Lang ben ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị (tại nhà + thuốc)
Lang ben ở mặt điển hình bởi sự xuất hiện của các dát da có màu trắng, hồng hoặc nâu, không gây đau và ít ngứa. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tổn thương do bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Lang ben ở mặt & Dấu hiệu nhận biết
Lang ben (lang beng) là một dạng tổn thương da nông do nấm Malassezia furfur. Bệnh điển hình bởi sự xuất hiện của các dát hồng, dát da màu trắng (giảm sắc tố) hoặc nâu (tăng sắc tố), ít ngứa và hầu như không gây đau rát.
Nấm Malassezia furfur tồn tại trên bề mặt da, là loại nấm lưỡng hình và phụ thuộc vào lipid (chất béo). Khi có các điều kiện thuận lợi, tế bào nấm có thể phát triển mạnh, chuyển sang cấu trúc dạng sợi và gây thương tổn lớp thượng bì.
Do phụ thuộc vào lipid nên loại nấm này thường gây thương tổn ở những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn mạnh như da mặt, cổ và lưng. Trong đó, bệnh lang ben ở mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.
Thống kê cho thấy, lang ben nói chung và lang ben trên mặt thường gặp ở thanh thiếu niên, ít gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bệnh bùng phát mạnh ở những nước có khí hậu nóng ẩm và mật độ dân số đông.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben ở mặt, bao gồm:
- Da xuất hiện các dát màu trắng hoặc hồng nâu (chủ yếu là màu trắng) có hình oval, hình tròn hoặc hình đa cung
- Các dát này có xu hướng lan rộng và liên kết lại tạo thành các mảng tổn thương lớn
- Kích thước của tổn thương da có thể dao động từ vài mm đến vài cm
- Tổn thương do lang ben không gây đau và đôi khi có gây ngứa nhẹ do đổ mồ hôi quá mức
- Bề mặt tổn thương có vảy da mịn và nhỏ, khi cạo dễ bong và để lộ lớp thượng bì bên dưới có biểu hiện tương tự các vùng da lành
Theo lý giải của các chuyên gia, nấm Malassezia furfur dạng sợi có xu hướng tiết ra chất azelaic (một loại axit dicarboxylic) làm giảm vận chuyển sắc tố melanin đến tế bào da khiến da giảm sắc tố và chuyển sang màu trắng. Trường hợp xuất hiện thương tổn có màu hồng hoặc nâu đen (tăng sắc tố) có thể là hệ quả do phản ứng viêm với nấm men.
Nguyên nhân gây bệnh lang ben ở mặt
Nấm men là nguyên nhân chính gây ra bệnh lang ben nói chung và lang beng ở mặt. Các chủng nấm thường gặp, bao gồm Malassezia furfur, M. globosa, M, sympodialis,… Tuy nhiên nấm men chỉ gây thương tổn da khi chuyển từ dạng tế bào sang dạng nấm sợi.
Một số yếu tố có liên quan đến sự chuyển đổi của nấm men và tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben trên mặt, bao gồm:
- Tăng tiết mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi là một trong những yếu tố thuận lợi giúp nấm men hấp thu lipid, phát triển mạnh, chuyển sang hình dạng sợi và gây thương tổn ở thượng bì da. Tình trạng này thường gặp ở người béo phì, tiểu đường, cường giáp hoặc xảy ra vô căn (không xác định được nguyên nhân cụ thể).
- Dùng sản phẩm bôi ngoài có dạng mỡ hoặc dầu: Dùng các sản phẩm có kết cấu dạng mỡ/ dầu lên da mặt có thể kích thích dầu thừa bài tiết và tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Thời tiết ẩm và nóng: Thời tiết nóng ẩm thúc đẩy hoạt động của tuyến dầu khiến da bài tiết nhiều bã nhờn và tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu do nấm.
- Vệ sinh da mặt kém: Vệ sinh kém khiến dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông và kích thích nấm Malassezia phát triển. Ngoài ra thói quen này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác như mụn trứng cá, dị ứng da mặt,…
Thống kê cho thấy lang ben ở mặt thường có xu hướng khởi phát ở những đối tượng sau:
- Người có làn da dầu
- Thường xuyên trang điểm
- Độ tuổi từ 13 – 37 tuổi
- Thừa cân – béo phì
- Thường xuyên dùng thức ăn chứa nhiều chất béo và gia vị
- Người có nội tiết tố bất ổn
- Người có vấn đề về tuyến giáp
Ảnh hưởng của bệnh lang ben trên mặt
Lang ben trên mặt là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Bệnh không gây đau, ít ngứa và có đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị.
Mặc dù không gây biến chứng nặng nề nhưng lang ben ở mặt có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình, tạo tâm lý e ngại và tự ti khi giao tiếp, làm việc. Nếu không cải thiện kịp thời, tổn thương da có thể lây lan rộng, kéo dài và khó điều trị.
Trong một số ít trường hợp, chủng nấm Malassezia có thể kích thích triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã bùng phát.
Bị lang ben ở mặt phải làm sao?
Lang beng ở mặt không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, bệnh có xu hướng kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Vì vậy khi nhận thấy da mặt xuất hiện các triệu chứng bất thường, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định các biện pháp điều trị tương ứng.
