Trào ngược dạ dày khi ngủ không thể chủ quan – 4 mẹo chữa hay
Trào ngược dạ dày vào ban đêm là hiện tượng gì và có gì khác so với hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản vào ban ngày? Người bệnh hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và bỏ túi ngay các cách trị trào ngược dạ dày khi ngủ hiệu quả nhất!
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ là tình trạng thức ăn, dịch vi acid trong dạ dày bị tác động dẫn đến trào ngược khi người bệnh đang nằm ngủ. Đây là tình trạng bệnh dễ gặp và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
Tình trạng trào ngược khi ngủ thường do một số nguyên nhân sau:
- Thói quen xấu khi ăn uống: Người bệnh rất dễ mắc phải một số thói quen xấu sau đây: Ăn tối muộn (sau 8h tối), nằm ngay sau khi ăn, sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, có thói quen uống nước có gas và cồn,… Các thói quen này là nguy cơ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày đặc biệt là vào ban đêm khi nằm ngủ.
- Thoát vị hoành: Cơ hoành là cơ có vị trí nằm ngang, ngăn cách giữa ổ bụng và khoang ngực. Khi ống thực quản đi từ khoang ngực xuống ổ bụng sẽ đi xuyên qua một lỗ ở cơ hoành, gọi là van dạ dày. Khi van dạ dày bị trượt khỏi lỗ cơ hoành – gọi là thoát vị hoành thì van sẽ bị yếu đi và khi nằm xuống không khép kín được tạo điều kiện dịch vị trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm có thể do một số nguyên nhân khác như: Bị căng thẳng, stress lâu ngày, sử dụng đồ uống có gas, ăn đồ ăn có vị chua, ảnh hưởng một số bệnh lý thực quản, triệu chứng thai kỳ,…
Trào ngược dạ dày khi ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Trào ngược dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Một số ảnh hưởng khi bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm là:
- Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ khiến người bệnh bị nghẹt thở, làm chậm nhịp tim, nặng hơn có thể là ngừng thở và dẫn đến tử vong.
- Buổi sáng khi bạn thức dậy người bệnh thường gặp phải cảm giác đắng miệng, khô miệng, đau họng hoặc buồn nôn khi đánh răng.
- Dịch acid lâu ngày có thể khiến người bệnh bị mất giọng, đau rát họng, hen suyễn, ho mãn tính,…
- Trào ngược dạ dày khiến người bệnh mất ngủ và dẫn đến tình trạng người bệnh ngủ ngày nhiều. Tình trạng này làm làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như mất ngủ vô căn, ngưng thở khi ngủ và rối loạn giờ ngủ sinh học.
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, rất khó kiểm soát về đường hô hấp như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, viêm hô hấp cấp, ung thư thực quản,…
Đặc biệt, theo nghiên cứu người mắc nguy cơ mắc ung thư thực quản vào ban đêm cao hơn 30% so với trào ngược dạ dày vào ban ngày.
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ
Một số cách điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ bạn cần biết:
Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị
Sử dụng thuốc Tây y trị trào ngược dạ dày mang lại kết quả nhanh nhất. Sau khi thăm khám, các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc trị trào ngược sau:
- Thuốc kháng acid: Đây là nhóm thuốc giúp trung hòa, cân bằng lượng acid trong dạ dày để hạn chế hiện tượng trào ngược ban đêm.
- Thuốc đối kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua khi ngủ. Một số loại thuốc thường chỉ định sử dụng để điều trị là: Cimetidine, Famotidine (Pepcid), Ranitidine (Zantac), Nizatidine (Axid),…
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng tăng dịch tiết acid ở dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Thuốc điều hòa vận động: Khi sử dụng nhóm thuốc này giúp điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường cơn co thắt thực quản và cải thiện tình trạng trào ngược acid lên thực quản.
- Thuốc pro-motility: Nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nhất là trào ngược vào ban đêm.
Tuy có tác dụng chỉ sau 2 – 3 liều dùng, nhưng thuốc Tây y lại dễ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể gây nhờn thuốc và khiến bệnh dễ tái phát lại sau một thời gian.
Áp dụng bài thuốc Đông y để ngăn ngừa biến chứng
Sử dụng thuốc Đông y cũng là giải pháp giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y trị trào ngược dưới đây:
- Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc như: xa tiền tử, đương quy, cam thảo, liên nhục, củ mài, bạch truật, chi tử, địa văn, trần bì, đan bì, râu bắp, bạch thược và rau má với liều lượng gia giảm phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể. Đem các vị thuốc sắc sắc với nước, sau đó chia nước thành 2 phần để dùng trong 2 ngày. Mỗi ngày người bệnh uống 2 lần sau khi ăn để điều trị bệnh.
- Bài thuốc 2: Sử dụng hoài sơn, bạch truật, cát căn, liên nhục, ngưu tất, bán hạ chế, chỉ xác, hắc táo nhân, phòng sâm, cam thảo, trần bì và viễn chí. Liều lượng các vị thuốc sẽ được gia giảm tùy theo cơ địa và tình trạng trào ngược cụ thể. Để trị trào ngược dạ dày vào ban để hiệu quả người bệnh dùng thuốc như sau: Đêm các vị thuốc sắc cùng với 1,5 lít nước và chia đều để dùng trong 2 ngày. Mỗi ngày người bệnh uống nước thuốc 2 lần vào sau khi ăn trưa và ăn tối khoảng 30 phút.
