Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Bệnh viêm khớp gối gây sưng đau đầu gối và khiến cho lớp sụn bên trong bị ăn mòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị nội khoa bằng thuốc, vật lý trị liệu hay tập luyện. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là cần thiết cho những người bị viêm khớp gối nặng.
Bệnh viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên đầu gối. Hiện tượng này gây phá hủy sụn khớp nghiêm trọng và khiến cho bệnh nhân có biểu hiện sưng, đau đầu gối, đi lại khó khăn.
Trong y học, bệnh viêm khớp được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó các loại có thể ảnh hưởng đến khớp gối bao gồm:
- Viêm xương khớp ( còn gọi là thoái hóa khớp gối)
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp vảy nến
- Bệnh gout
- Bệnh Pseudogout ( lắng đọng Canxi Pyrophosphate)
Nguyên nhân gây viêm khớp gối
Bệnh viêm khớp gối có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:
- Bị chấn thương: Các chấn thương ở khớp gối như rách sụn, đứt dây chằng, nứt xương… có thể xảy ra sau một tai nạn hoặc do chơi thể thao quá sức. Nếu không được điều trị triệt để, tổn thương có thể phát triển thành viêm.
- Áp lực lặp đi lặp lại ở khớp gối: Một số người làm việc trong môi trường phải đứng lâu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc uốn cong đầu gối thường xuyên rất dễ bị viêm khớp gối.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt là canxi, kali hay phốt pho. Điều này có thể khiến khớp gối bị suy yếu, dễ chấn thương và là mầm mống cho bệnh viêm khớp phát triển.
- Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp bị viêm khớp gối do nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát sau một đợt nhiễm trùng cấp ở cơ quan khác.
- Rối loạn tự miễn: Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn sản xuất ra nhiều kháng thể tấn công vào các mô liên kết trong bao khớp, từ đó khiến cho khớp bị sưng viêm.
- Rối loạn chuyển hóa: Hoạt động chuyển hóa purin của cơ thể bị rối loạn làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, trong đó có cả khớp gối.
Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp gối
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối như:
- Tuổi tác: Nguy cơ bị viêm khớp tăng dần theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì hệ thống cơ xương khớp càng có tốc độ lão hóa nhanh nên dễ bị tổn thương và phát triển thành viêm.
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em từng bị viêm khớp gối thì nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người khác.
- Giới tính: Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Trong khi đó, các dạng viêm khớp đầu gối khác lại chủ yếu ảnh hưởng đến phái mạnh.
- Thừa ăn: Béo phì, dư thừa cân nặng khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể hình thành nên phản ứng viêm tại khớp.
- Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc lá gây hại cho mạch máu, làm cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp gối và khiến khớp dễ bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp gối
Các dấu hiệu của viêm khớp gối bao gồm:
- Đau khớp
Cơn đau khớp gối ban đầu thừng xuất hiện một cách âm ỉ, từ từ nhưng đôi khi cũng có thể đến một cách đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Lúc đầu bạn có thể thấy đầu gối bị đau vào buổi sáng hoặc sau một giấc ngủ.
Cơn đau trở nên rõ ràng hơn khi leo cầu thang, khi ngồi hoặc quỳ. Triệu chứng đau do viêm khớp gối cũng có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.
- Sưng đỏ quanh khớp
Sưng đau khớp gối là phản ứng bình thường của viêm. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây tích tụ nhiều chất lỏng khiến khớp bị sưng phồng. Kèm theo đó là tình trạng ấm nóng, tấy đỏ tại khớp bị tổn thương.
- Khó vận động khớp
Bệnh viêm khớp gối phát triển khiến cho lớp sụn bảo vệ khớp bị ăn mòn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động của đầu gối, khiến khớp không còn vận động trơn tru. Bạn có thể gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện các cử động đơn giản như gập đầu gối, duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống.
- Khớp phát ra âm thanh khi vận động
Khi lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau mỗi khi bạn vận động. Điều này không chỉ gây đau mà còn phát ra tiếng kêu lục cục hay âm thanh lạo xạo ở khớp.
- Cứng khớp gối
Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp gối. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi ngồi xoa bóp một lúc.
