Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua những đường nào?

Vi khuẩn Hp có lây không và những con đường lây nhiễm chủ yếu là gì? Qua nghiên cứu, chuyên gia chỉ ra rằng, loại xoắn khuẩn này có khả năng lây nhiễm cao. Chủ yếu thông qua đường miệng – miệng, dạ dày – miệng, dạ dày – dạ dày, phân – miệng,…

Vi khuẩn Hp có lây không?

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm, có thể sống và sinh sản bên trong dạ dày. Sở dĩ chúng tại được ở môi trường khắc nghiệt thiếu oxy và nhiều axit như dạ dày là nhờ vào khả năng tiết urease. Chất này sẽ chuyển ure thành amoniac, làm kiềm hóa môi trường sống của vi khuẩn nên chúng sẽ không bị tác động bởi axit từ dạ dày tiết ra.

Vi khuẩn Hp có lây không?

Vi khuẩn Hp phát triển ồ ạt trong dạ dày gây ra những tổn thương trên lớp nhầy niêm mạc. Điều này là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý dạ dày như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh ung thư dạ dày,…Nếu không được điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Vậy vi khuẩn Hp có lây không? Các chuyên gia chỉ ra rằng, vi khuẩn Hp trên thực tế là một dạng xoắn khuẩn có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác. Hiện nay, số ca bệnh dạ dày do Hp gây ra trên thế giới không ngừng gia tăng. Theo thống kê, tại Việt Nam có gần 80% và thế giới có gần 60% số ca nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

Do có khả năng tồn tại trong môi trường kỵ khí như dạ dày nên vi khuẩn có tốc độ sinh sản và phát triển khá nhanh. Nếu không được phát hiện sớm, vi khuẩn có thể làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Bên cạnh quan tâm vi khuẩn Hp có lây không thì con đường lây nhiễm của vi khuẩn cũng nhận được nhiều lượt thắc mắc. Như đã đề cập, vi khuẩn Hp thực tế là một dạng khuẩn có khả năng lây nhiễm và con đường lây nhiễm cũng tương đối đa dạng. Chẳng hạn như đường miệng, đường nội soi, qua tiếp xúc vật trung gian,…Dưới đây là cụ thể hơn các đường lây nhiễm vi khuẩn Hp:

Vi khuẩn Hp có lây không? Lây qua đường miệng – miệng

Trải qua một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng: Vi khuẩn Hp không chỉ được phát hiện tồn tại trong dạ dày mà chúng còn được tìm thấy ở khoang miệng, tuyến nước bọt. Đặc biệt, chúng sống bám và tập trung nhiều ở kẽ răng, tại các mảng bám. Những vị trí này ít bị tác động bởi kem đánh răng hoặc các chất tẩy rửa khác.

Vi khuẩn Hp ở khoang miệng có thể lây lan sang người khác qua hắt hơi, ăn uống chung, hôn môi,…

Do đó, vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể lây nhiễm thông qua đường miệng giữa người bệnh và người khỏe mạnh. Nhất là khi người và người tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn, quan hệ vợ chồng,…Ngoài ra, nếu dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, chén bát, ly uống nước với người bị nhiễm Hp, khả năng bị nhiễm khuẩn cũng khá cao.

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào? Lây qua đường dạ dày – miệng

Đường dạ dày – miệng cũng là một trong số con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, tuy nhiên chiếm tỷ lệ thấp. Mặc dù vậy, bạn không nên chủ quan, ngược lại nên thận trọng để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Cơ chế lây nhiễm thường bắt nguồn từ triệu chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày – thượng vị,…dẫn đến tình trạng nôn, trào dịch lên miệng. Điều này khiến cho vi khuẩn Hp theo dạ dày đi ngược lên trên và thoát ra môi trường. Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, không khử trùng, vi khuẩn có thể lây nhiễm sang người xung quanh.

