Xét nghiệm T4

Tìm hiểu chung

T4 là gì?

Tuyến giáp sản xuất một loại hormone gọi là thyroxine hay T4. Hormone này đóng vai trò dự trữ trong một số chức năng của cơ thể, bao gồm cả sự tăng trưởng và trao đổi chất. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào.

Hầu hết hormone T4 trong cơ thể có gắn kết với protein. T4 không gắn kết với protein được gọi là T4 tự do và lưu thông linh hoạt trong máu.

Xét nghiệm T4 là gì?

Vì T4 tồn tại ở 2 dạng trong cơ thể, nên có 2 loại xét nghiệm T4 là xét nghiệm T4 toàn phần và xét nghiệm T4 tự do.

  • Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường lượng thyroxine lưu hành trong máu, bao gồm cả T4 gắn kết protein và không gắn kết protein. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này có thể dễ gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.
  • Xét nghiệm T4 tự do chỉ đo lượng T4 tự do trong máu. T4 tự do không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và có hoạt tính sinh học. Đây là loại xét nghiệm thường được sử dụng hơn so với loại toàn phần.

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm T4?

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm T4 nếu xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có kết quả bất thường. Xét nghiệm T4 sẽ giúp bác sĩ xác định vấn đề nào ảnh hưởng đến tuyến giáp của bạn.

Một số rối loạn ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp bao gồm:

  • Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên không sản xuất ra lượng hormone tuyến yên bình thường
  • Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp bình thường

Những bệnh lý trên có thể là nguyên nhân nếu bạn có các triệu chứng như:

  • Các vấn đề về mắt như khô mắt, mắt kích ứng, bọng mắt và sưng mắt
  • Khô da hoặc bong da
  • Rụng tóc
  • Run tay
  • Thay đổi nhịp tim
  • Thay đổi huyết áp

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như:

Tìm hiểu chung

T4 là gì?

Tuyến giáp sản xuất một loại hormone gọi là thyroxine hay T4. Hormone này đóng vai trò dự trữ trong một số chức năng của cơ thể, bao gồm cả sự tăng trưởng và trao đổi chất. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào.

Hầu hết hormone T4 trong cơ thể có gắn kết với protein. T4 không gắn kết với protein được gọi là T4 tự do và lưu thông linh hoạt trong máu.

Xét nghiệm T4 là gì?

Vì T4 tồn tại ở 2 dạng trong cơ thể, nên có 2 loại xét nghiệm T4 là xét nghiệm T4 toàn phần và xét nghiệm T4 tự do.

  • Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường lượng thyroxine lưu hành trong máu, bao gồm cả T4 gắn kết protein và không gắn kết protein. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này có thể dễ gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.
  • Xét nghiệm T4 tự do chỉ đo lượng T4 tự do trong máu. T4 tự do không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và có hoạt tính sinh học. Đây là loại xét nghiệm thường được sử dụng hơn so với loại toàn phần.

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm T4?

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm T4 nếu xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có kết quả bất thường. Xét nghiệm T4 sẽ giúp bác sĩ xác định vấn đề nào ảnh hưởng đến tuyến giáp của bạn.

Một số rối loạn ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp bao gồm:

  • Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên không sản xuất ra lượng hormone tuyến yên bình thường
  • Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp bình thường

Những bệnh lý trên có thể là nguyên nhân nếu bạn có các triệu chứng như:

  • Các vấn đề về mắt như khô mắt, mắt kích ứng, bọng mắt và sưng mắt
  • Khô da hoặc bong da
  • Rụng tóc
  • Run tay
  • Thay đổi nhịp tim
  • Thay đổi huyết áp

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như:

  • Thay đổi cân nặng không chủ đích
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Lo âu
  • Mệt mỏi và yếu sức
  • Dễ bị lạnh (ớn lạnh)
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Kinh nguyệt không đều

Đôi khi, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm tuyến giáp khác (như xét nghiệm T3 hoặc TSH) bên cạnh xét nghiệm T4 để có nhận định tổng quan hơn về tình trạng tuyến giáp của người bệnh.

Điều cần thận trọng

Xét nghiệm T4 có nguy hiểm không?

Để thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:

  • Ngất xỉu
  • Mất nhiều máu
  • Tụ máu
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm tĩnh mạch

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung, viên uống chức năng đang sử dụng, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngừng dùng một vài loại thuốc hoặc xem xét tác dụng của chúng để diễn giải kết quả xét nghiệm. Nếu nghi ngờ có thai, đừng quên báo cho bác sĩ biết để kiểm tra.

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số T4 bao gồm:

  • Thuốc có chứa nội tiết tố chẳng hạn như androgen, estrogenthuốc tránh thai
  • Thuốc có thành phần có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, dùng trong điều trị các tình trạng bệnh lý tuyến giáp
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư
  • Thuốc steroid

Trong khi thực hiện

Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.

Sau khi thực hiện

Mẫu máu thu được sẽ được gửi về phòng thí nghiệm và tiến hành xét nghiệm. Người bệnh có thể ra về trong ngày nếu không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm T4 là gì?

