Điều trị Ung thư dạ dày như thế nào?
Ung thư dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tiến triển của bệnh ở từng giai đoạn bệnh. Có một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày được chính thức sử dụng hiện nay là phẫu thuật, dùng hóa trị, xạ trị, sử dụng kháng thể đơn dòng hay còn gọi là thuốc tác dụng đích để tiêu diệt tế bào Ung thư.
Xem thêm: Triệu chứng ung thư dạ dày | Nguyên nhân ung thư dạ dày thường gặp
Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?
Các phương pháp điều trị chính đối với Ung thư dạ dày gồm:
- Phẫu thuật
- Hóa chất
- Điều trị đích
- Xạ trị
Các bác sỹ thường kết hợp 2 hoặc nhiều hơn các phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Lựa chọn điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố như: vị trí, giai đoạn ung thư, tuổi, thể trạng và nguyện vọng của bệnh nhân.
Nếu tiên lượng là không thể điều trị khỏi, thì ít nhất phác đồ điều trị có thể làm thuyên giảm triệu chứng như đau, chảy máu, khó ăn uống…..
Phẫu thuật
Thường là một phần của phác đồ điều trị ung thư dạ dày trong trường hợp có thể phẫu thuật được. Tùy thuộc loại ung thư và giai đoạn bệnh , bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân. Thường bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại được nhiều nhất có thể phần dạ dày bình thường. Trong một số trường hợp các tổ chức khác cũng sẽ cần cắt bỏ.
Tại thời điểm này phẫu thuật cùng với các phương pháp điều trị khác mang tới cơ hội duy nhất để điều trị khỏi ung thư dạ dày. Nếu ở giai đoạn bệnh O,I,II,III và có thể trạng tốt , bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật.
Trong trường hơp khối u đã lan quá rộng không thể cắt bỏ hoàn toàn được, việc phẫu thuật cũng có thể giúp ngăn ngừa chảy máu từ khối u hoặc giữ cho dạ dày khỏi bị tắc. Dạng phẫu thuật này gọi là phẫu thật giảm nhẹ , nghĩa là dùng với mục tiêu giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa triệu chứng mà không phải điều trị bệnh.
Có 3 dạng phẫu thuật cho ung thư dạ dày:
- Phẫu thuật nội soi: khối u sẽ được cắt bỏ thông qua nội soi ( dùng một ống dài, linh hoạt đưa qua họng xuống dạ dày. Thường thực hiện chỉ cho một số ung thư giai đoạn sớm , khối u chưa lan rộng)
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày: chỉ một phần dạ dày , đôi khi cùng một phần thực quản hoặc phần đầu tiên của ruột non. Các hạch lympho bên cạnh cũng được cắt bỏ , đôi khi cùng với các tổ chức kế bên.. Việc ăn uống dễ hơn rất nhiều sau khi phẫu thuật nếu chỉ loại bỏ một phần dạ dày. Đây có thể một lựa chọn nếu ung thư chỉ khu trú ở phần thấp hơn của dạ dày gần ruột non hoặc chỉ ở phần trên của dạ dày
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày cùng với hạch lympho kế bên, đôi khi cả lách và các phần của thực quả, ruột non, tụy và các tổ chức gần đó nữa. Đoạn cuối của thực quản sẽ được nối thẳng với ruột non. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ ăn được từng lượng nhỏ thức ăn mỗi lần do vậy cần ăn nhiều bữa trong ngày. Phương pháp này được dùng khi ung thư xâm lấn xuyên qua thành dạ dày hoặc ung thư phần phía trên của dạ dày.
Phẫu thuật giảm nhẹ đối với ung thư không thể cắt bỏ
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày với những trường hợp có đủ sức khỏe để phẫu thuật , có thể giúp điều trị các vấn đề như chảy máu, đau hoặc tắc dạ dày ngay cả khi không điều trị khỏi bệnh được
- Phẫu thuật bắc cầu nối dạ dày: khối u nằm ở phần thấp hơn của dạ dày có thể phát triển đủ lớn làm cản trở thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đối với người đủ sức khỏe để phẫu thuật , một lựa chọn để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng này là bắc cầu nối phần dưới của dạ dày bằng cách nối phần đầu của ruột non( hành tá tràng) với phần trên của dạ dày cho phép thức ăn rời khỏi dạ dày qua đường mới.