Đường lây nhiễm Hp từ dạ dày – dạ dày

Đường lây nhiễm từ dạ dày – dạ dày ít người ngờ đến nhất. Cụ thể, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp thông qua biện pháp nội soi dạ dày. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc người bệnh chọn nơi thăm khám không đảm bảo an toàn, chất lượng y tế. Dụng cụ thực hiện không được vô trùng thận trọng gây nên tình trạng lây nhiễm chéo.

Rõ hơn là dụng cụ nội soi dạ dày cho người có nhiễm Hp không được làm sạch, khi tiếp tục nội soi cho người tiếp theo sẽ vô tình mang Hp vào cơ thể người khác. Bởi vi khuẩn Hp có thể còn bám dính và tồn tại trên thiết bị không được khử trùng sạch sẽ. Bạn nên thận trọng trong việc chọn cơ sở y tế, chỉ nên thăm khám và chữa bệnh tại nơi đảm bảo chất lượng, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Vi khuẩn Hp lây lan theo đường phân – miệng

Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua con đường phân – miệng. Cụ thể, người bệnh sẽ đi ngoài ra một lượng phân chứa vi khuẩn Hp bên trong. Trường hợp sau khi đi vệ sinh người bệnh không rửa tay sát khuẩn có thể làm lây lan vi khuẩn sang đồ dùng, thức ăn,…Người thân, bạn bè khi cùng ă
n hoặc cầm nắm đồ dùng có bám vi khuẩn Hp sẽ vô tình nhiễm phải chúng.

Vi khuẩn Hp trong chất thải của người bệnh có thể lây nhiễm sang người xung quanh

Ngoài ra, một số trường hợp còn bị nhiễm khuẩn do động vật trung gian như ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột,…Chúng có thể tiếp xúc với chất thải từ người bệnh rồi bám vào thức ăn khiến người khỏe mạnh ăn phải và bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp khi phát triển quá mức trong dạ dày sẽ gây viêm loét, trào ngược, đau dạ dày,…Tổn thương lâu ngày không được điều trị dẫn đến xuất huyết, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư hóa vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, vi khuẩn Hp sẽ không gây ra triệu chứng tức thời mà thường mất thời gian vài năm để khởi phát triệu chứng cụ thể. Điều này gây khó khăn trong việc phát hiện và điều trị sớm.

Do đó, chủ động phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp là ưu tiên hàng đầu, được các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo mọi người nên thực hiện. Bạn đọc nên lưu ý các vấn đề sau đây để tránh vi khuẩn Hp xâm nhập gây hại cho sức khỏe tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:

Chú ý đến thói quen ăn uống

Trên thực tế vi khuẩn Hp rất ít lây nhiễm qua thức ăn. Tuy nhiên thói quen ăn uống lại là yếu tố tác động chính giúp vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Theo một thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 70% trường hợp người nhiễm Hp không xuất hiện các tổn thương thực thể hay triệu chứng cơ năng nào.

Trường hợp người bị nhiễm vi khuẩn có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn uống bừa bãi, không đúng giờ giấc khiến dạ dày kích thích sản sinh nhiều dịch vị. Đây là nguyên nhân góp phần tạo cơ hội cho vi khuẩn Hp tấn công và gây ra viêm loét lớp niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn chung với người bị nhiễm bệnh cũng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm Hp cao hơn bình thường. Do đó, bạn nên xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp. Lưu ý các vấn đề sau:

Phòng ngừa lây nhiễm Hp bằng cách ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng. Sơ chế thực phẩm cẩn thận, rửa với nước sạch, rau củ quả nên ngâm với nước muối pha loãng trước khi chế biến. Thức ăn nên nấu chín hoàn toàn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh trùng.
  • Sử dụng riêng dụng cụ ăn uống như bát đĩa, đũa, tô,…với người khác. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên ăn riêng thức ăn, nước chấm để giảm rủi ro bị lây nhiễm xoắn khuẩn Hp.
  • Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhớ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Nên tự chế biến đồ ăn tại nhà, hạn chế ăn các quán lề đường. Bởi hiện nay có một số hàng quán nấu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, rửa chén tô, đũa dùng chung không sạch sẽ. Đây có thể là nguồn lây bệnh tiềm ẩn, bạn nên thận trọng.
  • Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn những món ăn tái, sống như sushi, sashimi, bò tái,…

Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống

Như đã đề cập, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua các vật dụng trung gian tiếp xúc với người bệnh. Do đó, bạn nên phòng tránh lây nhiễm từ việc giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống. Một số vấn đề như sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, cồn rửa tay chuyên dụng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt nên rửa tay khi cầm nắm các vật dụng ở nơi công cộng có khả năng nhiễm khuẩn cao.
  • Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh không gian sống sạch sẽ. Lau dọn dụng cụ nấu nướng, vệ sinh khu vực toilet để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nhiễm khuẩn Hp từ môi trường tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Bởi chúng có khả năng tồn tại trong nguồn nước, trong đất hay cả trong không khí. Do đó, bạn nên xây dựng thói quen giữ vệ sinh cá nhân và thường xuyên dọn dẹp không gian sống để bảo vệ sức khỏe.

Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm vi khuẩn Hp

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ăn chung thức ăn, hôn môi với người bệnh sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm Hp. Vì thế, nếu bạn có người thân trong gia đình hoặc chung sống với người đang nhiễm vi khuẩn này nên tránh tiếp xúc thân mật. Bên cạnh đó, bạn nên giúp người bệnh điều trị và xây dựng một lối sống khoa học để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn cho người xung quanh.

Tránh tiếp xúc thân mật, mớm thức ăn, hôn môi trẻ nhỏ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ

Người lớn khi dương tính với vi khuẩn Hp nên chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là không dùng đũa cá nhân gấp thức ăn cho trẻ, mớm cơm hoặc cho trẻ sử dụng bàn chải, khăn mặt,…của mình. Bởi trẻ em có hệ tiêu hóa kém hơn người lớn, có thể dễ dàng bị viêm nhiễm và tổn thương khi xoắn khuẩn này thâm nhập vào cơ thể.

Thận trọng khi khám và điều trị bệnh

Những bệnh lý về dạ dày, nha khoa, đường hô hấp,…có thể cần dùng đến dụng cụ y tế trong quá trình xét nghiệm. Đây là con đường lây nhiễm chéo Hp như đã đề cập ở nội dung bên trên. Vì thế, trước khi đến khám và điều trị bệnh, bạn nên tìm hiểu rõ cơ sở y tế mà mình lựa chọn. Ưu tiên chọn bệnh viện đạt chuẩn, tránh các phòng khám không có giấy phép hoạt động của Bộ y tế.

Khám sức khỏe định kỳ

Vi khuẩn Hp khi thâm nhập vào cơ thể phải mất một khoảng thời gian sau đó mới phát triệu chứng. Do đó, nhiều người không nhận biết được sớm tình trạng nhiễm xoắn khuẩn này. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn mới thăm khám và điều trị, lúc này việc loại bỏ hoàn toàn Hp trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1-2 lần để sớm phát hiện các vấn đề của cơ thể. Nhận diện Hp sớm giúp tránh được nguy cơ lây nhiễm sang người xung quanh, cũng như giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Những thông tin về vấn đề: “Vi khuẩn Hp có lây không?” qua bài viết trên hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc. Qua đó, bạn đọc nên chủ động trong việc phòng tránh lây nhiễm và điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng hệ tiêu hóa của cơ thể

Có thể bạn quan tâm:

  • 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
  • 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)
  • Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các món ăn hỗ trợ điều trị HP tốt nhất
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu? 10 địa chỉ ở Hà Nội và TPHCM

Xem thêm: Viêm phụ khoa nhẹ – Dấu hiệu nhận biết & cách trị tại nhà

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!