Tiểu đường ăn yến mạch được không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong các thực đơn giảm cân của mình người. Vậy người bị tiểu đường ăn yến mạch được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để để có được lựa chọn tốt nhất cho thực đơn hàng ngày của mình.
Bệnh tiểu đường ăn yến mạch được không? Tại sao?
Yến mạch có tên khoa học là Avena sativa, đây là loại ngũ cốc lành tính có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và được nhiều người dân trên toàn thế giới ưa chuộng.
Trong thành phần dinh dưỡng của yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ. Trung bình, cứ 100g yến mạch sẽ có chứa khoảng 10.6g chất xơ. Hàm lượng chất béo trong loại thực phẩm này chủ yếu là chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa các khoáng chất khác như: Natri, kali, canxi và sắt. Mặc dù vậy, lượng Carbohydrate trong yến mạch cũng tương đối cao, khoảng 66,27 gram.
Do đó, với câu hỏi “người bệnh tiểu đường ăn yến mạch được không?” thì câu trả lời là CÓ. Bởi trong thành phần của bột yến mạch, đặc biệt là loại yến mạch tinh khiết không có chứa GMO, giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm cholesteron, nâng cao sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, đối với những bệnh nhân tiểu đường, yến mạch có các tác dụng như sau:
Yến mạch rất nhạy cảm với insulin
Ăn yến mạch thường xuyên sẽ giúp cơ thể nhạy cảm hơn đối với insulin – một loại hormone do tuyến tụy sản sinh ra. Những người bị bệnh tiểu đường phần lớn đều do thiếu hụt insulin gây tích tụ glucose trong máu.
Nếu cung cấp đủ lượng insulin, hoạt chất này sẽ giúp chuyển hóa glucose và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Từ đó giúp điều hòa lượng đường huyết được ổn định hơn.
Yến mạch giàu chất xơ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng yến mạch sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30% so với những người không sử dụng.
Lý giải điều này là bởi trong thành phần của yến mạch có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hàm chậm quá trình thấp thu Carbohydrate, giúp người bệnh không bị tăng lượng đường huyết đột ngột.
Kích thích sản sinh insulin
Trong yến mạch có chứa một loại chất xơ hòa tan được gọi là beta glucan. Chất này có tác dụng giúp làm ổn định đường huyết, đồng thời kích thích sản sinh insulin nhiều hơn. Do vậy, người bị tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng yến mạch mỗi ngày.
Quản lý lượng đường trong máu
Mặc dù trong thành phần của yến mạch có chứa nhiều carbohydrate thế nhưng nó lại là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và rất tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Viện Y tế Quốc gia (NIH) khuyên bệnh nhân bị tiểu đường cần bổ sung yến mạch vào bữa ăn sáng hàng ngày để làm giảm lượng đường huyết trong máu một cách hiệu quả.
Giúp giảm viêm hiệu quả
Một tác dụng khác của yến mạch đối với bệnh nhân bị tiểu đường đó là giúp giảm viêm hiệu quả. Những người bị đái tháo đường tuýp 2 rất dễ bị viêm. Tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ra viêm nhiễm mãn tính, dẫn đến nhiều biến chứng về tim mạch và hệ thống thần kinh.
Trong khi đó, yên mạch có chứa một hợp chất chống viêm có tên avenanthramide. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên 22 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 cho thấy, ăn yến mạch thường xuyên trong khoảng 8 tuần đã giúp những đối tượng này giảm viêm hiệu quả
Nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng yến mạch linh hoạt thay thế cho các bữa ăn chính trong ngày. Điều này rất tốt cho những người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì, huyết áp cao.
Bện nhân tiểu đường nên dùng yến mạch thế nào cho đúng?
Sau khi tìm hiểu bệnh tiểu đường ăn yến mạch được không nhiều người sẽ quan tâm tới việc nên sử dụng yến mạch như thế nào cho đúng.
Trên thực thế, yến mạch được chia thành nhiều loại khác nhau như: Yến mạch cán dẹp, yến mạch ăn liền, bột yến mạch, yến mạch steel cut,… Đối với bệnh nhân tiểu đường, người bệnh được khuyên nên sử dụng loại yến mạch steel cut.
Lý giải điều này là bởi loại yến mạch này chỉ được chế biến sơ qua, còn giữ nguyên được các dưỡng chất thiết yếu của sản phẩm. Trong khi đó những loại yến mạch được chế biến kỹ sẽ có ít chất dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh đó, cách nấu cháo yến mạch cũng quyết định rất nhiều đến hiệu quả sử dụng sản phẩm này. Bởi có đôi khi ngoài yến mạch, lượng gia vị như đường, muối, dầu mỡ và những loại gia vị khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết của người bệnh.
