Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày kéo dài có nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm yếu, khàn giọng và suy giảm miễn dịch. Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như viêm họng, viêm thanh quản, loét thực quản, barrett thực quản hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm không?

Nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi

Trào ngược dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, xảy ra một số nguyên nhân như thường xuyên hút thuốc, uống nhiều rượu bia, stress và ăn không điều độ. Tuy nhiên trẻ nhỏ – đặc biệt là bé 3 tuổi vẫn có khả năng bị trào ngược axit dịch vị.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thường thở khò khè, chán ăn, ho kéo dài, chậm lớn, hay quấy khóc…

Nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi thông qua các biểu hiện sau:

  • Trẻ thường ọc sữa hoặc thức ăn qua miệng hoặc mũi
  • Bé chán ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng
  • Trẻ hay ợ hơi, ợ nóng và hôi miệng
  • Giọng nói khàn
  • Thở khò khè
  • Ho kéo dài
  • Hay quấy khóc – đặc biệt là vào ban đêm

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày do đâu?

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Trong đó nguyên nhân sinh lý thường có mức độ nhẹ và dễ cải thiện. Ngược lại nếu do nguyên nhân bệnh lý, trẻ bắt buộc phải can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu.

1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý gây trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, bao gồm:

Vận động ngay sau khi ăn là nguyên nhân gây trào ngược axit ở trẻ nhỏ
  • Cơ vòng thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh: Cơ vòng thực quản có vai trò “mở” ra khi thu nạp thức ăn và “đóng” lại nhằm ngăn chặn dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản có thể chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến hiện tượng dịch vị và thức ăn từ dưới dạ dày trào ngược lên cổ họng và thực qu
    ản.
  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường kém ổn định và dễ bị rối loạn khi có tác động. Vì vậy ở một số trẻ, dạ dày có thể co bóp bất thường và đẩy ngược dịch vị lên trên thực quản.
  • Do chế độ dinh dưỡng: Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc uống sữa có công thức không phù hợp,… là những nguyên nhân khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng.
  • Nằm sau khi ăn: Nằm sau khi ăn có thể lượng thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày, gây áp lực lên cơ vòng thực quản và tăng nguy cơ trào ngược dịch vị.
  • Vận động ngay sau khi ăn: Trẻ trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi thường rất hiếu động và luôn muốn khám phá cuộc sống xung quanh. Do đó một số trẻ thường hoạt động vui chơi và chạy nhảy ngay sau khi ăn. Thói quen này không chỉ gây áp lực lên dạ dày và còn kích thích thức ăn, dịch vị trào ngược lên thực quản.

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những biến chứng thường gặp

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân bệnh lý như:

  • Sa dạ dày
  • Thoát vị cơ hoành
  • Nhiễm trùng toàn thân

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi thường có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở trẻ 3 tuổi, tình trạng có khả năng kéo dài và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

Trẻ bị trào ngược dạ dày có thể gặp phải các biến chứng về đường hô hấp
  • Biến chứng về thực quản: Axit trào ngược có thể ăn mòn thực quản và gây ra các biến chứng như viêm thực quản, barrett thực quản, hẹp thực quản hoặc thậm chí là xuất huyết thực quản.
  • Biến chứng về hô hấp: Dịch vị dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn tác động tiêu cực đến cổ họng, amidan và thanh quản. Trào ngược thực quản không được kiểm soát có thể gây một số biến chứng ở đường hô hấp như thở khò khè, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…
  • Biến chứng về dạ dày: Trào ngược axit còn có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày và làm giảm chức năng tiêu hóa của cơ quan này.

Ngoài ra bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày còn đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực như răng bị ăn mòn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, giọng nói thay đổi, mệt mỏi, kém năng động,…

Cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi chủ yếu do các nguyên nhân sinh lý. Vì vậy tình trạng có thể thuyên giảm sau khi phụ huynh thay đổi chế độ ăn và điều chỉnh một số hành vi ở trẻ.

1. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Hơn 70% trường hợp trẻ nhỏ bị trào ngược thực quản đều xuất phát do chế độ ăn không thích hợp. Trẻ 3 tuổi có thể ăn được nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên do dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh nên phụ huynh cần lựa chọn các thực phẩm phù hợp.

Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với độ tuổi của trẻ
  • Nên chế biến các món ăn cho trẻ ở dạng lỏng và mềm (cháo, súp, canh, miến,…) để dạ dày dễ tiêu hóa và tránh gây áp lực lên cơ vòng thực quản.
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm quá giàu dinh dưỡng (hàu, vịt lộn, trứng ngỗng,…) thay vào đó nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm có chứa lượng đạm vừa phải và dễ tiêu hóa như thịt heo, trứng gà, thịt bò, cá hồi,…
  • Bổ sung cho bé một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau mồng tơi, bắp cải, cà chua, đậu nành, khoai lang, cam, quýt, bơ.
  • Cho trẻ uống từ 500 – 70
    0ml nước/ ngày và có thể bổ sung thêm sữa và nước ép trái cây. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp được sữa bò, có thể cho trẻ uống sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,…
  • Không cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và thực phẩm đóng hộp.