- Cắt bỏ khối u bằng nội soi : áp dụng với trường hợp không đủ sức khỏe để phẫu thuật , dùng ống nội soi hướng dẫn chùm tia laser phá hủy các phần của khối u . Do vậy có thể giúp dừng chảy máu hoặc giảm nhẹ tắc dạ dày .
- Đặt stent: mở ở đoạn đầu hoặc cuối dạ dày sau đó sử dụng nội soi đặt stent ( ống kim loại tròn) vào chỗ mở, giúp thức ăn đi qua được dạ dày.
- Đặt ống nuôi dinh dưỡng trong trường hợp bệnh nhân không ăn uống được . Một phẫu thuật nhỏ được làm để đặt ống xông qua da vào bụng đi vào chỗ lượn xa của dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cơ thể qua ống này.
Tác dụng phụ của phẫu thuật
- Chảy máu do phẫu thuật
- Đông máu
- Tổn thưởng các tổ chức kế bên
Các tác dụng phụ khác có thể xuất hiện khi bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật: nôn, ợ nóng, đau bụng, tiêu chảy ( đặc biệt sau ăn) , thiếu vitamins. Cần bổ sung vitamin sau phẫu thuật, thay đổi chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Hóa trị liệu
- Hóa trị liệu là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư . Thường dùng thuốc ở dạng tiêm truyền hoặc uống. Ngay khi thuốc hấp thu vào máu chúng phân bố khắp cơ thể. Hóa trị liệu rất hữu ích để điều trị ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các tổ chức khác.
- Hóa trị liệu có thể chỉ định trước phẫu thuật, giúp khối u nhỏ lại , dễ dàng hơn cho việc loại bỏ khối u và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Đối với một số giai đoạn bệnh ung thư đây là một lựa chọn điều trị tiêu chuẩn.
- Hóa trị liệu có thể chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc quá nhỏ không thể phát hiện ra được. Mục tiêu là ngăn ngừa không cho ung thư quay trở lại. Đối với ung thư dạ dày, hóa trị liệu thường được chỉ định cùng xạ trị sau phẫu thuật.
- Hóa trị liệu cũng có thể chỉ định như một điều trị chính cho ung thư dạ dày trong trường hợp ung thư đã xâm lấn tới các tổ chức xa. Nó giúp làm giảm nhẹ triệu chứng ở một số bệnh nhân đặc biệt. Hóa trị liệu được dùng theo chu kỳ , mỗi đợt điều trị kế tiếp theo một thời gian nghỉ để cơ thể hồi phục. Mỗi chu kỳ thường kéo dài vài tuần.
- Có một số hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày, tùy thuộc tình trạng bệnh mà dùng đơn thuần hoặc phối hợp.
Tác dụng phụ của việc sử dụng hóa chất
Hóa chất vừa tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời cũng phá hủy các tế bào bình thường, dẫn tới các tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc loại hóa chất điều trị , liều dùng và thời gian dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất:
- Nôn, buồn nôn
- Mất cảm giác thèm ăn
- Rụng tóc
- Tiêu chảy
- Loét miệng
- Nguy cơ nhiễm trùng cao do giảm bạch cầu
- Dễ chảy máu do thiếu tiểu cầu
- Rất mệt do thiếu hồng cầu (thiếu máu)
Phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng điều trị , ví dụ tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc điều trị.
Một số hóa chất nhất định có thể gây các tác dụng phụ đặc biệt như tổn thương thần kinh hoặc tim .
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc làm giảm nhẹ các tác dụng phụ này.
Điều trị đích cho ung thư dạ dày
Hóa chất tác động tới các tế bào đang phân chia nhanh do vậy chúng có hiệu quả với tế bào ung thư. Nhưng tế bào ung thư có nhiều điểm khác với tế bào bình thường. Thuốc điều trị đích chính là nhóm thuốc tác động vào những điểm khác biệt này và do đó chúng cũng sẽ có những tác dụng phụ khác với hóa chất.
