Viêm họng mãn tính là gì? Có chữa được không ?

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm trong thời gian dài do dị ứng, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý như viêm amidan, trào ngược dạ dày và dị ứng mãn tính. Mặc dù có đặc tính dễ tái phát và dai dẳng nhưng nếu tích cực trong việc điều trị và chăm sóc, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Viêm họng mãn tính là gì?

Viêm họng mãn tính là gì? Các thể thường gặp

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc ở hầu họng bị viêm kéo dài trên 10 ngày. So với viêm họng cấp, viêm họng trong giai đoạn mãn tính thường có triệu chứng tiến triển chậm, mức độ nhẹ nhưng có đặc tính dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

Ngoài nguyên nhân do nhiễm trùng và dị ứng, viêm họng mãn tính còn khởi phát do một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính khác.

Dựa vào tổn thương thực thể, viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể như sau:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: Đây là thể mãn tính mới phát, xảy ra ngay sau khi kết thúc giai đoạn cấp. Thể sung huyết đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc cổ họng đỏ, sưng nóng và viêm.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: Sau giai đoạn sung huyết, niêm mạc cổ họng có xu hướng tiết nhiều dịch nhầy ứ đọng ở cổ. Khi quan sát nhận thấy có dịch tiết bám ở thành họng.
  • Viêm họng hạt: Viêm họng hạt còn được gọi là viêm họng quá phát, xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các tổ chức lympho hoạt động quá mức và dẫn đến tình trạng nổi các hạt nhỏ ở thành họng.
  • Viêm họng teo: Viêm họng teo thường gặp ở người cao tuổi, đặc trưng bởi niêm mạc họng bị teo dần, có màu nhợt nhạt, ít có chất nhầy và khô ráo.

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Khác với viêm họng cấp, viêm họng mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm

Viêm họng cấp thường xảy ra do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Nếu do virus, bệnh có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn (thường là liên cầu khuẩn), bệnh chỉ được điều trị dứt điểm khi sử dụng kháng sinh liên tục trong nhiều ngày.

Vì vậy nếu không can thiệp điều trị, nhiễm trùng ở hầu họng có thể kéo dài hơn 10 ngày và chuyển sang giai đoạn sung huyết mãn tính.

2. Dị ứng mãn tính

Những người bị dị ứng mãn tính thường có nguy cơ bị viêm mũi và viêm họng kéo dài. Nguyên nhân là do các dị nguyên (phấn hoa, lông chó mèo,…) xâm nhập vào niêm mạc hô hấp khiến cơ quan này giải phóng histamine, gây sưng viêm và đau nhức dai dẳng.

3. Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động

Khói thuốc lá chứa nicotine và các hóa chất độc hại, gây kích thích niêm mạc mũi, phế nang, phổi và cổ họng. Do đó người có thói quen hút thuốc lá lâu năm hoặc hít khói thuốc thụ động trong thời gian dài có thể bị viêm họng mãn tính và một số bệnh lý hô hấp khác.

Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động có thể là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Ngoài ra khói thuốc lá còn là tác nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm sức khỏe và tăng nguy cơ nhiễm trùng hầu họng.

4. Sinh sống trong điều kiện ô nhiễm

Thống kê cho thấy những năm gần đây, số lượng người mắc các bệnh hô hấp mãn tính như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan và viêm phế quản có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân là do sinh sống trong điều kiện không khí ô nhiễm.

Ngoài các hóa chất độc hại, hiện nay trong không khí còn xuất hiện các loại bụi mịn có kích thước rất nhỏ, có khả năng xâm nhập vào da, niêm mạc hô hấp và tuần hoàn máu.

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác

Ngoài ra, viêm họng mãn tính còn có thể hệ quả do ảnh hưởng của một số bệnh lý sau:

Trào ngược dạ dày kéo dài gây hư hại niêm mạc hầu họng và làm phát sinh bệnh viêm họng mãn
  • Viêm amidan: Amidan là hạch lympho nằm ở 2 bên cổ họng, có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Với những trường hợp bị viêm amidan mãn tính, nhiễm trùng có thể lây lan sang niêm mạc cổ họng và gây ra viêm họng mãn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là bệnh tiêu hóa mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng axit trào ngược lên cổ họng. Theo thời gian, dịch vị dạ dày có thể ăn mòn niêm mạc hầu họng, gây tổn thương và viêm kéo dài.
  • Áp xe quanh amidan: Áp xe quanh amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng nặng, gây tụ mủ ở xung quanh hạch lympho. Nếu không được kiểm soát tốt, nhiễm trùng ở thể lan tỏa ra niêm mạc họng và gây viêm họng mãn tính.