Ngoài các thực phẩm nên ăn và hạn chế, bạn cần chú ý một số thói quen ăn uống của trẻ như:

  • Khuyến khích trẻ ngồi yên trong và sau khi ăn ít nhất 30 phút. Đồng thời không cho trẻ nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản.
  • Cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Xem thêm: Hành trình mẹ cùng con gái 9 tuổi chiến thắng nỗi đau viêm loét dạ dày Hp

2. Sử dụng gối chống trào ngược

Gối chống trào ngược là thiết bị hỗ trợ điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ vòng thực quản và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ nhỏ thường dễ bị trào ngược khi ngủ. Sử dụng gối chống trào ngược có thể nâng cao phần thực quản và cổ họng hơn so với dạ dày, từ đó ngăn chặn hiện tượng axit trào ngược.

Có thể sử dụng gối chống trào ngược nghiêng 15 hoặc 25 độ cho trẻ 3 tuổi

Hiện nay gối chống trào ngược thường được thiết kế với góc nghiêng 15, 25, 30 và 45 độ. Với trẻ 3 tuổi, bạn nên sử dụng gối có độ nghiêng từ 15 – 25. Khi lựa gối chống trào ngược, nên ưu tiên các sản phẩm có chất liệu mềm mại để tránh gây khó chịu khi sử dụng cho trẻ.

3. Massage bụng giúp hạn chế trào ngược axit

Massage bụng là biện pháp giảm trào ngược axit an toàn đối với trẻ 3 tuổi. Mục đích của phương pháp này là kéo căng cơ hoành nhằm kích thích hoạt động tiêu hóa của dạ dày và thúc đẩy hoạt động “đóng” của cơ vòng thực quản.

Khi massage cho trẻ, bạn nên sử dụng 2 – 3 giọt dầu tự nhiên (dầu dừa, dầu olive) rồi xoa lên vùng bụng trên của trẻ theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút/ ngày có thể cải thiện tình trạng trào ngược axit đáng kể.

Lưu ý: Bạn nên massage cho trẻ khi bụng đói để tránh tình trạng nôn ói và ọc sữa.

4. Khuyến khích trẻ chơi thể thao

Trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng bùng phát mạnh ở những trẻ thừa cân – béo phì. Nếu do nguyên nhân này, bạn nên khuyến khích trẻ chơi thể thao hoặc vận động thường xuyên để kiểm soát cân nặng và cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Chơi thể thao giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Trẻ thường xuyên bơi lội, chạy nhảy,… thường có cân nặng vừa phải, hệ miễn dịch khỏe mạnh và hệ tiêu hóa tốt hơn so với những trẻ thừa cân, lười vận động.

5. Một số biện pháp tự nhiên

Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ áp dụng một số biện pháp giảm trào ngược axit dạ dày sau:

Cho bé ăn sữa chua thường xuyên giúp kiểm soát các triệu chứng của trào ngược dạ dày
  • Trà gừng ấm: Trà gừng có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược axit. Bạn có thể hãm 2 – 3 lát gừng tươi với 200ml nước sôi, sau đó cho thêm 2 thìa mật ong vào và cho trẻ uống.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic (lợi khuẩn) tốt cho dạ dày và đường ruột. Cho trẻ ăn ½ hũ sữa chua/ ngày có thể làm giảm các triệu chứng
    do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nước nha đam đường phèn: Nếu trẻ khó chịu khi uống trà gừng, bạn có thể cho trẻ uống nước nha đam đường phèn để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày – Khi nào gặp bác sĩ?

Trong trường hợp trào ngược dạ dày không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu do nguyên nhân sinh lý, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như antacid, chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Khi sử dụng thuốc cho trẻ, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh. Trong trường hợp trào ngược do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị từ bệnh lý nguyên nhân.

Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể thuyên giảm nhanh chóng sau khi thay đổi chế độ ăn và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần đưa con đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia để giải quyết triệt để gốc bệnh cho bé, tránh sau này gây ra biến chứng nguy hiểm hơn. Hi vọng thông tin và gợi ý trong bài đã giúp ích cho bạn trong quá trình trị bệnh cho con. Chúc bé nhanh khỏi.!

Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ và đánh giá về bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y hiệu quả nhất hiện này – Sơ Can Bình Vị Tán

Tìm hiểu thêm:

  • Chi tiết bài thuốc giúp NSND Trần Nhượng thoát khỏi ám ảnh đau dạ dày trào ngược chỉ sau 3 tháng
  • “Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc

Xem thêm: Chữa Bệnh Gút Bằng Thuốc Nam – 5 Cây Này Là Tốt Nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!