Do vậy người bệnh có thể chế biến yến mạch thành những món ăn như sau:
Cháo yến mạch với hàu
Cả hàu và yến mạch đều là những loại đồ ăn rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Thường xuyên sử dụng món cháo hàu yến mạch làm bữa sáng sẽ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g yến mạch, 50g hàu sữa, 20g hạt sen, 30g nấm, 1 củ hành tím, một ít hành ngò.
Cách thực hiện:
- Ngâm yến mạch với nước khoảng 15 phút. Đun sôi lửa nhỏ cùng với hạt sen.
- Nấm ngâm với nước muối làm sạch và thái nhỏ.
- Hành tím, hành ngò rửa sạch thái nhỏ. Hàu rửa sạch để cho ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, thêm một ít dầu thực vật và phi hành đến khi thơm vàng. Cho hành ra sau đó cho nấm vào xào qua, tiếp tục cho thêm hàu vào xào cho thơm.
- Khi cháo đã nở, cho thêm hàu và nấm vào nếu cùng đến khi sôi thì tắt bếp, cho thêm hành ngò và thưởng thức.
Ăn cháo yến mạch rau củ
Món cháo yến mạch với rau củ có nhiều màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt lại thơm ngon và dễ sử dụng được xem là món ăn thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Món ăn này có thể sử dụng được cho cả trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 chén yến mạch, nửa củ hoặc 1 củ cà rốt, 3 bông súp lơ.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy yến mạch ngâm với nước trong vòng 15 phút.
- Đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ.
- Rau củ rửa sạch sau đó thái nhỏ vừa ăn.
- Khi cháo sôi cho rau củ vào nấu cùng, dùng thìa khuấy đều rồi thêm một ít gia vị vào cho vừa ăn.
- Đến khi rau củ chín mềm thì tắt bếp và sử dụng.
Cháo yến mạch với sữa tươi
Cháo yến mạch sữa tươi là một món ăn thơm ngon và được chế biến khá đơn giản. Loại cháo này có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng loại cháo này để ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 chén yến mạch, 500ml sữa tươi (nên sử dụng sữa tươi không đường, sữa tách béo hoặc ít béo).
Cách thực hiện:
- Bạn ngâm yến mạch trong sữa khoảng 10 phút với tỷ lệ sữa và yến mạch là 5:1.
- Đun sôi lửa nhỏ và khuấy đều tay để cháo không dính vào đáy nồi.
- Trong quá trình nấu không nên thêm gia vị như sữa đặc hay đường.
- Đến khi cháo chín thì tắt bếp và sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng yến mạch cho bệnh nhân bị tiểu đường
Tuy cháo yến mạch có rất nhiều công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Thế nhưng trong thành phần của loại thực phẩm này vẫn có chứa rất nhiều carbohydrate. Chất này hoàn toàn không tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó, người bệnh cần chú ý sử dụng yến mạch sao cho thật hiệu quả. Cụ thể như:
- Người bệnh chỉ nên ăn một lượng yến mạch phù hợp với thể trạng của mình, tránh ăn quá nhiều cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Nên sử dụng yến mạch được làm chín sẵn để dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên sử dụng thêm các gia vị khác có sẵn trong sản phẩm. Bởi trong những gói gia vị này có chứa rất nhiều đường, muối và dầu ăn, dễ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Khi ăn yến mạch, người bệnh cũng nên tránh dùng kèm với những loại thực phẩm ngọt khác như mật ong, nho khô, siro, chocolate, sữa đặc. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của yến mạch, đồng thời khiến sức khỏe của bệnh nhân bị tiểu đường bị suy giảm.
- Yến mạch nguyên chất thường khá nhạt và khó ăn nên khi ăn bạn có thể kết hợp chung với trứng, sữa tươi ít béo, các loại hạt hoặc trái cây ít đường để giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn. Đồng thời, chú ý tuân thủ thực đơn cho người bệnh tiểu đường được chuyên gia khuyến cáo.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn yến mạch được không?”. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh làm lượng đường huyết tăng cao, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình.
Tin mới nhất
- Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?
- Bệnh phổi kẽ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh phổi
- 10 Dấu Hiệu Cảnh Báo Mắc Ung Thư Giai Đoạn Đầu
- CHẤM DỨT viêm họng, viêm amidan, ho với phác đồ thảo dược Thanh hầu bổ phế thang
- Vết thương hở
- Top 7 cách chữa ho có đờm bằng mật ong hiệu quả tại nhà
- Gout cấp tính: Cách điều trị và lưu ý khi mắc bệnh
- Nội soi dạ dày không đau có những phương pháp nào? Địa chỉ uy tín
- Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì ở nam giới và nữ giới?
- Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì? Cách điều trị hết ngứa, hết mụn nước
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viêm họng mãn tính là gì? Có chữa được không ?
- TIN TỨC UNG THƯ TOP các loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn, hiệu quả nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết
- TIN TỨC UNG THƯ 9 nguyên nhân gây đau rát cổ họng bạn cần lưu tâm