Ngoài ra, viêm họng kéo dài thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, lupus ban đỏ hoặc nhiễm HIV. Trong khi đó ở người có thể trạng khỏe, nhiễm trùng họng thường có đáp ứng tốt với biện pháp điều trị và thuyên giảm chỉ sau khoảng 10 ngày.

Triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường không gây triệu chứng đột ngột như giai đoạn cấp tính. Các triệu chứng của bệnh tiến triển chậm nhưng diễn tiến dai dẳng và kéo dài.

Cổ họng sưng đỏ, đau, nóng rát và nghẹn vướng là các triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng điển hình của viêm họng mãn tính, bao gồm:

  • Đau họng kéo dài trong nhiều tuần – cơn đau thường xảy ra vào sáng sớm sau khi ngủ dậy
  • Cổ họng khô khan, ngứa, rát và nóng
  • Có cảm giác vướng ở cổ họng
  • Nuốt đau, khó nuốt hoặc nghẹn vướng khi nhai nuốt
  • Hay bị khan giọng, giọng nói trầm hơn bình thường
  • Ho khan hoặc ho kèm đờm
  • Một số trường hợp có thể bị ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát ở vùng ngực

Viêm họng mãn ở trẻ em và người có hệ miễn dịch kém còn có thể gây sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và khó chịu.

Viêm họng mãn tính nguy hiểm không? Có chữa được không?

Viêm họng mãn tính có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, diễn tiến chậm nhưng thường dai dẳng và khó điều trị. Với những trường hợp chủ quan hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản
  • Viêm amidan
  • Áp xe thành họng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm thanh quản
  • Viêm xoang

Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn còn gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Ngoài ra với đặc tính ho và đau họng dai dẳng, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây suy giảm chức năng hô hấp và sức khỏe.

Mặc dù có đặc tính dai dẳng và khó điều trị nhưng nếu sử dụng thuốc phù hợp, chăm sóc đúng cách và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bệnh viêm họng mãn tính có thể được chữa trị dứt điểm.

Chẩn đoán viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường phát sinh các triệu chứng không có tính điển hình cao. Vì vậy ngoài việc quan sát hình thái tổn thương và xem xét tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

Để chẩn đoán viêm họng mãn, bác sĩ sẽ quan sát hình thái tổn thương ở cổ họng
  • Nội soi thanh quản: Nội soi thanh quản được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào cổ họng nhằm quan sát biểu hiện của thành họng, thanh quản và thực quản. Thủ thuật này được thực hiện nhằm xác định thể viêm họng mãn và loại trừ một số khả năng khác.
  • X-Quang phổi: Hình ảnh từ xét nghiệm X-Quang giúp bác sĩ loại trừ các khả năng gây đau họng và ho kéo dài khác như lao phổi, viêm phế quản mãn tính,…
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây viêm họng. Thông thường nếu do nhiễm trùng hoặc dị ứng, nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết thanh sẽ có xu hướng tăng lên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng mãn tính. Vì vậy ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định các thủ thuật chẩn đoán phù hợp.

Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?

Điều trị viêm họng mãn tính không chỉ tập trung vào cải thiện triệu chứng mà còn khắc phục từ nguyên nhân. Đồng thời cần tăng cường miễn dịch và nâng cao thể trạng để ức chế và ngăn ngừa bệnh tái phát.

1. Điều trị nguyên nhân

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bạn cần điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Việc khắc phục từ nguyên nhân có thể giảm nhẹ các triệu chứng, điều trị bệnh dứt điểm và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

  • Tích cực trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,… theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
  • Nếu viêm họng mãn do thói quen hút thuốc lá, bạn nên cai thuốc để cải thiện bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
  • Trong trường hợp do trào ngược axit dạ dày, nên sử dụng thuốc ức chế bài tiết dịch vị kết hợp chế độ ăn và sinh hoạt khoa học.
  • Nên cân nhắc về việc chuyển nơi ở nếu sinh sống trong điều kiện không khí ô nhiễm và chứa nhiều hóa chất.
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và chủ động giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.

