Bị nổi mề đay nên kiêng gì ? Quan niệm sai lầm cần xóa bỏ

Mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng mẩn ngứa khi nổi mề đay khiến người bệnh gặp ít nhiều phiền toái trong sinh hoạt.  Nhận định rõ nổi mề đay nên kiêng gì sẽ giúp người bệnh chủ động kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bị nổi mề đay nên kiêng gì là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

Thực tế, việc điều trị nổi mề đay mẩn ngứa mãi không khỏi một phần đến từ chế độ ăn uống, kiêng khem thiếu khoa học. Hiện nay có rất nhiều thông tin về việc “Người bị nổi mề đay nên kiêng gì?”, nhưng đa phần đều là những thông tin thất thiệt chưa được khoa học khẳng định. Khi thực hiện theo, vô tình khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nổi mề đay nên kiêng gì theo ý kiến chuyên gia?

Đặc điểm của mề đay là các vết mẩn ngứa nổi khắp người, cơn ngứa kéo dài âm ỉ gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân của mề đay đến từ các tác nhân xúc tác từ bên ngoài (khói bụi, vi khuẩn, lông động vật,…) hoặc xuất phát từ gan (nóng, độc tố từ bia rượu), hoặc do dị ứng với thực phẩm…

Vì thế cách phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng mề đay tốt nhất chính là hạn chế tiếp xúc với những tác nhân trên.  Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, chuyên gia da liễu trong Điều trị y học cổ truyền cho rằng dị ứng chính là nguyên căn của bệnh nổi mề đay. Người nổi mề đay cần kiêng những điều sau trong ăn uống, sinh hoạt nói chung:

– Kiêng thực phẩm giàu đạm: Bao gồm các loại hải sản như tôm, cua, thịt bò, cá biển… Nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm cao có thể làm triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này trong thời gian điều trị.

– Kiêng thực phẩm dầu mỡ: Thức ăn dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, mỡ động vật,… là những nhóm thực phẩm cẩn tránh khi bệnh nhân đang điều trị mề đay. Bởi khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu nên khả năng tiếp nhận và chuyển hóa chất béo kém hiệu quả, lượng chất béo tích trữ trong cơ thể sẽ rất dễ gây kích ứng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Bị nổi mề đay nên kiêng các loại hải hải, thực phẩm dễ gây dị ứng

– Kiêng đường và muối: Nhóm thực phẩm có nhiều đường (bánh kẹo, các loại trái cây chính) và thực phẩm nhiều muối có tác động kích thích hệ thần kinh ngoại biên, chúng là nguyên nhân gây ra các mảng mề đay lan rộng. Ngoài ra khi người bệnh thu nạp lượng đường đáng kể,  hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Điều này vô tình làm cho các vết mẩn ngứa trên da tái phát nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

– Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng: Nhóm chất kích thích bao gồm các loại bia rượu, trà, cà phê, thuốc lá, ớt, tiêu… làm tăng thêm lượng độc tố tích trữ ở gan. Nóng gan cũng là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng mẩn ngứa dị ứng, mề đay ở người bệnh.

– Kiêng lạm dụng thuốc: Người bệnh khi bị nổi mề đay thường chỉ quan tâm đến việc làm sao để cắt nhanh cơn ngứa, trong đó sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi ngoài da được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại thuốc này mà không nhận chỉ dẫn của bác sĩ lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Thuốc tân dược cũng có một lượng độc tố nhất định, khi chúng tích tụ trong cơ thể càng nhiều sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng mề đay sau mỗi lần tái phát.

Khi bị nổi mề đay người bệnh nên kiêng bôi các loại thuốc làm ẩm da. thuốc kháng sinh

– Kiêng gãi ngứa: Mặc dù người bệnh không thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy và khó chịu khi bị nổi mề đay, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng hành động gãi sẽ không làm dịu cảm giác ngứa mà cơn ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra khi gãi nhiều cũng sẽ khiến cho vùng da bệnh bị trầy xước,  nhiễm khuẩn, tình trạng nhiễm trùng khó tránh khỏi.

Theo ý kiến của chuyên gia, “Nổi mề đay nên kiêng gì” thì người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc kiêng kỵ trên. Đó là những thông tin được khoa học công nhận, có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn nếu người bệnh nghiêm túc tuân thủ khi bị nổi mề đay dị ứng nói chung.