1. Điều trị bằng thuốc
Biện pháp dùng thuốc có tác dụng ức chế nấm men, giảm tổn thương da và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị lang beng trên mặt, bao gồm:
- Thuốc chống nấm dạng bôi: Thuốc chống nấm dạng bôi được dùng trong khoảng 7 – 28 ngày tùy vào mức độ đáp ứng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa hoạt chất kháng nấm Terbinafine hoặc Ketoconazole. Tuy nhiên với những chủng nấm kháng hoạt chất azol, cần thay thế bằng Zinc pyrithioine hoặc Selenium sulfide.
- Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic là loại axit tan trong dầu, có tác dụng làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào sừng và sát trùng nhẹ. Loại thuốc này có tác dụng giảm lipid trên da từ đó kìm hãm hoạt động của nấm men và cải thiện thương tổn da.
- Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide có khả năng bong lớp sừng của da, từ đó làm sạch tổn thương và loại bỏ nấm men phát triển ở lớp thượng bì. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng làm sạch da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Thuốc chống nấm dạng uống: Đối với những trường hợp lang ben ở mặt lan tỏa rộng hoặc đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nấm đường uống. Tuy nhiên loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nam và gây độc cho gan nên cần thận trọng khi sử dụng.
2. Điều trị tại nhà
Nếu thương tổn da có phạm vi nhỏ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:
- Sử dụng giấm táo: Axit acetic trong giấm táo có tác dụng làm sạch dầu thừa, loại bỏ tế bào sừng, ức chế nấm men và các vi khuẩn có hại. Để giảm lang ben ở mặt, hòa giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1:1, sau đó thoa lên tổn thương da và rửa sạch sau 5 phút.
- Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm tự nhiên. Do đó có thể dùng một lượng tinh dầu vừa đủ, thoa lên tổn thương da, để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau. Kiên trì áp dụng mẹo chữa này từ 7 – 10 ngày giúp cải thiện tình trạng lang ben ở mặt đáng kể.
- Dùng dịch ép tỏi: Dịch ép tỏi có chứa Allicine, có tác dụng tiêu diệt virus, nấm men và vi khuẩn có hại. Trước khi thoa lên da, bạn nên trộn dịch ép tỏi với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn dịch, thoa lên tổn thương da và rửa sạch sau 5 – 10 phút.
Các biện pháp chăm sóc và dự phòng tái nhiễm
Lang ben trên mặt có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 7 – 14 ngày điều trị. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái nhiễm và lây lan cao, do đó cần kết hợp đồng thời với các biện pháp chăm sóc và dự phòng như:
- Rửa mặt 2 lần/ ngày với các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn. Nên dùng các loại sữa rửa mặt có chứa thành phần sát trùng như Zinc, Acid salicylic, Glycolic acid,… để ức chế nấm men và vi khuẩn có hại.
- Dùng các loại kem dưỡng có kết cấu lỏng, mềm và dễ thấm. Hạn chế sản phẩm chứa các thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông như Minerol oil, Glycerin,…
- Với những người có tuyến dầu hoạt động mạnh, nên sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên nhằm loại bỏ dầu thừa và giảm nguy cơ tái nhiễm.
- Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị. Lớp trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da đổ nhiều dầu và kích thích nấm men phát triển.
- Nên xông hơi da mặt từ 1 – 2 lần/ tuần với các thảo dược tự nhiên như gừng, sả, vỏ chanh,… để làm sạch da sâu và loại bỏ dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông.
- Thường xuyên giặt khăn mặt, quần áo và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men gây hại.
- Không sử dụng vật dụng cá nhân với người khác – đặc biệt là người mắc các bệnh da liễu do nấm.
- Với những trường hợp tái phát thường xuyên, nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị dự phòng vào thời điểm bệnh dễ bùng phát.
Phần lớn các trường hợp bị lang ben ở mặt đều có phạm vi ảnh hưởng nhỏ và đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên ở những trường hợp dùng thuốc tùy tiện và chăm sóc không đúng cách, tổn thương da có thể lan rộng và tái phát nhiều lần.
Tham khảo thêm: Thuốc 7 màu có tác dụng gì? (Trị lang ben, nấm da…)
Xem thêm: Bà bầu ăn cherry: 8 lợi ích sức khỏe và 4 lưu ý đi kèm
Tin mới nhất
- Nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến và cách điều trị bệnh vảy nến hiện nay
- Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh
- Mọc mụn ở đầu nhũ hoa: Cách nhận biết dấu hiệu nguy hiểm
- Cây xạ đen trồng ở đâu? Tác dụng chữa bệnh cây xạ đen Hòa Bình
- Nấm lim giá bao nhiêu và so sánh giá nấm lim giả với nấm lim rừng
- Loại bỏ rụng tóc tại nhà không lo dịch Covid bằng thảo dược tự nhiên [Bác sĩ tư vấn từ A – Z]
- Chồng yếu sinh lý vợ nên làm gì? Bí quyết để chàng trở nên sung mãn
- Nấm lim xanh bán ở đâu uy tín đảm bảo đúng giá nấm lim tự nhiên
- Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị
- Lạc nội mạc tử cung là gì? Dấu hiệu, cách điều trị
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? Cách ăn uống tốt nhất?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 16 phương pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà chỉ với 5 phút mỗi ngày
- TIN TỨC UNG THƯ Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Sau Hóa Trị Ung Thư Có Nên Sử Dụng Nấm Linh Chi Không