Hội chứng tăng thông khí phổi

Hội chứng tăng thông khí phổi xảy ra khi nhịp hô hấp của bạn tăng nhanh và sâu hơn bình thường. Đây có thể là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân liên quan đến tâm lý hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Hội chứng tăng thông khí phổi là gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Hội chứng tăng thông khí phổi xảy ra khi nhịp hô hấp của bạn tăng nhanh và sâu hơn bình thường. Đây có thể là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân liên quan đến tâm lý hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Hội chứng tăng thông khí phổi là gì và làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu chung

Hội chứng tăng thông khí phổi là gì?

Hội chứng tăng thông khí phổi còn được gọi là:

Hội chứng tăng thông khí phổi là gì?

Hội chứng tăng thông khí phổi còn được gọi là:

  • Thở nhanh sâu
  • Thở quá nhiều
  • Nhịp hô hấp (hoặc thở) – nhanh và sâu

Hội chứng này xuất hiện khi bạn bắt đầu thở rất nhanh. Hơi thở khỏe mạnh là sự cân bằng giữa việc hít vào khí oxy và thở ra khí cacbonic. Sự cân bằng này mất đi khi bạn thở ra nhiều hơn so với hít vào, điều này làm giảm nhanh lượng khí cacbonic trong cơ thể.

Lượng khí cacbonic thấp dẫn đến cảm giác lâng lâng và ngứa ran ở các ngón tay. Thở nhanh nghiêm trọng có thể dẫn đến mất ý thức.

Mức độ phổ biến của hội chứng tăng thông khí phổi

Hội chứng tăng thông khí phổi cấp xảy ra như một phản ứng của cơ thể đối với các trạng thái cảm xúc như lo lắng, hoảng loạn, trầm cảm, lo âu hoặc tức giận.

Trong khi đó, tăng thông khí mạn tính (tái phát) có thể là vấn đề thường gặp ở những người mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như hen suyễn, khí phế thũng hoặc ung thư phổi.

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng tăng thông khí phổi khi mang thai nhưng thường sẽ tự biến mất sau khi sinh.

  • Thở nhanh sâu
  • Thở quá nhiều
  • Nhịp hô hấp (hoặc thở) – nhanh và sâu

Hội chứng này xuất hiện khi bạn bắt đầu thở rất nhanh. Hơi thở khỏe mạnh là sự cân bằng giữa việc hít vào khí oxy và thở ra khí cacbonic. Sự cân bằng này mất đi khi bạn thở ra nhiều hơn so với hít vào, điều này làm giảm nhanh lượng khí cacbonic trong cơ thể.

Lượng khí cacbonic thấp dẫn đến cảm giác lâng lâng và ngứa ran ở các ngón tay. Thở nhanh nghiêm trọng có thể dẫn đến mất ý thức.

Mức độ phổ biến của hội chứng tăng thông khí phổi

Hội chứng tăng thông khí phổi cấp xảy ra như một phản ứng của cơ thể đối với các trạng thái cảm xúc như lo lắng, hoảng loạn, trầm cảm, lo âu hoặc tức giận.

Trong khi đó, tăng thông khí mạn tính (tái phát) có thể là vấn đề thường gặp ở những người mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như hen suyễn, khí phế thũng hoặc ung thư phổi.

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng tăng thông khí phổi khi mang thai nhưng thường sẽ tự biến mất sau khi sinh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng thông khí phổi

Một cơn tăng thông khí phổi thường kéo dài từ 20-30 phút với các triệu chứng:

  • Thở nhanh, thở sâu
  • Cảm thấy như không thở được
  • Khô miệng
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng
  • Thường xuyên thở dài hoặc ngáp
  • Tim đập thình thịch và nhịp tim nhanh
  • Các vấn đề liên quan đến khả năng giữ thăng bằng
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng
  • Ngực căng tức hoặc đau

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng thông khí phổi

Một cơn tăng thông khí phổi thường kéo dài từ 20-30 phút với các triệu chứng:

  • Thở nhanh, thở sâu
  • Cảm thấy như không thở được
  • Khô miệng
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng
  • Thường xuyên thở dài hoặc ngáp
  • Tim đập thình thịch và nhịp tim nhanh
  • Các vấn đề liên quan đến khả năng giữ thăng bằng
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng
  • Ngực căng tức hoặc đau

Các triệu chứng khác xảy ra ít thường xuyên hơn và có thể không rõ ràng, có liên quan đến tăng thông khí phổi bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đầy hơi hoặc ợ hơi
  • Co giật
  • Đổ mồ hôi
  • Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc tầm nhìn đường hầm
  • Các vấn đề liên quan đến khả năng tập trung và ghi nhớ
  • Mất ý thức (ngất xỉu)

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các triệu chứng khác xảy ra ít thường xuyên hơn và có thể không rõ ràng, có liên quan đến tăng thông khí phổi bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đầy hơi hoặc ợ hơi
  • Co giật
  • Đổ mồ hôi
  • Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc tầm nhìn đường hầm
  • Các vấn đề liên quan đến khả năng tập trung và ghi nhớ
  • Mất ý thức (ngất xỉu)

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng tăng thông khí phổi?

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hội chứng tăng thông khí phổi. Tình trạng này thường là kết quả của lo âu, hoảng sợ, bồn chồn hoặc căng thẳng.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tăng thông khí phổi, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Sử dụng chất kích thích
  • Quá liều thuốc (ví dụ quá liều aspirin)
  • Đau nghiêm trọng
  • Mang thai
  • Nhiễm trùng phổi
  • Các bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn
  • Các tình trạng ở tim như cơn đau tim
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
  • Chấn thương đầu
  • Đi du lịch đến độ cao trên 800m

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng tăng thông khí phổi?

