Những dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết cho bạn
Buồn nôn, hay đói, thường xuyên khát nước, vết thương khó lành,… chính là những dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết. Khi có những triệu chứng này, bạn cần tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Bệnh tiểu đường phát hiện như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có những dấu hiệu đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng phân biệt để tìm cách điều trị sao cho phù hợp.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 diễn biến rất nhanh với các triệu chứng xuất hiện ngay trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. 4 dấu hiệu điển hình mà bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh này gồm:
- Cảm thấy đói và mệt thường xuyên
Khi ăn vào, cơ thể con người sẽ chuyển đổi các thức ăn thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, quá trình này bắt buộc phải có mặt một chất trung gian thì mới có thể hoàn thành đó chính là insulin.
Chính vì vậy, nếu cơ thể bạn không thể tạo ra hoặc không sản sinh đủ insulin thì chắc chắn glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng có ích để cơ thể chúng ta duy trì hoạt động hàng ngày. Hệ quả của tình trạng này là người bị tiểu đường luôn cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
- Đi tiểu nhiều
Một người khỏe mạnh bình thường sẽ chỉ đi tiểu từ 4 đến 7 lần trong vòng 24 giờ, Nhưng những người mắc bệnh tiểu đường thì khác, họ sẽ đi tiểu tiện nhiều hơn mức này, thậm chí là gấp đôi.
Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường đã khiến thận không thể tái hấp thu glucose và đem nó trở lại máu. Chính bởi vậy, một lượng lớn đường phải đào thải ra bệnh ngoài qua thận. Lúc này, thận sẽ lấy rất nhiều nước từ trong máu để có thể làm loãng lượng glucose, sau đó mới loại bỏ chúng qua nước tiểu. Bởi vậy mà người bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu đường nhiều hơn.
- Khát nước thường xuyên
Do người bệnh tiểu đường thường đi tiểu rất nhiều nên việc khát nước thường xuyên cũng là điều không thể tránh khỏi. Đây chính là nhu cầu thiết yếu của cơ thể để bổ sung thêm lượng lớn chất lỏng đã bị mất đi.
Người có chỉ số đường huyết cao sẽ uống rất nhiều nước trong ngày bất kể trời lạnh hay trời nóng, vận động hay không vận động. Đáng chú ý, họ cũng thường xuyên phải thức dậy giữa đêm khuya để bổ sung nước cho cơ thể.
- Sút cân nhiều
Khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin để có thể chuyển hóa glucose thành năng lượng hữu ích cho các cơ quan hoạt động, thì chắc chắn nó sẽ phải tìm ra phương án khác để thay thế. Lúc này, thay vì glucose, các protein từ mô cơ và cả lipid ở mô mỡ đã được sử dụng.
Sự thay thế nguồn cấp năng lượng trên đã dẫn đến việc người bệnh tiểu đường bị giảm cân đột ngột dù vẫn ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Đáng chú ý, bạn có thể giảm tới 5 – 10kg liên tục chỉ trong vòng 1 tới 2 tuần.
- Thị lực giảm sút
Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh sẽ thường có cảm giác nhìn mờ, nhìn méo hoặc nhìn đôi, gọi chung là chứng giảm thị lực trung tâm của mắt. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, qua đó dẫn đến sự thay đổi độ khúc xạ mắt.
- Tê bì chân tay kèm cảm giác ngứa da
Cảm giác tê bì và ngứa ran các vùng da, nhất là về đêm đều là những dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 dễ nhận biết. Nguyên nhân là do đường huyết trong máu tăng cao đã làm tổn thương hệ thống dây thần kinh ngoại biên.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Khác với đái tháo đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi diễn biến rất âm thầm và thậm chí còn không có triệu chứng gì. Nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện ra bệnh sau khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phát triển kéo dài trong nhiều năm cùng các dấu hiệu cảnh báo như sau:
- Nhiễm trùng nấm men: Glucose chính là thức ăn của nấm men. Bởi vậy, khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao thì chắc chắn cũng tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh.
- Vết thương khó lành: Lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài tất yếu sẽ khiến cơ thể sản sinh ra chất độc hại. Hệ quả là các mạch máu bị phá hủy, làm máu khó lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể chữa lành vết thương. Chính bởi vậy mà người bị tiểu đường nếu có các vết nhiễm trùng, sẹo, vết thương hở hay bầm tím sẽ rất lâu lành.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thật sự rất khó nhận biết bởi thông thường các chị em đều không có triệu chứng. Đa số trường hợp chỉ khi đi khám thai định kỳ vào tuần thai thứ 28 mới có thể nhận ra được bệnh lý này.
Cũng có người bị tiểu đường thai kỳ xuất hiện một số triệu chứng như hay khát nước hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên có thể nói đây là những dấu hiệu khá “mập mờ” và nó cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường trong cuộc sống
Bệnh đái tháo đường không thể ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Chẳng hạn, ở tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ngẫu nhiên mà bạn không thể có cách nào ngăn cản nó được. Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 lại có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ ăn uống phòng tránh bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường cũng như để phòng tránh bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm sau:
- Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau củ quả và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho bạn. Bởi vốn dĩ chúng không có chứa nhiều đường – tác nhân gây ra bệnh đái tháo đường.