2. Điều trị triệu chứng lâm sàng

Ngoài ra với từng triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị triệu chứng như:

Dựa vào từng triệu chứng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định dung dịch súc miệng, thuốc giảm ho,…
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp viêm họng mãn do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn mãn, vi khuẩn thường có nguy cơ kháng thuốc cao hơn giai đoạn cấp, vì vậy bạn nên sử dụng thuốc liên tục theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống dị ứng: Với trường hợp đau họng kéo dài do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine H1 để làm giảm các triệu chứng như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,…
  • Các loại thuốc khác: Bên cạnh đó ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp với thuốc trị ho, thuốc làm loãng đờm, thuốc nhỏ mũi, dung dịch súc miệng,…
  • Đốt viêm họng hạt: Trong trường hợp các hạt lympho gây nghẹn vướng khi nuốt, bạn có thể đề nghị đốt laser để cải thiện triệu chứng nói trên. Tuy nhiên viêm họng hạt có khả năng tái phát nếu không có các biện pháp chăm sóc đúng cách.

3. Nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch

Bệnh viêm họng có xu hướng kéo dài ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và điều trị bệnh dứt điểm, bạn nên thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng, bao gồm:

Nên tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi điều độ để nâng cao thể trạng
  • Thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ.
  • Cần chú trọng bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm và thức uống gây hại cho cổ họng như rượu bia, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh,…
  • Giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh đột ngột.
  • Vào thời điểm dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C hoặc thêm gừng, sả, nghệ,… vào chế độ ăn để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Điều trị nguyên nhân tới triệu chứng bằng Đông y

Một trong những phương pháp chữa bệnh viêm họng mạn tính tổng hòa tất cả các yếu tố kể trên là bài thuốc chữa viêm họng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đây là một trong những bài thuốc gia truyền làm nên thương hiệu và mang lại giải thường danh giá cho nhà thuốc: “Sản phẩm tin cậy, chất lượng hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng 2017“.

Tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, được biết áp dụng theo cơ chế trị bệnh y học cổ truyền đi từ nguyên nhân gây viêm họng là do độc tố tích tụ ở phế, từ đó bài thuốc 150 năm tuổi dòng họ Đỗ Minh chú trọng tập trung cân bằng âm dương,  loại bỏ tận gốc căn nguyên kể trên và giảm dần các triệu chứng. Từ đó, mang đến hiệu quả điều trị từ GỐC tới NGỌN qua sự tổng hòa cùng lúc 2 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình:

  • Thuốc đặc trị viêm họng: Cho tác dụng bổ phế, tiêu đờm, hỗ trợ mát gan, giải độc, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Thuốc tiêu viêm giải độc: Thuốc cho tác dụng thanh nhiệt, thanh phế, điều hòa và tăng cường chức năng tạng gan, hỗ trợ loại bỏ các độc tố gây viêm ra khỏi cơ thể, tăng cường sức khỏe người bệnh để tránh tình trạng tái phát.

Từ đó, bài thuốc mang lại hiệu quả rõ ràng qua từng giai đoạn điều trị:

Hiệu quả của bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường

Nhờ vậy, khi sử dụng liệu trình điều trị viêm họng tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, người bệnh không chỉ được chữa triệt để bệnh viêm họng mãn tính mà còn được hỗ trợ khắc phục những tổn thương do viêm nhiễm gây ra, nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp bệnh không tái phát trở lại.

Để mang lại hiệu quả đó, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chú trọng đầu tư ngay từ khâu đầu vào là nguyên liệu làm thuốc, mang lại sự an toàn cho người bệnh. Theo đó, bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường ra đời từ hơn 50 loại nam dược sạch, một số thảo dược như kim ngân cành, xạ can, thổ phục linh, cát cánh, ké đầu ngựa… Các thảo dược đều được ươm trồng và chăm sóc tại 3 vườn dược liệu sạch do nhà thuốc phát triển theo tiêu chuẩn của Bộ y tế tại Lạc Thủy (Hòa Bình) – Nghĩa Trai (Hưng Yên) – Gia Lâm (Hà Nội).