- Tê yếu chi dưới
Bệnh viêm khớp gối nặng có thể gây teo cơ, tê yếu bên chân bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại, lao động của người bệnh.
Bên cạnh các triệu chứng chung, tùy theo giai đoạn phát triển mà bệnh viêm khớp gối sẽ có những đặc điểm khác. Việc đánh giá được chính xác mức độ bệnh cho phép bác sĩ có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp gối
Đi từ nhẹ đến nặng, bệnh viêm khớp gối được chia làm 4 giai đoạn phát triển gồm:
- Giai đoạn sớm: Quan sát hình ảnh trên phim chụp X-quang đầu gối phát hiện trong khớp xuất hiện những gai nhỏ. Có tổn thương ở sụn nhưng còn nhẹ.
- Giai đoạn nhẹ: Các gai xương hình thành nhiều hơn, lớp sụn có biểu hiện bị ăn mòn và mỏng dần. Bệnh chưa có nhiều triệu chứng rõ ràng ra bên ngoài. Nếu có thì chỉ xuất hiện thoáng qua nên nhiều người chủ quan không đi khám.
- Giai đoạn tiến triển: Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho thấy sụn khớp bị hư hỏng và ăn mòn nhiều khiến cho khoảng cách giữa các đầu xương bị thu hẹp lại. Bệnh nhân có biểu hiện sưng đau đầu gối, khó vận động, cứng khớp.
- Giai đoạn nặng: Các đầu xương chạm sát vào nhau, dịch bôi trơn ổ khớp còn rất ít, lớp sụn bị vỡ ra thành nhiều mảnh hoặc cũng có khi bị ăn mòn hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn, đầu gối còn bị biến dạng.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bệnh viêm khớp gối càng để lâu thì khớp càng bị hư hại làm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Chính vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạn nên đi khám sớm. Đặc biệt, các trường hợp sau nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay:
- Không đáp ứng được với thuốc giảm đau thông thường và các phương pháp điều trị tự nhiên.
- Triệu chứng bệnh ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên tồi tệ hơn
- Các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt, khả năng đi lại và cả giấc ngủ của bạn.
Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp gối sẽ ngày càng trở nặng hơn. Bạn sẽ có nguy cơ phải đối diện với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Mất chức năng vận động:
Ở giai đoạn nặng, người bị viêm khớp gối sẽ khó có thể thực hiện các chức năng vận động thông thường như đi lại, co duỗi đầu gối, đứng lên ngồi xuống…
- Teo cơ, biến dạng đầu gối
Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn khiến người bệnh ít vận động, hạn chế đi lại vì sợ đau. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây teo cơ, tê yếu chi. Lớp sụn bị ăn mòn hoàn toàn cũng khiến các đầu xương bị trệch ra khỏi ổ khớp cộng với sự xuất hiện của gai xương khiến cho khớp bị biến dạng.
- Tàn phế
Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm khớp gối. Người bệnh hoàn toàn không đi lại được và mất khả năng lao động.
- Biến chứng ở da và tim mạch: Trường hợp bị bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh còn có nguy cơ gặp biến chứng ở da và tim mạch như: Đau tim, đột quỵ, xuất hiện nhiều đốm nâu, khối cứng trên da.
Chuẩn đoán viêm khớp gối
Bệnh viêm khớp gối thường được chẩn đoán thông qua một cuộc kiểm tra thể chất kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.
Trước tiên, bác sĩ sẽ trao đổi về lịch sử y tế, các triệu chứng cụ thể bạn đang gặp phải. Sau đó, tiến hành kiểm tra đầu gối bằng mắt thường để tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài. Bác sĩ cũng có thể chạm vào một số điểm trên đầu gối để xác định mức độ đau hoặc yêu cầu bạn đứng lên đi lại, thực hiện một số hoạt động nhằm đánh giá chức năng của khớp bị bệnh.
