Bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không? Nên sử dụng như thế nào?
Bí đao là một loại rau củ quen thuộc, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không lại là vấn đề cần được giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn khám phá những công dụng của trái bí đao đối với sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo Đông y, trái bí đao có vị ngọt, tính hàn, có tác động vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng,… Bí đao là vị thuốc rất an toàn, lành tính, được biết đến với công dụng giúp kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Sử dụng bí đao trong thời gian dài sẽ giúp tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giúp giảm cân, chữa béo phì.
Trong thành phần của bí đao có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có công dụng giúp tăng cường sức khỏe. Trong khi đó, loại quả này này gần như không chứa chất béo. Chính vì vậy bí đao rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường cũng như nhiều căn bệnh khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bí đao được coi là loại thực phẩm lý tưởng đối với người bị bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của bí đao rất thấp (GI=15). Do đó các món ăn được làm từ bí đao như canh bí, cháo bí, nước ép bí đao đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Khi mùa hè nóng bức, người bệnh có thể sử dụng bí đao để thanh nhiệt, giải khát, thích hợp sử dụng cho những người hay bị mất nước, tiểu nhiều, háo khát.
Một nghiên cứu được tiến hành trên những con chuột bị bệnh tiểu đường cho thấy, nước bí đao non luộc có khả năng làm ổn định đường huyết. Cụ thể, những con chuột sau khi bị làm cho mắc bệnh sẽ được cho sử dụng bí đao non trong vòng 1 tháng với liều lượng 1g/con/ngày, kết hợp với việc uống nước nấu từ bí đao non để điều trị bệnh.
Kết quả cho thấy trong 20 ngày đầu sử dụng, hàm lượng đường huyết trong những con chuột này đã được giảm dần. Đến ngày thứ 30, chỉ số đường huyết của chúng đã gần đạt được đến mức bình thường (75 ±7mg/dl).
Đối với người bị tiểu đường thai kỳ việc sử dụng bí đao cũng mang lại hiệu quả vô cùng tốt. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, bà bầu hay bị phù chân do bệnh tiểu đường hoặc do các tĩnh mạch bị chèn ép, tuần hoàn máu kém lưu thông. Trong khi đó, bí đao có nhiều nước, có tác dụng giúp lợi tiểu, chống khát nước, giúp thai phụ giảm chứng sưng phù chân.
Ngoài ra, người cao tuổi bị tiểu đường, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, ăn cạnh bí đao thường xuyên cũng sẽ giúp lợi tiểu và cải thiện hàm lượng đường huyết hiệu quả.
Cách chữa bệnh tiểu đường từ bí đao
Như đã phân tích ở trên, bí đao là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng bí đao để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường theo các cách như sau:
Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ trái bí đao
Sau khi biết được bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không, người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài thuốc chứa bệnh tiểu đường từ bí đao dưới đây:
Bài thuốc chữa tiểu đường do nhiệt tích tụ từ lâu
- Bạn sử dụng một trái bí đao, gọt sạch vỏ, cắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào lọ kín.
- Đem chôn dưới đất ẩm trong vòng 1 tháng.
- Sau đó dùng phần nước cốt bí đao để uống hàng ngày.
- Mỗi ngày dùng 2-3 lạng, thực hiện liên tục trong vòng 5-7 ngày.
Bài thuốc chữa tiểu đường kèm theo chứng nóng trong xương
- Bạn sử dụng trái bí đao, bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào xoong, đem đồ lên, đến khi chín nhừ đem nghiền mịn.
- Vo thành từng viên nhỏ như hạt ngô rồi bỏ vào trong lọ dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 30-40 viên với nước sắc bí đao.
Bài thuốc chữa tiểu đường cho người đi tiểu nhiều
- Bạn chuẩn bị 12g hạt bí đao, 12g hoàng liên, 12g mạch môn đông
- Đem sắc lấy nước uống 3 lần/ngày để thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát.
- Thực hiện liên tục trong ít nhất 3 tuần để hàm lượng đường huyết được cải thiện.
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường ở giai đoạn nhẹ
- Người bệnh dùng 30-40g lá bí đao rửa sạch và sắc lấy nước uống trong ngày.
- Thực hiện mỗi ngày để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc chữa tiểu đường kèm chứng bì phu thủy thũng
- Người bệnh dùng 15-20g vỏ quả bí đao, sắc lấy nước uống.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, kiên trì thực hiện liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Những bài thuốc chữa tiểu đường từ bí đao trên đây thực hiện khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm với giá cả phải chăng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết được bài thuốc nào phù hợp với mình. Bên cạnh đó, do đây là bài thuốc dân gian nên người bệnh cần phải kiên trì sử dụng mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Những món ăn từ bí đao thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường
Bên cạnh những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ trái bí đao, người bệnh có thể tham khảo thêm một vài món ăn tốt cho sức khỏe được chế biến từ loại quả này:
Món cháo với bí đao
Nguyên liệu: 100g bí đao tươi, 50g gạo tẻ, gia vị (muối, hạt nêm).