- Tăng cường bổ sung vitamin D: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy, bạn có thể bổ sung chất này bằng các loại cá hay dầu oliu, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
- Uống nhiều nước: Nước lọc chính là loại nước giải khát tự nhiên và an toàn nhất mà bạn nên sử dụng thay vì nước ngọt hay đồ uống có gas.
- Uống trà: Trong trà xanh có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa độc đáo đó chính là polyphenol và epigallocatechin gallate. Hai hoạt chất này đã đã được chứng minh là có khả năng làm giảm lượng đường trong máu đồng thời tăng độ nhạy của insulin.
- Cà phê: Ngoài trà xanh, trong cà phê cũng có chứa polyphenol có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm sau:
- Giảm lượng đường và thực phẩm chứa carbohydrate trong các bữa ăn hàng ngày.
- Ăn ít thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn: Đây đều là những thực phẩm có chứa cholesterol khá cao, qua đó cũng gia tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn thịt đỏ mỗi ngày có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn tới 29% so với những người ăn ít hơn một lần mỗi tuần.
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh: Đây là loại thực phẩm có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và cả các chất béo xấu. Theo nghiên cứu khoa học thì những Ăn đồ ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn 1 lần/tuần.
Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Có như vậy lượng đường trong máu sẽ không bị tăng cao quá nhanh sau khi ăn đồng thời giảm đột ngột khi đói.
Thói quen sinh hoạt và vận động
Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp các tế bào của cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Bởi vậy, bạn sẽ cần ít insulin hơn so với bình thường để điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định. Hơn nữa, thói quen này còn có thể cải thiện tác dụng của insulin nếu bạn đốt hơn 2.000 calo/tuần.
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện trên những người bệnh tiền tiểu đường chó thấy: Việc tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin lên 51%, đáng chú ý, nếu tập với cường độ mạnh, tỉ lệ này sẽ tăng lên 85%. Tuy nhiên cần chú ý, tác động tích cực này chỉ xảy trong những ngày mà bạn tập thể dục.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bỏ hút thuốc, bởi việc hút thuốc gây ra hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Nếu được sử dụng thường xuyên, nó có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và cả bệnh tiểu đường.
Đáng chú ý, stress cũng một trong những yếu tố có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng, gây tăng nhịp tim và hạn chế khả năng hô hấp của cơ thể con người. Vì thế, bạn nên giữ cho đầu óc được thoải mái, thư giãn mỗi ngày, tránh làm việc quá sức.
Duy trì cân nặng ổn định
Phần lớn những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 đều là những đối tượng thừa cân, béo phì. Những người này thường có xu hướng tích mỡ thừa tại vùng bụng hay xung quanh các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Chất béo này nếu xuất hiện quá nhiều sẽ gia tăng tình trạng viêm và kháng insulin.
Một nghiên cứu khoa học được tiến hành trên 1.000 người mắc tiền tiểu đường cho thấy, nếu 1 người cứ giảm được 1kg thì nguy cơ mắc đái tháo đường của họ sẽ giảm 16%. Trong trường hợp trọng lượng cơ thể đã được giữ ở mức hợp lý, tỉ lệ này có thể lên tới 96%.
Thay vì nhịn ăn, có rất nhiều giải pháp lành mạnh để bạn có thể lựa chọn để giảm cân. Trong đó tốt nhất là chế độ ăn ít tinh bột, ăn theo kiểu Địa Trung Hải, paleo hay ăn chay. Bên cạnh đó bạn cũng cần tăng cường vận động thể dục thể thao để có thể đốt cháy hết lượng mỡ dư thừa trong ngày.
Chú ý: Sau khi đã thực hiện các biện pháp phòng tránh trên, việc theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày là điều cần thiết. Bởi qua đó, bạn mới có thể xác định chính xác được hiệu quả của từng phương pháp và điều chỉnh lại sao cho phù hợp.
Vừa rồi là những dấu hiệu bệnh tiểu đường đặc trưng, dễ nhận biết cho bạn. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh lý này bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, vận động sao cho phù hợp. Ngoài ra việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa và nhờ tới sự tư vấn của họ cũng là điều vô cùng cần thiết.
Tin mới nhất
- Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết
- Suy thận giai đoạn cuối độ 5 sống được bao lâu, nên ăn gì và chữa được không?
- Làm thế nào để mãn kinh muộn an đảm bảo AN TOÀN, HIỆU QUẢ cho phái đẹp?
- Bệnh viêm gan A là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt
- Chữa rối loạn cương dương ở đâu tốt? Bật mí TOP 20 địa chỉ uy tín nhất
- Ăn kiêng bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả
- Germanium Hữu Cơ – Thành Phần Quan Trọng Của Nấm Linh Chi
- 11 quan niệm xưa nay về chăm sóc da cho nam giới
- Viêm họng hạt kiêng gì? Những lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt
Video
- Kiến thức về nấm lim xanh Nấm lim xanh chữa bệnh gì những sự thật về nấm lim có tác dụng gì
- TIN TỨC UNG THƯ Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú
- TIN TỨC UNG THƯ Giảm cân bằng nước lọc: Dễ thực hiện, tác dụng nhanh
- TIN TỨC UNG THƯ Ngứa da: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh [TỪ A-Z]