Một số loại viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai bên đầu gối cùng lúc và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, bác sĩ sẽ cẩn thận quan sát ở nhiều vị trí khác để tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để phục vụ cho việc chẩn đoán nguyên nhân, giai đoạn bệnh và thiệt hại tại khớp. Chẳng hạn như:
- Chụp X-quang
- Chụp CT Scan
- Chụp MRI
- Xét nghiệm kháng thể
- Xét nghiệm axit uric
Phương pháp điều trị viêm khớp gối
Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp đều được điều trị bằng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên nếu bị tổn thương khớp nghiêm trọng bạn có thể cần làm phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
1. Thuốc chữa viêm khớp gối
Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh viêm khớp gối sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và loại viêm khớp mắc phải. Được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc sau:
– Thuốc giảm đau:
Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau nhanh chóng đối với các trường hợp bị đau đầu gối nghiêm trọng. Trường hợp viêm khớp gối gây sốt, thuốc giảm đau có thể giúp khắc phục.
Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:
- Acetaminophen
- Tramadol
- Vicodin
- Tylenol
- Paracetamol…
– Thuốc kháng viêm non-steroid:
Nhóm thuốc này ngoài tác dụng chống viêm, giảm sưng khớp gối còn giúp hỗ trợ giảm đau. Thường được chỉ định là Ibuprofen hay Aleve. Thuốc được điều chế dưới các dạng kem bôi, viên uống hay miếng dán.
– Thuốc DMARDs
Còn được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn không để hệ miễn dịch tiếp tục tấn công vào khớp gối.
Một số thuốc trị viêm khớp gối thuộc nhóm DMARDs:
- Methotrexate (Trexall)
- Hydroxychloroquine (Plaquenil)
– Thuốc corticoid:
Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, đồng thời còn ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối. Các thuốc nhóm corticoid được bào chế dưới dạng viên uống hoặc tiêm.
Bạn có thể được kê đơn các thuốc như:
- Prednison
- Cortisone
– Thuốc sinh học:
Thuốc sinh học thường được chỉ định dùng kèm với DMARDs nhằm mục đích điều chỉnh hệ miễn dịch bằng cách tác động trực tiếp vào các phân tử protein có liên quan đến phản ứng miễn dịch.
Các thuốc sinh học được sử dụng bao gồm:
- Etanercept (Enbrel)
- Infliximab (Remicade)
– Thuốc làm giảm axit uric:
Trường hợp bị viêm khớp gối do bệnh gút có thể được chỉ định loại thuốc này để kiểm soát lượng axit uric trong máu.
2. Biện pháp giảm đau, chữa viêm khớp gối tự nhiên
Ngoài thuốc, một số phương pháp khắc phục bệnh tự nhiên cũng có thể hữu ích trong việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm khớp gối.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Trong những ngày khớp gối bị đau nặng, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại hoặc thực hiện các cử động tại khớp. Khi cơn đau đã thuyên giảm hãy vận động và tập luyện trở lại với cường độ tăng dần để tránh bị teo cơ.
- Giảm cân: Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh có thể giải phóng áp lực cho khớp gối, giảm đau và giúp tổn thương viêm nhanh hồi phục. Vì vậy, nếu đang có dấu hiệu thừa cân, béo phì bạn nên có kế hoạch giảm cân sớm.
- Tập thể dục: Tập luyện giúp nâng cao sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh đầu gối, giúp khớp ổn định hơn, đồng thời tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng vùng bị tổn thương. Một số bài tập cũng giúp cho khớp gối vận động trơn tru, linh hoạt hơn.
- Dùng kem capsaicin: Kem bôi capsaicin chứa chiết xuất từ ớt có khả năng chống viêm, xoa dịu cơn đau. Loại kem này có bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây mà không cần bác sĩ kê đơn.
- Châm cứu: Liệu pháp châm cứu tác động đến các huyệt đạo trong cơ thể giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu, giảm sưng đau khớp gối.
- Bổ sung glucosamine và chondroitin: Đây là hai thành phần quan trọng hình thành nên mô sụn và dịch nhờn. Uống bổ sung các chất này giúp khớp gối bớt đau và có khả năng vận động linh hoạt hơn.
- Mang nẹp: Sử dụng nẹp cố định khớp gối giúp giảm trọng lượng đè lên khớp và tránh những ảnh hưởng đến đầu gối mỗi khi vận động, đi lại. Điều này có thể giúp bạn tránh được cơn đau và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác như nạng hay xe lăn để hỗ trợ cho việc đi lại trong thời gian bị bệnh.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Những phương pháp này có hiệu quả tích cực trong việc giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm khớp gối.