Vì T4 không phải là hormone duy nhất có liên quan đến chức năng tuyến giáp, nên nếu kết quả bình thường của xét nghiệm này vẫn không hoàn toàn có nghĩa tuyến giáp của người bệnh hoạt động bình thường. Ngược lại, kết quả chỉ số T4 bất thường cũng có thể không đủ cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng người bệnh. Do đó mà bác sĩ thường cần xem xét thêm kết quả từ xét nghiệm T3 và TSH. Mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số T4. Nếu chỉ số T4 không bình thường nhưng người làm xét nghiệm đang có thai, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

  • Thay đổi cân nặng không chủ đích
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Lo âu
  • Mệt mỏi và yếu sức
  • Dễ bị lạnh (ớn lạnh)
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Kinh nguyệt không đều

Đôi khi, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm tuyến giáp khác (như xét nghiệm T3 hoặc TSH) bên cạnh xét nghiệm T4 để có nhận định tổng quan hơn về tình trạng tuyến giáp của người bệnh.

Điều cần thận trọng

Xét nghiệm T4 có nguy hiểm không?

Để thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:

  • Ngất xỉu
  • Mất nhiều máu
  • Tụ máu
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm tĩnh mạch

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung, viên uống chức năng đang sử dụng, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngừng dùng một vài loại thuốc hoặc xem xét tác dụng của chúng để diễn giải kết quả xét nghiệm. Nếu nghi ngờ có thai, đừng quên báo cho bác sĩ biết để kiểm tra.

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số T4 bao gồm:

  • Thuốc có chứa nội tiết tố chẳng hạn như androgen, estrogenthuốc tránh thai
  • Thuốc có thành phần có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, dùng trong điều trị các tình trạng bệnh lý tuyến giáp
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư
  • Thuốc steroid

Trong khi thực hiện

Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.

Sau khi thực hiện

Mẫu máu thu được sẽ được gửi về phòng thí nghiệm và tiến hành xét nghiệm. Người bệnh có thể ra về trong ngày nếu không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm T4 là gì?

Vì T4 không phải là hormone duy nhất có liên quan đến chức năng tuyến giáp, nên nếu kết quả bình thường của xét nghiệm này vẫn không hoàn toàn có nghĩa tuyến giáp của người bệnh hoạt động bình thường. Ngược lại, kết quả chỉ số T4 bất thường cũng có thể không đủ cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng người bệnh. Do đó mà bác sĩ thường cần xem xét thêm kết quả từ xét nghiệm T3 và TSH. Mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số T4. Nếu chỉ số T4 không bình thường nhưng người làm xét nghiệm đang có thai, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

Chỉ số T4 cao

Chỉ số T4 tăng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp hoặc các vấn đề về tuyến giáp khác chẳng hạn như viêm tuyến giáp hoặc bướu đa nhân độc.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng khiến chỉ số T4 cao:

  • Hàm lượng protein trong máu cao
  • Dùng quá liều T4 ngoại sinh
  • Bệnh trophoblastic – một nhóm các khối u hiếm xuất hiện trong thai kỳ
  • U tế bào mầm
  • Chụp X-quang gần đây và có sử dụng vật liệu tương phản chứa iod

Chỉ số T4 thấp

Mức T4 thấp bất thường có thể chỉ ra:

  • Các vấn đề về chế độ ăn uống chẳng hạn như nhịn ăn, suy dinh dưỡng hoặc thiếu iod
  • Dùng thuốc ảnh hưởng đến mức protein trong máu
  • Suy giáp
  • Ốm bệnh (các bệnh toàn thân nặng, hội chứng thận hư)
  • Bệnh liên quan đến tuyến yên

Chỉ số T4 bình thường

  • Xét nghiệm T4 toàn phần: Kết quả thông thường ở người trưởng thành thường dao động từ 5,0 – 12,0 ng/dL. Kết quả của trẻ em sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi hay điều kiện phòng xét nghiệm. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
  • Xét nghiệm T4 tự do: Kết quả thông thường ở người trưởng thành thường dao động từ 0,8 – 1,8 ng/dL). Tương tự loại xét nghiệm toàn phần, T4 tự do cũng cho kết quả khác nhau ở trẻ em tùy theo độ tuổi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

Chỉ số T4 cao

Chỉ số T4 tăng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp hoặc các vấn đề về tuyến giáp khác chẳng hạn như viêm tuyến giáp hoặc bướu đa nhân độc.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng khiến chỉ số T4 cao:

  • Hàm lượng protein trong máu cao
  • Dùng quá liều T4 ngoại sinh
  • Bệnh trophoblastic – một nhóm các khối u hiếm xuất hiện trong thai kỳ
  • U tế bào mầm
  • Chụp X-quang gần đây và có sử dụng vật liệu tương phản chứa iod

Chỉ số T4 thấp

Mức T4 thấp bất thường có thể chỉ ra:

  • Các vấn đề về chế độ ăn uống chẳng hạn như nhịn ăn, suy dinh dưỡng hoặc thiếu iod
  • Dùng thuốc ảnh hưởng đến mức protein trong máu
  • Suy giáp
  • Ốm bệnh (các bệnh toàn thân nặng, hội chứng thận hư)
  • Bệnh liên quan đến tuyến yên

Chỉ số T4 bình thường

  • Xét nghiệm T4 toàn phần: Kết quả thông thường ở người trưởng thành thường dao động từ 5,0 – 12,0 ng/dL. Kết quả của trẻ em sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi hay điều kiện phòng xét nghiệm. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
  • Xét nghiệm T4 tự do: Kết quả thông thường ở người trưởng thành thường dao động từ 0,8 – 1,8 ng/dL). Tương tự loại xét nghiệm toàn phần, T4 tự do cũng cho kết quả khác nhau ở trẻ em tùy theo độ tuổi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

28

7

Xem thêm: Viêm da mủ hoại thư: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tổn thương

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!