Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và lo lắng. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan như thế nào?
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là chứng ợ nóng là một bệnh lý có khả năng tạo nên cảm giác nóng rát tại lồng ngực, cổ họng, nhất là sau khi bạn đã sử dụng một số loại thực phẩm. Đây là một trong những bệnh lý về dạ dày xuất hiện rất phổ biến. Chính vì thế mọi người đều có khả năng trải qua bệnh lý này ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể được khắc phục bằng thuốc hoặc một số phương pháp điều trị đơn giản.
Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược dạ dày mãn tính (bệnh xuất hiện thường xuyên, xuất hiện kéo dài trong một thời gian hoặc xuất hiện ít nhất hai lần mỗi tuần), người bệnh sẽ có khả năng bị ung thư thực quản.
Thực quản được định nghĩa là một ống dài giúp thức ăn di chuyển từ cổ họng xuống dạ dày. Chính vì thế khi bạn bị trào ngược dạ dày, lượng axit có trong dạ dày của bạn sẽ trào ngược vào thực quản. Lâu ngày lượng axit sẽ làm hỏng mô thực quản của bạn, đồng thời làm tăng nguy cơ xuất hiện và phát triển tế bào ung thư ở thực quản.
Bệnh ung thư thực quản được chia thành hai loại chính: Ung thư biểu mô tuyến và tế bào vảy. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày mãn tính sẽ thúc đẩy và làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư tuyến.
Có phải trào ngược dạ dày là nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản?
Các bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì nhưng hầu hết những người thường xuyên bị trào ngược dạ dày đều có nguy cơ tăng nhẹ khả năng mắc bệnh ung thư thực quản. Khi bệnh xuất hiện, lượng axit trong dạ dày văng lên và rơi vào phần dưới của thực quản. Tuy nhiên cấu tạo bên trong dạ dày của bạn lại có một lớp lót với chức năng bảo vệ bộ phận này khỏi axit. Điều này có nghĩa thành phần axit có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng các tế bào mô nằm trong thực quản.
Mô bị tổn thương do trào ngược dạ dày có thể gây nên hiện tượng thực quản Barrett. Bệnh lý này khiến các mô nằm trong thực quản được thay thế bằng các mô tương tự giống như những gì các chuyên gia nhìn thấy trong niêm mạc ruột. Lâu này những tế bào này có thể phát triển mạnh và trở thành các tế bào ung thư gây nguy hiểm.
Thực quản Barrett là một bệnh lý có liên quan đến bệnh ung thư thực quản. Bởi những người mắc bệnh này thường có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn so những người bình thường. Thế nhưng đa phần những người chỉ bị chứng thực quản Barrett chưa bao giờ bị ung thư thực quản. Tuy nhiên khi kết hợp tình trạng thực quản Barrett cùng với thực quản GERD, bệnh nhân sẽ có nhiều nguy cơ bị ung thư thực quản hơn so với những bệnh nhân chỉ bị thực quản GERD hoặc chỉ bị thực quản Barrett.
Tổng quan về bệnh ung thư thực quản
1. Triệu chứng ung thư thực quản
Khó nuốt là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư thực quản. Triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi khối u phát triển và gây nên tình trạng tắc nghẽn thực quản. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác đau khi nuốt, nhất là khi lượng thức ăn vượt qua khối u. Tình trạng khó nuốt nếu diễn ra lâu ngày có thể khiến bệnh nhân giảm cân không có chủ ý. Bởi khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn có cảm giác thèm ăn hoặc tăng sự trao đổi chất vì bệnh ung thư đang phát triển.
Ngoài ra khi mắc bệnh, người
bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác bao gồm:
- Tăng cảm giác khó tiêu hoặc ợ nóng
- Ho mãn tính
- Khàn tiếng
- Xuất huyết ở thực quản.
Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường không gây nên bất kỳ triệu chứng nào. Cho đến khi tế bào ung thư đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định, bệnh nhân mới nhận thấy sự tiến triển của các triệu chứng. Chính vì thế việc nói chuyện với bác sĩ về những phương pháp chẩn đoán và tiến hành sàn lọc ung thư là điều rất quan trọng khi bạn nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh ung thư.
2. Yếu tố nguy cơ ung thư thực quản
Ngoài thực quản Barrett và bệnh trào ngược dạ dày mãn tính, một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh ung thư thực quản bao gồm:
- Tuổi tác: Ung thư thực quản xuất hiện phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi
- Tuổi tác: Khả năng mắc bệnh ung thư thực quản ở đàn ông cao gấp 3 lần so với phụ nữ
- Rượu: Việc sử dụng rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản so với nhưng người bình thường, nhất là khi bạn sử dụng rượu cùng với thuốc lá
- Thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá và những sản phẩm liên quan như xì gà, thuốc lá nhai đều có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản
- Sự bức xạ: Nếu bạn đã từng điều trị bức xạ ở bụng hoặc ngực, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản
- Béo phì: Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này một phần là do họ có nhiều khả năng bị trào ngược dạ dày mãn tính
- Chế độ ăn: Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều trái cây và rau quả, tỉ lệ mắc bệnh ung thư thực quản của bạn sẽ suy giảm. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cho rằng việc ăn nhiều thịt và những loại thức ăn được chế biến sẵn làm tăng khả năng mắc bệnh. Ngoài ra ăn quá nhiều dẫn đến việc thừa cân cũng là một yếu tố rủi ro.