Các bài thuốc Đông y có công dụng điều trị tận gốc bệnh trào ngược, ngăn nguy cơ tái phát hoặc biến chứng về hô hấp hiệu quả. Ngoài ra, các vị thuốc này còn giúp điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho người bệnh.
Giải pháp dùng thuốc dân gian tại nhà
Điều trị tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ bằng bài dân gian chủ yếu sử dụng các cây dược liệu có sẵn ngoài tự nhiên. Đây được đánh giá là cách chữa bệnh đơn giản, có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu. Bên cạnh đó, các bài thuốc này cực kì hiệu quả đối với trường hợp trào ngược dạ dày ở thể nhẹ, mới bắt đầu có triệu chứng vào ban đêm.
Người bệnh có thể kiên trì sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh của mình:
- Nghệ: Với thành phần curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tiết acid dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Chuẩn bị bột nghệ (có thể dùng bột nghệ vàng hoặc nghệ đen) và mật ong nguyên chất để trị bệnh. Lấy 1 – 2 thìa bột nghệ và mật ong cho vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Dùng nước nghệ mật ong hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Chè dây: Hoạt chất có trong chè dây giúp tiêu hóa tốt, chống viêm loét dạ dày, kháng khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa và giúp ngủ ngon giấc hơn. Cách dùng: Lấy 10 – 15 lá chè dây đã phơi khô đem hãm cùng 100ml nước sôi trong khoảng 10 phút. Dùng nước chè dây từ 15 – 20 ngày các triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ giảm đáng kể.
- Dạ cẩm: Có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày làm giảm ợ chua, giảm đau và giúp liền vết loét tại niêm mạc dạ dày. Cách dùng như sau: Lấy khoảng 20 – 25g lá và ngọn dạ cẩm khô sắc cùng nước trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm mật ong và uống 3 lần/ ngày vào trước mỗi bữa ăn 20 – 30 phút.
Biện pháp phòng tránh nguy cơ trào ngược dạ dày khi ngủ
Ngoài sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt cũng góp phần làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng tránh và giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm đạt hiệu quả cao.
Cách nằm ngủ khi bị trào ngược dạ dày
Tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày đó là nằm nghiêng sang bên trái. Tư thế này có tác dụng giúp phần lớn dạ dày nằm dưới thực quản và làm giảm áp lực lên dạ dày gây tình trạng trào ngược.
Người bệnh cần tránh các tư thế làm gia tăng các triệu chứng trào ngược vào ban đêm sau:
- Tránh tư thế nằm úp: Nằm úp làm gia tăng áp lực lên dạ dày, đặc biệt là những người thừa cân, bụng to. Khi dạ dày bị đè ép khiến cho thức ăn và dịch vị acid bị bị đẩy lên thực quản.
- Không nằm nghiêng về bên phải: Dạ dày có cấu tạo hình chữ J, vì vậy khi người bệnh nằm nghiêng về bên phải thì dịch vị và thức ăn trong dạ dày dễ dàng gây ra tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ.
Bên cạnh đó, khi ngủ người bệnh cần kê gối cao khoảng 10 – 15cm để ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và tổn thương vùng cổ họng.
Không nên ăn tối quá muộn
Nếu ăn tối muộn, lượng thức ăn không kịp tiêu hóa sẽ tăng áp lực lên van tâm vị của dạ dày và tạo thành tiền đề để acid dạ dày có thể trào ngược lên. Do đó, người bệnh không nên ăn tối muộn, thời gian ăn thích hợp nhất là trước giờ đi ngủ ít nhất 2 – 3 giờ để dạ dày có thời gian tiêu hóa và thư giãn.
Cân bằng lượng acid HCl
Acid HCl trong dịch vị là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vết viêm loét niêm mạc thực quản và có thể gây viêm thực quản và khí quản. Tuy nhiên, loại acid này có tác dụng rất quan trọng đối với dạ dày, nếu thiếu có thể làm rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn không tiêu hóa được hết gây ra tình trạng trào ngược.
Chính vì vậy, để làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ người bệnh cần cân bằng lượng acid HCI trong dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Hạn chế sử dụng thực phẩm gây kích thích dạ dày
Một số loại thực phẩm có khả năng kích thích tiết acid trong dạ dày và gây trào ngược như: Đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, hoa quả có chứa acid, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
Nếu sử dụng các loại thực phẩm này hàng ngày không chỉ gây trào ngược mà còn tổn thương niêm mạc và dẫn đến một số bệnh về dạ dày khác.
Trào ngược dạ dày khi ngủ có thể khiến người bệnh mệt mỏi, mắc chứng bệnh thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh, bạn cần có giải pháp điều trị bệnh kịp thời để có thể trị dứt điểm và ngăn các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng: Nguồn gốc, công dụng và giá tiền
Tin mới nhất
- VAI TRÒ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA CÂY MƯỚP
- Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán và chữa trị
- Bệnh tiểu đường kiêng gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
- Mổ viêm xoang: Có nên không? Những lưu ý cần biết
- Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách để không hại dạ dày của bạn
- Nấm Chaga ngâm rượu có công dụng gì cho sức khỏe?
- Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị mất ngủ?
- Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH)
- 9 dấu hiệu u não và cách phát hiện sớm để điều trị kịp thời
- Bấm huyệt chữa đau lưng – Liệu pháp giảm đau tự nhiên từ Y học cổ truyền
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Vảy nến ở chân, tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt giúp giảm đau cực nhanh
- TIN TỨC UNG THƯ 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp có thể bạn chưa biết
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: Những điều bố mẹ không thể xem thường