Trastuzumab
Transtuzumab tác động vào một protein gọi là HER2 . Nếu các tế bào ung thư dạ dày có quá nhiều protein HER2 , sử dụng transtuzumab kết hợp hóa chất trong trường hợp ung thư tiến triển có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Cần làm xét nghiệm HER2 trước khi dùng thuốc này vì không phải tất cả các trường hợp ung thư dạ dày đều có nhiều HER2
Transtuzumab được dùng mỗi 2-3 tuần một lần cùng với hóa chất.
Ramucirumab
Thuốc này có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các mạch máu mới do vậy ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của ung thư.
Chỉ dùng cho ung thư tiến triển dùng mỗi 2 tuần một lần
Tác dụng phụ thường nhẹ gồm tăng huyết áp, tiêu chảy và đau đầu. Có thể tác dụng phụ nặng nề hơn như chảy máu, đông máu.
Điều trị xạ trị
Xạ trị là sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm khối u nhỏ lại.
Trước khi phẫu thuật, xạ trị có thể dùng cùng với hóa chất để làm nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Sau phẫu thuật, xạ trị giúp tiêu diệt các vùng ung thư rất nhỏ không thể phát hiện và loại bỏ khi phẫu thuật. Xạ trị , đặc biệt khi kết hợp với hóa chất có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Xạ trị cũng có thể dùng làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư tiến triển như đau, chảy máu và khó nuốt.
Tia xạ lấy từ một máy đặt ngoài cơ thể là dạng thường dùng nhất để điều trị ung thư dạ dày. Qúa trình điều trị không gây đau , mỗi lần điều trị kéo dài vài phút . Thường điều trị 5 ngày /tuần trong nhiều tuần hoặc tháng.
Tác dụng phụ của xạ trị
- Các vấn đề về da tại chỗ chiếu xạ như viêm loét da
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi
- Giảm tế bào máu
Các tác dụng phụ này thường hết sau khi kết thúc điều trị. Xạ trị có thể làm tác dụng phụ của hóa chất nặng thêm. Xạ trị cũng có thể gây tổn thương các tổ chức tiếp xúc gần với chùm tia xạ dẫn tới tổn thương tim, phổi hoặc thậm chí tăng nguy cơ ung thư khác sau đó.
Trường hợp xác định bệnh sớm, phẫu thuật là biện pháp tốt nhất, sau khi phẫu thuật thành công và sử dụng các thuốc điều trị theo phác đồ thì 90% bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống đến hơn 5 năm. Đối với những bệnh nhân có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì chỉ định bắt buộc phải tiêu diệt vi khuẩn Hp và chống tái nhiễm vi khuẩn bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, và dự phòng tái nhiễm bằng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp.
Trường hợp phát hiện muộn: thường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, tùy tiên lượng của bệnh nhân.
Điều trị ung thư dạ dày phải kiên trì, lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, ngoài ra cần chú ý đặc biệt tới yếu tố tinh thần của bệnh nhân, tăng sức đề kháng của cơ thể để tránh bị nhiễm các loại bệnh khác như cảm cúm, nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Cách phòng chống ung thư dạ dày
Theo Gastimunhp.vn
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác nhất
- Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
- Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
- Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?
Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi ngủ không thể chủ quan – 4 mẹo chữa hay
Tin mới nhất
- Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?
- Nấm lim xanh trị bệnh gan được không cách dùng nấm lim chữa bệnh
- Hội chứng kém hấp thu
- 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau xà lách xoong đối với trẻ nhỏ
- Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư phụ khoa trước khi quá muộn
- Top 4 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Nhật Bản Nissan
- Đi tìm lời đáp cho vấn đề thủ dâm có gây vô sinh không
- Thuốc trào ngược dạ dày của Nhật loại nào tốt nhất? TOP 12 sản phẩm
- Tầm quan trọng của việc uống sữa tươi với người bệnh tiểu đường type 2
- Vì sao phụ nữ mắc ung thư phổi ngày càng nhiều hơn?