Các nguyên liệu trong bài thuốc chữa viêm họng đều được hái tại vườn dược liệu sạch của nhà thuốc

Chính bởi điều này đã mang đến phương pháp chữa bệnh viêm họng mãn tính an toàn, không gây tác dụng phụ, không kích ứng cơ thể, thân thiện với mọi thể trạng người dùng. Do đó, bài thuốc có thể sử dụng cho cả trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú.

Khác với các bài thuốc nam truyền thống, bài thuốc chữa viêm họng của nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh được điều chế sẵn thành dạng cao đặc, đựng trong lọ thủy tinh tiện lợi, có thể mang theo bên mình để sử dụng mọi lúc mọi nơi. Người bệnh chỉ cần lấy cao thuốc pha với nước sôi là sử dụng được ngay, không mất thời gian đun nấu.

Từ sự tối ưu này, bài thuốc nam điều trị viêm họng dòng họ Đỗ Minh từng được giới thiệu rộng rãi và đánh giá cao trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, số phát sóng ngày 06/02/2018.

>>> Xem chi tiết chương trình tại đây: 

Sự thành công của bài thuốc chữa viêm họng gia truyền hơn 150 tuổi góp phần giúp nâng cao uy tín thương hiệu Đỗ Minh Đường. Đây cũng là lý do đơn vị nhiều lần được mời tham gia cố vấn y khoa trên các chương trình truyền hình chăm sóc sức khỏe quốc gia như:

  • Sống khỏe mỗi ngày – VTV2 giới thiệu bài thuốc nam Đỗ Minh Đường giúp diễn viên Lê Bá Anh lấy lại bản lĩnh phái mạnh ở tuổi 40 (Số phát sóng ngày 16/03/2020) và chia sẻ phương pháp điều trị bệnh viêm xoang mãn tính của diễn viên Hoa Thúy (số phát sóng ngày 29/02/2020)
  • Vì sức khỏe của bạn – Đài truyền hình Hà Nội tư vấn chữa bệnh phụ khoa bằng bài thuốc thảo dược Phụ Khang Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
  • Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2 chia sẻ bí quyết điều trị bệnh nam khoa bằng thuốc nam dòng họ Đỗ Minh
  • Và được nhiều người nổi tiếng tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe như diễn viên Nguyệt Hằng (chữa mề đay mẩn ngứa), nghệ sỹ hài Xuân Hinh (điều trị viêm xương khớp).

Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính của dòng họ Đỗ Minh được các chuyên gia đánh giá và ghi nhận cho tác dụng tổng hòa, toàn diện nhất từ trước đến nay. Lựa chọn phương pháp điều trị toàn diện giúp người bệnh vừa rút ngắn thời gian chữa bệnh, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mình.

Chi tiết: BÀI THUỐC VIÊM HỌNG ĐỖ MINH ĐƯỜNG – Giải pháp sạch 100% từ thiên nhiên

Phòng ngừa bệnh viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính có khả năng tái phát cao, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột và thể trạng suy yếu. Vì vậy để kiểm soát bệnh, bạn nên chủ động áp dụng các mẹo phòng ngừa như:

Giữ vệ sinh răng miệng có thể giảm nguy cơ tái phát viêm họng và viêm amidan
  • Thay đổi các thói quen xấu, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Đồng thời nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi và tai đúng cách nhằm hạn chế nhiễm khuẩn.
  • Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân.
  • Với những người bị dị ứng mãn tính, có thể trao đổi với bác sĩ để được sử dụng thuốc kháng histamine dự phòng.
  • Hạn chế di chuyển và hoạt động ngoài trời trong thời điểm chuyển mùa.
  • Vệ sinh môi trường sống, trồng nhiều cây xanh và đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Cân nhắc việc chuyển đổi chỗ ở nếu khu vực sinh sống có chỉ số ô nhiễm và bụi mịn quá cao.

Viêm họng mãn tính có đặc tính dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng, bạn cần điều trị từ nguyên nhân và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-hong-man-tinh-6509.html

Xem thêm: Những điều bạn nên biết về bệnh Paget vú

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!