- Vật lý trị liệu: Bao gồm nhiều phương pháp như chiếu đèn hồng ngoại, thủy trị liệu, điện trị liệu. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn một số bài tập để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp gối.
- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ( rau xanh, quả mọng), vitamin C, D, Canxi hoặc các thực phẩm có đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên ( cá béo, gừng, tỏi, nghệ…) vào thực đơn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế, nội tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt hay các món chiên xào nếu không muốn bệnh viêm khớp gối phát triển nặng hơn.
3. Phẫu thuật điều trị viêm khớp gối
Phẫu thuật chữa viêm khớp gối thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị khác
- Viêm khớp gối gây đau nhiều, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng sống của người bệnh.
- Sụn khớp bị phá hủy nghiêm trọng
- Bệnh nhân có nguy cơ bị biến dạng khớp, tàn phế
Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị bệnh viêm khớp gối:
– Phẫu thuật nội soi khớp:
Bác sĩ rạch một số đường nhỏ ngoài da để đưa ống nội soi cùng dụng cụ phẫu thuật vào bên trong tiếp cận với vị trí bị tổn thương. Sau đó loại bỏ các mảnh xương bị bệnh, sửa chữa vết rách ở sụn hoặc dây chằng nếu có.
Phẫu thuật nội soi ít gây đau, hạn chế nguy cơ bị mất nhiều máu, nhiễm trùng và các biến chứng khác. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng hồi phục nhanh hơn.
– Phẫu thuật ghép sụn:
Các mô sụn được lấy từ khu vực khác trên cơ thể sẽ được ghép vào quanh xương đầu gối để sửa chữa tổn thương ở lớp sụn bảo vệ khớp.
– Thay khớp gối toàn phần hoặc bán phần: Khớp gối bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng khớp nhân tạo được làm từ chất liệu nhựa hay kim loại.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của khớp.
Sử dụng thuốc Nam chữa viêm khớp gối an toàn, hiệu quả lâu dài
Bên cạnh phương pháp điều trị viêm khớp gối từ Y học hiện đại, ngày nay ngày càng nhiều bệnh nhân lựa chọn cách trị bệnh bằng thuốc Đông y. Đây là phương pháp đẩy lùi bệnh viêm khớp gối từ bên trong, hỗ trợ sản sinh dịch khớp, đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ và bồi bổ cơ thể. Do đó, thuốc cho hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Trong y học cổ truyền có lưu truyền và sử dụng một số bài thuốc điều trị viêm khớp gối như:
- Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: 8g Độc hoạt, 4g Tế Tân, 8g Sinh địa, 8g Đẳng sâm, 4g Quế chi, 6g Phòng phong, 8g Đương quy, 6g Phục Linh, 12g Tang ký sinh, 8g Ngưu tất, 6 Bạch Thược, 4g Cam Thảo, 6g Tần giao, 8g Đỗ Trọng, 6g Xuyên khung. Đem tất cả sắc với nước uống trong ngày.
- Bài thuốc PT5: 8g Lá lốt, 8g Thiên niên kiện, 10g Hà thủ ô, 10 Mắc cỡ, 14 Cỏ Xước, 10g Sinh địa, 6g Quế chi, 14g Thổ phục linh. Sắc uống trong ngày, ngày 2 lần sáng và tối.
- Bài thuốc từ lá lốt: 30 Lá lốt, 30g Rễ cây bưởi bung, 30g Rễ cây vòi voi. Các nguyên liệu cắt nhỏ và sao vàng đều. Sau đó cho vào ấm sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.
Lưu ý khi chữa viêm khớp gối bằng thuốc Nam:
- Hiệu quả của thuốc Nam phụ thuộc vào cơ địa từng người, mức độ tổn thương tại khớp.
- Thuốc Nam điều trị từ từ, tác dụng chậm nên phải kiên trì sử dụng trong thời gian lâu dài để thấy được hiệu quả.
- Mỗi bài thuốc tương ứng với từng thể bệnh khác nhau. Dựa trên bệnh tình cũng như thể trạng của từng cá nhân mà thầy thuốc có thể gia giảm liều lượng hoặc thêm bớt các dược liệu khác nhau.
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa qua thăm khám và sự chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia Y học cổ truyền.