Tham khảo: TOP địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất hiện nay

Bị nổi mề đay có nên kiêng tắm, kiêng gió, kiêng ánh nắng mặt trời?

Theo một số quan niệm dân gian cho rằng, người bị nổi mề đay phải kiêng tắm, kiêng ra ngoài để tránh gió và ánh nắng mặt trời. Nhưng điều này có thật sự đúng hay không?

Điều này đã được khoa học khẳng định là thông tin mang tính tương đối. Mặc dù nhiễm phong ( gió ) có thể là một nguyên nhân gây bệnh mề đay. Bởi khi tiếp xúc với gió (có độc) thì hệ miễn dịch sản sinh ra các chất có thể gây ngứa, nổi mẩn do phản ứng với môi trường ô nhiễm. Để đảm bảo, khi bị nổi mề đay người bệnh nên tránh tiếp xúc với gió trời nhưng không đồng nghĩa với việc người bệnh phải cách ly với mọi thứ.

Khi ở trong phòng kính ngột ngạt, lâu ngày làn da sẽ mất đi khả năng miễn dịch vốn có và bệnh lý lâu hồi phục hơn. Khi muốn ra ngoài, người bệnh chỉ cần che chắn kỹ cho làn da để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió và ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp nguyên nhân nổi mề đay là do yếu tố thời tiết thì người bệnh cần bảo vệ cơ thể tránh những tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng.

Khi bị nổi mề đay không nên kiêng tắm mà chỉ tắm với nước ấm mỗi ngày 1 lần

Người bị nổi mề đay không nên kiêng tắm, thay vào đó bạn có thể sử dụng nước ấm để lau rửa cơ thể. Nếu kiêng tắm trong nhiều này, tình trạng bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da sẽ làm người bệnh có cảm giác ngứa, khiến vi khuẩn có cơ hội ký sinh. Các chuyên gia đã khuyến khích người bệnh mề đay tắm rửa, vệ sinh cơ thể theo những nguyên tắc sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Người bệnh mề đay nên tắm với nước ấm có nhiệt độ vừa phải, bởi khi bạn tắm nước quá nóng sẽ khiến cho làn da bị khô, mất cân bằng pH tự nhiên. Ngược lại khi người bệnh tắm nước quá lạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt rất nguy hiểm.
  • Hạn chế chà xát quá mạnh: Một số người bệnh bị ngứa rát khi tắm, nhưng người bệnh nên tránh hành động gãi ngứa khi tắm nếu không muốn làn da bị tổn thương nặng hơn. Bạnh cũng không nên chà xát để làm bong tróc vùng da bị nổi mề đay, điều này dễ gây nhiễm trùng và rất dễ để lại sẹo trên da.
  • Không tắm quá lâu hay quá nhiều: Theo các chuyên gia, người bị nổi mề đay chỉ nên tắm 1 lần/ngày, mỗi lần tắm chỉ khoảng từ 5 – 10 phút. Khi bạn tắm quá lâu, làn da sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên, từ đó dễ gây khô dẫn đến tình trạng ngứa ngáy.

Những sai lầm khi điều trị bệnh mề đay thường gặp

Bệnh mề đay là bệnh lý dễ điều trị nhưng bệnh cũng có tỷ lệ tái phát cao khi không có phương pháp chữa bệnh phù hợp. Đối với những trường hợp mề đay nhẹ, bệnh nhân điều trị tại nhà thường gặp phải những sai lầm cơ bản khiến bệnh tái phát nhiều lần. Người bệnh nên lưu ý tránh những sai lầm sau:

Không loại bỏ tác nhân gây dị ứng

Điều trị bệnh mề đay cũng giống như những bệnh dị ứng khác, người bệnh cần phải quan tâm đến tác nhân gây bệnh và ưu tiên loại trừ chúng để phòng ngừa. Lối chữa bệnh sai lầm mà nhiều người bệnh vẫn đang mắc phải là chỉ chăm chăm vào việc tìm thuốc chữa bệnh mà không để ý đến việc phòng bệnh từ đầu.

