu kỳ kinh nguyệt.

Mức độ đau bụng kinh sẽ phụ thuộc vào lượng prostaglandin được giải phóng. Khi nồng độ của hoạt chất càng cao, tử cung co bóp càng mạnh mẽ và gây ra cơn đau nghiêm trọng.

Lúc này, thuốc đau bụng kinh có thể làm dịu cơn đau bụng và loại bỏ sự khó chịu trong cơ thể. Tuy nhiên, việc có nên uống thuốc không còn phụ thuộc vào mức độ đau nhức của cơ địa mỗi người. Chị em chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau bụng dữ dội, cơn đau diễn ra âm ỉ và ảnh hưởng tới công việc.

Một số lưu ý khi uống thuốc giảm đau bụng kinh

Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là tân dược và thuốc dân gian. Thuốc tây có hai mặt, mặc dù mang tới hiệu quả cao nhưng vẫn tiềm ẩn tác dụng phụ. Nếu chị em kéo dài thời gian sử dụng hoặc tự ý tăng liều, khả năng gặp biến chứng là rất lớn.

Trong khi đó, các bài thuốc dân gian chỉ giúp cải thiện cơn đau ở mức độ nhẹ và không điều trị triệt để tình trạng đau nhức. Do đó, bạn nên tham khảo thật kỹ thông tin của chuyên gia để tìm được loại thuốc phù hợp.

Chị em nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn y khoa để ngăn chặn biến chứng xấu

Ngoài ra, chị em đừng quên những lưu ý chữa bệnh sau:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các y, bác sĩ
  • Không tự ý kết hợp tân dược với thuốc giảm đau từ thảo dược vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn
  • Cấm sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh. Trường hợp lạm dụng loại thuốc này có thể gây vô sinh hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Như vậy, chị em đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi đau bụng kinh uống thuốc gì. Dù lựa chọn loại thuốc nào thì bạn cũng cần theo dõi tình hình sức khỏe và không nên lạm dụng quá mức. Chị em chỉ nên can thiệp tây y khi tình trạng đau diễn ra nghiêm trọng và không có dấu hiệu suy giảm.

Xem thêm: Vi khuẩn Hp dương tính là gì?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!