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hội chứng tăng thông khí phổi. Tình trạng này thường là kết quả của lo âu, hoảng sợ, bồn chồn hoặc căng thẳng.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tăng thông khí phổi, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Sử dụng chất kích thích
  • Quá liều thuốc (ví dụ quá liều aspirin)
  • Đau nghiêm trọng
  • Mang thai
  • Nhiễm trùng phổi
  • Các bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn
  • Các tình trạng ở tim như cơn đau tim
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
  • Chấn thương đầu
  • Đi du lịch đến độ cao trên 800m

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng thông khí?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng thông khí?

Bác sĩ sẽ nhanh chóng kiểm tra hơi thở và hệ tuần hoàn của bạn. Nếu không tìm thấy bất cứ vấn đề gì đe dọa đến tính mạng tức thì, bác sĩ sẽ dành thêm thời gian để hỏi về bệnh sử và khám sức khỏe cho bạn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác trước khi xác nhận bạn mắc hội chứng tăng thông khí, bao gồm:

  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Các xét nghiệm máu khác
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp thông khí/tưới máu
  • Chụp CT ngực
  • Điện tâm đồ (ECG, EKG)

Nếu nghi ngờ bạn mắc các tình trạng nghiêm trọng hơn hội chứng tăng thông khí phổi, bác sĩ có thể đề nghị bạn nhập viện để kiểm tra và theo dõi thêm. Các tình trạng đe dọa tính mạng liên quan đến thở nhanh hoặc sâu bao gồm:

  • Các vấn đề về tim
  • Các vấn đề về phổi
  • Các vấn đề về hệ thần kinh
  • Các phản ứng và ngộ độc thuốc
  • Nhiễm trùng
  • Thai nghén
  • Các rối loạn về gan

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng thông khí?

Điều quan trọng để điều trị hội chứng này là cố gắng giữ bình tĩnh trong các trường hợp tăng thông khí cấp tính. Sẽ rất hữu ích nếu có ai đó cùng bạn vượt qua cơn tăng thông khí này. Mục tiêu của điều trị trong cơn thở nhanh là tăng lượng khí cacbonic trong cơ thể và làm chậm nhịp thở. Bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thử một số kỹ thuật ngay lập tức để giảm nhẹ các triệu chứng thở gấp cấp tính:

  • Chu môi khi thở
  • Che miệng và một bên lỗ mũi, thở bằng lỗ mũi còn lại
  • Hít chậm vào một túi giấy
  • Cố gắng hít thở bằng bụng (cơ hoành) thay vì ngực
  • Giữ hơi thở trong 10-15 giây

Giảm căng thẳng

Nếu nguyên nhân gây ra hội chứng tăng thông khí là do lo lắng hoặc căng thẳng, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm hiểu và điều trị tình trạng này. Hạn chế căng thẳng khi học tập và sử dụng các kỹ thuật thở sẽ giúp kiểm soát tình trạng của bạn.

Thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bạn.

Bác sĩ sẽ nhanh chóng kiểm tra hơi thở và hệ tuần hoàn của bạn. Nếu không tìm thấy bất cứ vấn đề gì đe dọa đến tính mạng tức thì, bác sĩ sẽ dành thêm thời gian để hỏi về bệnh sử và khám sức khỏe cho bạn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác trước khi xác nhận bạn mắc hội chứng tăng thông khí, bao gồm:

  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Các xét nghiệm máu khác
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp thông khí/tưới máu
  • Chụp CT ngực
  • Điện tâm đồ (ECG, EKG)

Nếu nghi ngờ bạn mắc các tình trạng nghiêm trọng hơn hội chứng tăng thông khí phổi, bác sĩ có thể đề nghị bạn nhập viện để kiểm tra và theo dõi thêm. Các tình trạng đe dọa tính mạng liên quan đến thở nhanh hoặc sâu bao gồm:

  • Các vấn đề về tim
  • Các vấn đề về phổi
  • Các vấn đề về hệ thần kinh
  • Các phản ứng và ngộ độc thuốc
  • Nhiễm trùng
  • Thai nghén
  • Các rối loạn về gan

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng thông khí?

Điều quan trọng để điều trị hội chứng này là cố gắng giữ bình tĩnh trong các trường hợp tăng thông khí cấp tính. Sẽ rất hữu ích nếu có ai đó cùng bạn vượt qua cơn tăng thông khí này. Mục tiêu của điều trị trong cơn thở nhanh là tăng lượng khí cacbonic trong cơ thể và làm chậm nhịp thở. Bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thử một số kỹ thuật ngay lập tức để giảm nhẹ các triệu chứng thở gấp cấp tính:

  • Chu môi khi thở
  • Che miệng và một bên lỗ mũi, thở bằng lỗ mũi còn lại
  • Hít chậm vào một túi giấy
  • Cố gắng hít thở bằng bụng (cơ hoành) thay vì ngực
  • Giữ hơi thở trong 10-15 giây

Giảm căng thẳng

Nếu nguyên nhân gây ra hội chứng tăng thông khí là do lo lắng hoặc căng thẳng, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm hiểu và điều trị tình trạng này. Hạn chế căng thẳng khi học tập và sử dụng các kỹ thuật thở sẽ giúp kiểm soát tình trạng của bạn.

Thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bạn.

Xem thêm: Cách dùng nhục thung dung chữa yếu sinh lý theo kinh nghiệm xưa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!