Bên cạnh những bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc đặc trị viêm khớp gối của nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – bài thuốc được giới thiệu rộng rãi trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” trên kênh VTV2.
Cơ chế điều trị viêm khớp gối của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Bàn về cơ chế điều trị viêm khớp gối của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh cho biết:
“Y học cổ truyền quan niệm viêm khớp khối thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh sinh ra do vệ khí bất cân bằng khiến phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập vào gân, khớp, khiến khí huyết bít tắc mà gây viêm sưng.
Vì vậy để điều trị triệt để tình trạng này, chúng tôi đã xây dựng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Đây là sự kết hợp hài hòa của 4 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị Viêm khớp, Thuốc bổ thận dưỡng huyết, Thuốc bổ gan giải độc và Thuốc kiện tỳ ích tràng. Bài thuốc mang lại tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giải độc tố, đồng thời tái tạo sụn khớp, làm lành tổn thương, hồi phục chức năng xương khớp, giúp chữa bệnh toàn diện”.
Ưu điểm có “1-0-2” của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh:
- Thảo dược có xuất xứ rõ ràng, được thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu đạt chuẩn hữu cơ của Bộ Y tế do chính Đỗ Minh Đường phát triển. Thuốc không lẫn hóa chất, không thuốc tân dược, không tác dụng phụ. 100% thuốc nam.
- Thuốc gia giảm thành phần phù hợp với từng bệnh nhân, đảm bảo phát huy hiệu quả chữa bệnh tối đa.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh còn thực hiện song song liệu pháp châm cứu bấm huyệt giúp giải phóng chèn ép, giảm đau, hỗ trợ công dụng bài thuốc uống.
- Hỗ trợ sắc sẵn bài thuốc thành dạng cao MIỄN PHÍ nếu có yêu cầu. Giúp quá trình chữa bệnh trở nên tối giản, tiết kiệm thời gian.
Nhờ những ưu điểm trên, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, viêm khớp gối khỏi bệnh. Nghệ sĩ Xuân Hinh đã từng livestream chia sẻ về hiệu quả bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh như sau:
“Sau 2 tháng uống thuốc và thực hiện xoa bóp bấm huyệt tôi đã hết hẳn bệnh thoái hóa, cử động uyển chuyển, ngon lành rồi. May mắn mà tôi tới Đỗ Minh Đường điều trị sớm nên bệnh còn nhẹ, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động cũng như sức khỏe”.
[Nghệ sĩ Xuân Hinh và nhiều bệnh nhân khác đã khỏi bệnh xương khớp nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường]
Hiện tại Đỗ Minh Đừng khám và tư vấn miễn phí cho người bệnh Viêm khớp gối. Nếu bạn đọc đến bài thuốc có thể truy cập website: dominhduong.com hoặc gọi đến Hotline nhà thuốc 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn Miễn Phí.
Phòng tránh viêm khớp gối
Mặc dù không có cách nào giúp ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm khớp gối nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng những giải pháp đơn giản sau:
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể. Tránh lạm dụng bia rượu.
- Không hút thuốc lá
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, cân đối
- Tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, nhịp điệu, bơi lội…
- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
- Uống nhiều nước giúp giữ cho sụn luôn được bôi trơn
- Hạn chế khiêng vác đồ nặng
- Điều trị triệt để các chấn thương ở đầu gối nếu có
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp trong gia đình có tiền sử bị viêm khớp gối.
Xem thêm: 10+ thuốc tăng cường sinh lý nam của Mỹ – Bỏ túi ngay!
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh giá bao nhiêu trên thị trường những địa chỉ bán uy tín
- Bà bầu bị viêm amidan: Triệu chứng và cách điều trị an toàn cần biết
- Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này
- Ăn gì để dễ thụ thai? Bác sĩ sản khoa tư vấn 13 thực phẩm “vàng”
- Hội chứng Evans
- Thu mua nấm lim xanh ở Thái Bình tác dụng của nấm lim chữa ung thư
- Thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2: Loại nào tốt, loại nào không?
- Các loại nấm lim xanh trong thiên nhiên và các thông tin về nấm lim
- Viêm phế quản uống thuốc gì? Có cần uống kháng sinh không?
- Táo bón (bón) là gì? Cách trị táo bón như thế nào?