3. Chẩn đoán ung thư thực quản
Trong trường hợp cơ thể xuất hiện những triệu chứng do bệnh ung thư thực quản gây ra, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và hỏi tiền sử mắc bệnh của bạn. Nếu nghi ngờ bạn có khả năng bị ung thư thực quản, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trải qua một vài xét nghiệm. Một vài xét nghiệm bạn được yêu cầu có thể là nội soi. Đây là một hình thức xét nghiệm trong đó bác sĩ sẽ đặt một ống dài xuống cổ họng, đầu ống có gắn một camera giúp quan sát và kiểm tra mô thực quản. Bác sĩ có thể lấy sinh thiết mô của bạn để gửi đến phòng thí nghiệm.
Ngoài ra nuốt barium là một hình thức xét nghiệm khác giúp bác sĩ xác định xem bạn có bị ung thư thực quản không. Đối với phương pháp này bạn sẽ được yêu cầu uống một chất lỏng phấn để dung dịch này có thể chảy vào thực quản của bạn. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang thực quản.
Trong trường hợp các mô ung thư đã được tìm thấy, bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định mức độ phát triển của ung thư và xem ung thư có lan ra bất cứ nơi nào của cơ thể hay không.
4. Điều trị ung thư thực quản
Để có thể lựa chọn phương pháp điều trị ung thư thực quản, bác sĩ cần phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh và các giai đoạn ung thư. Các phương pháp điều trị chính có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp đồng thời cả 3 phương pháp.
1. Phẫu thuật
Ở gian đoạn đầu của bệnh ung thư, bác sĩ phẫu thuật có thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và khối u. Để thực hiện được điều này bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi để hổ trợ. Nếu tế bào ung thư đã phát triển và lan rộng đến các mô sâu hơn, bác sĩ cần loại bỏ phần ung thư thực quản của bệnh nhân và gắn kết các phần còn lại. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ luôn phần trên của dạ dày hoặc các hạch bạch huyết của bạn hoặc loại bỏ cả hai.
2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia bức xạ có thể hướng vào khu vực bị ung thư từ bên ngoài cơ thể hoặc các tia có thể được quản lý từ bên trong cơ thể của người bệnh. Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất là kết hợp đồng thời xạ trị cùng với hóa trị.
3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc điều trị để xăm nhập và tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với bức xạ (xạ trị) hoặc sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.
Triển vọng ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và ung thư thực quản
Triển vọng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và ung thư thực quản dựa vào các giai đoạn của bệnh ung thư.
- Đối với ung thư thực quản cục bộ (tế bào ung thư chưa lan sang những bộ phận khác của cơ thể): Tỉ lệ sống sót sau năm năm của bệnh nhân là 43%
- Đối với ung thư thực quản khu vực (tế bào ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc những bộ phận lân cận khác của cơ thể): Tỉ lệ sống sót sau năm năm của bệnh nhân là 23%
- Đối với ung thư thực quản ở xa (tế bào ung thư đã phát triển mạnh và di căng đến những bộ phận ở xa của cơ thể): Tỉ lệ sống sót sau năm năm của bệnh nhân là 5%.
Những con số này đã thông qua quá trình khảo sát và liệt kê. Tuy nhiên đây không phải là một số liệu có khả năng dự đoán kết quả cho bất cứ bệnh nhân nào. Triển vọng có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác bao gồm quá trình trị liệu, phản ứng của các tế bào ung thư với các phương p
háp điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Ngăn ngừa trào ngược dạ dày dẫn đến bệnh ung thư thực quản như thế nào?
Để ngăn ngừa trào ngược dạ dày dẫn đến bệnh ung thư thực quản điều quan trọng bạn có thể làm là kiểm soát hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày. Để làm được điều này bạn có thể thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa sau:
- Giảm cân
- Ăn ít chất béo và những loại thực phẩm chế biến sẵn
- Không nằm xuống sau khi ăn bởi khi nằm xuống axit và lượng thức ăn trong dạ dày của bạn rất dễ trào ngược vào thực quản
- Sử dụng thuốc kháng axit hoặc những loại thuốc ức chế bơm proton
- Không hút thuốc
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và những loại thức uống có cồn khác
- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi…
Trong trường hợp bạn mắc chứng thực quản Barrett và thực quản GERD, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn rất nhiều so với những người chỉ mắc chứng thực quản GERD hoặc trào ngược dạ dày. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào bạn cũng cần đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên và tiến hành xử lý bất kì triệu chứng nào liên quan đến bệnh ung thư thực quản.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?” cùng với phương pháp điều trị ung thư và cách ngăn ngừa. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để bệnh thuyên giảm?
- Khám trào ngược dạ dày thực quản ở đâu được nhiều người tin tưởng?
Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị A-Z
Tin mới nhất
- Top 11 Thuốc trị đau mỏi vai gáy an toàn hiệu quả nhất hiện nay
- Ho ăn mực được không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?
- Phương pháp chữa viêm họng bằng diện chẩn
- Nấm lim xanh chữa bệnh viêm gan cách uống nấm lim rừng khoa học
- Cần xem ngay nếu mẹ bầu không muốn bị sảy thai
- Lạc nội mạc tử cung
- CÂY HOA CÂY RAU CHỮA BỆNH QUANH TA (P1)
- Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt
- Ung thư ruột già (ung thư đại tràng)
- 4 Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Hộp Gỗ
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Những lưu ý để bệnh nhanh khỏi
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tiêm phòng viêm gan A cho trẻ: Cha mẹ cần lưu ý những gì?
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm tuyến tiền liệt là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả cao
- TIN TỨC UNG THƯ 12 nguyên nhân gây đau xương chậu ở phụ nữ