Cụ thể, đối với những người bệnh bị mề đay do nóng gan, dị ứng nhưng thường xuyên sử dụng bia rượu, ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Từ đó tích trữ chất độc trong cơ thể ngày qua ngày khiến triệu chứng thành mãn tính khó chữa lành. Do vậy để việc điều trị bệnh có hiệu quả, người bệnh nên chủ động tìm hiểm cơ thể mình đang gặp kích ứng với tác nhân nào, từ đó hạn chế tiếp xúc với chúng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị gan là chủ yếu

Quan niệm sai lầm của nhiều người là mề đay là bệnh xảy ra do nóng gan, chức năng gan suy giảm, nguyên căn là vì gan tích tụ nhiệt độc trong cơ thể. Theo nhận định của các chuyên gia, điều này chỉ đúng một phần bởi lẽ vẫn có những người bệnh mắc chứng mẩn ngứa, mề đay vẫn có chức năng gan khỏe mạnh.

Theo các tài liệu Đông y, bệnh mề đay xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó các tác động có thể đến từ tình trạng phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, độc tụ,… gây ra uất kết ở da. Ngoài ra còn có thể là do các tạng phủ hoạt động thiếu điều độ, các bộ phận can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, khí huyết hư trệ cũng có thể gây bệnh dị ứng, nổi mề đay. Vì thế khi người bệnh chỉ chăm chăm vào giải độc gan thì điều trị chỉ mang tính tương đối, nhưng bệnh sẽ không khỏi hoàn toàn.

Để chữa nổi mề đay, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm phương thuốc phù hợp

Tìm giải pháp giảm ngứa mà không phòng ngừa tái phát

Người bệnh khi bị nổi mề đay có xu hướng quan tâm đến việc làm thế nào để giảm nhanh cơn ngứa, mề đay nên kiêng gì để dịu các nốt mẩn đỏ tức thì. Những giải pháp tạm thời này có thể giúp người bệnh giảm nhanh cơn ngứa khó chịu, nhưng khi người bệnh chỉ quan tâm đến triệu chứng mà không chú ý chữa dứt điểm nguyên nhân thì bệnh khó lòng chữa khỏi.

Điều trị bằng các loại thuốc giảm kích ứng, kháng sinh chỉ có thể cải thiện triệu chứng. Khi các dược tính của thuốc không còn hiệu quả, cơ thể sẽ tiếp tục bị mẩn ngứa, mẩn đỏ tái phát trở lại. Do đó, những người bệnh vị mề đay mẩn ngứa mạn tính nên quan tâm đến việc điều tận gốc nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa tái phát.

Mất kiên nhẫn trong tiến trình điều trị

Người bị nổi mề đay thường mất thời gian lâu dài để chữa bệnh dứt điểm, bởi phương pháp điều trị mang hiệu quả cao nhất cho đến nay là sử dụng các vị thuốc Đông Y. Tân dược chỉ có khả năng cắt nhanh cơn ngứa chứ không có hiệu quả dự phòng tái phát dị ứng. Điều trị mề đay theo Đông Y không chỉ phòng ngừa tái phát bệnh, phương pháp còn được đánh giá là an toàn và không gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác.

Tuy nhiên, khi điều trị theo Đông y đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên nhẫn trong thời gian thực hiện liệu trình. Bởi các vị thuốc cần có thời gian ít nhất 2 tháng để hoạt dược ngấm dần vào ngũ tạng, từ đó mới đem đến hiệu quả tốt nhất. Tâm lý nóng vội, thiếu kiên nhẫn và tự ý rút ngắn thời gian điều trị, thay đổi liều lượng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân khó hồi phục thể trạng ban đầu.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, người bệnh đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Bị nổi mề đay nên kiêng gì ?”. Thực tế có những quan niệm sai lầm cần xóa bỏ để tránh gây hoang mang cho người bệnh, và điều này cũng giúp phương pháp điều trị đi vào đúng trọng tâm hơn. Cần lưu ý, để không mất nhiều thời gian và chi phí chữa bệnh, bệnh nhân nên đến thăm khám và nhận được hướng dẫn điều trị cụ thể từ bác sĩ Da liễu có chuyên môn cao.

Tốt nhất là khi có triệu chứng mề đay, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và chữa bệnh. Điều trị mề đay, mẩn ngứa có bị tái phát hay không cũng ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó chọn đúng phương pháp điều trị chỉ là một phần, quan trọng là người bệnh cần ý thức được bệnh lý và duy trì lối sống, thiết lập chế độ ăn uống, kiêng khem khoa học để bệnh không tái phát lại.

Nguồn: https://ihs.org.vn/bi-noi-me-day-nen-kieng-gi-5361.html

Xem thêm: Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!