Cách thực hiện:
- Bạn cho gạo vào chảo và rang qua để chín một phần, sau đó cho thêm nước để nấu lên thành cháo.
- Khi nồi cháo bắt đầu nở đều thì cho bí đao vào nấu cùng.
- Đợi cháo và bí đao chín mềm nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Món ăn này có thể dùng làm bữa sáng hoặc bữa chiều, mỗi tuần ăn 2-3 bữa.
Món canh đậu đỏ bí đao
Nguyên liệu: Đậu đỏ, bí đao (mỗi loại một lượng đủ vừa ăn).
Cách thực hiện:
- Đậu đỏ ngâm nước, rửa sạch, sau đó cho vào nấu cùng nước.
- Khi nước sôi bạn cho thêm bí đao vào đậy vung, đun sôi nhỏ lửa, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng.
- Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp, bắc ra ăn ngay khi canh còn ấm nóng.
- Món ăn này người bệnh có thể dùng thường xuyên, mỗi tuần ăn từ 3-4 lần.
Món canh bí đao nấu xương lợn
Nguyên liệu: 400g bí đao non, (chú ý nên chọn quả thuôn dài, dáng nhỏ, vỏ màu trắng xanh, cầm lên thấy nặng và chắc tay), 359g sườn lợn (chú ý nên chọn sường non, không có mỡ, nhiều nạc), hành lá, hành tím, rau ngò, gia vị.
Cách thực hiện:
- Bạn trần qua sườn heo với nước sôi, sau đó rửa lại với nước sạch, ướp cùng với hành băm nhỏ và gia vị.
- Bí đao rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái thành những miếng dày khoảng 1cm.
- Phi thơm hành trước, sau đó cho sườn vào đảo cho săn lại, cho nước vào cùng, đun sôi, thêm gia vị cho vừa miệng.
- Đun sôi khoảng 20 phút, đến khi sườn chín nhừ thì cho bí đao vào.
- Đun thêm 2-3 phút rồi tắt bếp, cho hành, ngò vào đảo đều, tắt bếp là có thể thưởng thức.
Những món ăn này đều rất thơm ngon, dễ làm, những nguyên liệu đi kèm với bí đao cũng rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Do vậy, bên cạnh chế độ sinh hoạt, tập luyện, uống thuốc chữa tiểu đường,… người bệnh cũng nên tìm cho mình một thực đơn dinh dưỡng vừa hấp dẫn lại vừa giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Bệnh tiểu đường ăn bí đao cần lưu ý những gì?
Đối với vấn đề “bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không”, người bệnh cũng cần lưu ý cách sử dụng bí đao sao cho thật an toàn và hiệu quả:
- Người bệnh không nên ăn hoặc uống nước ép bí đao sống vì trong thành phần của bí đao có tính chất xà phòng, sẽ gây đau bụng và không tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Thay vào đó, bạn cần sử dụng bí đao đã được nấu kỹ hoặc luộc kỹ. Bạn nên nhớ rằng, trong các món ăn của ông bà ta từ xưa, hoàn toàn không có món bí đao sống,
- Mặc dù bí đao rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng việc ngày nào cũng sử dụng loại thực phẩm này là điều không nên. Đối với người bị tiểu đường, béo phì cũng cần căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh để điều chỉnh nguyên liệu nạp vào cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn bí đao mỗi tuần từ 2 đến 4 lần, không được lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bí đao là loại thực phẩm có tính hàn, do vậy không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Người bệnh tiểu đường bị âm thịnh dương suy, dễ đau bụng, lạnh bụng, đại tiện phân lỏng, tiêu chảy lâu ngày,… tốt nhất không nên sử dụng bí đao quá nhiều. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng trước khi sử dụng.
- Bí đao có tác dụng giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, kiện tì, ích khí nên khi đun nấu chung với gừng tươi sẽ mang đến hiệu quả cao hơn.
Với những thông tin trên đây, hy vọng người bệnh đã tìm được câu trả lời chính xác cho vấn đề “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bí đao không?”. Để giúp kiểm soát tốt tình hình bệnh của mình, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Đồng thời nghe những lời khuyên, tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bệnh tiểu đường nhanh được kiểm soát.
Xem thêm: Cách để hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh
Tin mới nhất
- Top 4 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Nhật Bản Nissan
- Ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- Bà bầu bị chàm khô khi mang thai có nguy hiểm không cách trị ra sao?
- Nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg và địa chỉ mua bán nấm lim uy tín
- Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không và cần lưu ý gì?
- Cafe Giảm Cân Idol Slim Thái Lan: Cách Uống, Mua Ở Đâu, Giá, Review
- Bị tàn nhang khi mang thai Nguyên nhân do đâu và Cách trị an toàn
- Vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Nấm lim xanh tại Hà Nội bán ở đâu đúng giá nấm lim xanh ở Hà Nội?
- Nốt mờ ở phổi biểu hiện của bệnh gì?